Các bạn tiếp tục tham gia vòng 2 cuộc thi "Tôi Yêu Văn"
1. Đời về cơ bản là buồn... cười ( 15 điểm )
2. Trần Thọ Đạt ( 14,75 đ)
3. Mai Nguyễn (14đ )
4 . Nguyễn Nhật Minh (14đ)
5. Nguyễn Hoàng Anh Thư (13,5đ)
6. Khongbietem! (12,5đ)
7. Nguyễn Văn Đạt (11,75đ)
8. Bùi Thị Tính (11,25)
9. Misato Kayoi(11)
10. Le Tran Bach Khoa (9,5)
11. Ng Hoàng Sơn ( 8,5)
12. Thục Trinh (8)
13. Duyên kuti (7,5)
14. Hùng Nguyễn (6)
15. le thi hong van (5,5)
16. TRẦN MINH HOÀNG (4,5)
Mình dùng đt nên không biết ghim. Mình sẽ nt cho từng người .
ĐỀ thi vòng 2:
1. Viết đoạn văn cảm nhận về hai câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan trong bài Qua Đèo Ngang
"Dừng chân đứng lại trời, non ,nước
Một mảnh tình riêng ,ta với ta."
2. Thuyết minh về chiếc bánh chưng .
Mong 16 bạn sẽ có bài đầy đủ ,các bạn khác đừng bình luận lung tung.
#Tag hộ
1. Đời về cơ bản là buồn... cười!!! ( 15 điểm )
2. Trần Thọ Đạt ( 14,75 đ)
3. Mai Nguyễn (14đ )
4 . Nguyễn Nhật Minh (14đ)
5. Nguyễn Hoàng Anh Thư (13,5đ)
6. khongbietem! (12,5đ)
7. Nguyễn Văn Đạt (11,75đ)
8. Bùi Thị Tính (11,25)
9. Misato kayoi (11)
10. Le Tran Bach Kha (9,5)
11. Ng Hoàng Sơn ( 8,5)
12. Thục Trinh (8)
13. Duyên Kuti(7,5)
14. Hùng Nguyễn (6)
15. le thi hong van (5,5)
16. TRẦN MINH HOÀNG (4,5)
Mấy bạn cop bài vẫn được vào vòng 2 à :) Nên loại thẳng thì hơn
Tuôi đang làm gì thế này? :v Làm ơn đừng ném đá tuôi!
1. "Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"
Cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ như muốn níu chân người thi sĩ. Dùng cái to lớn cao rộng của đất trời để nói lên cái nhỏ bé, cô đơn của tác giả, đất trời bao la bao nhiêu thì cõi lòng người càng trống hoác lạnh lẽo bấy nhiêu. Có mấy ai hiểu được lòng người? Trên đời này người duy nhất hiểu được chỉ có mình "ta" mà thôi! Tìm đâu ra người thứ hai?
2. Bánh chưng là một món ăn truyền thống của dân tộc nhằm thể hiện sự biết ơn, tôn kính của lớp con cháu với ông bà tổ tiên đã có từ lâu đời!
Nhắc đến bánh chưng là lại nhớ đến một vị hoàng tử đời vua Hùng thứ sáu. Tương truyền rằng, vua Hùng sau khi đánh giặc Ân liền lo việc truyền ngôi cho con, vua nói rằng: "Đứa con nào làm vừa lòng ta, có cao lương mĩ hợp lòng ta nhất đến làm lễ Tiên Vương, ta sẽ truyền ngôi cho!". Các hoàng tử đều cố gắng tìm ra của ngon vật lạ, không lên rừng săn bắn thì là xuống biển chài, duy chỉ có vị hoàng tử thứ mười tám hiệu là Lang Liêu lo lắng ngày đêm, mẫu thân qua đời sớm, cuộc sống đã khó khăn, lấy đâu ra tiền mà sơn hào hải vị? Cứ mãi như thế đến một đêm bỗng có tiên nhân mách bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi dân khỏe mạnh, ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, hoặc lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý”. Lang Liêu hết mực vui mừng liền bắt tay vào làm ngay. Đến ngày hẹn, các hoàng tử thay nhau đem lễ vật đến dâng, vua Hùng ăn bánh Lang Liêu làm thấy lạ bèn hỏi, chàng đáp lại vua cha hệt như những gì tiên nhân đã dặn. Vua Hùng thấy rất ngon bèn khen ngợi Lang Liêu không ngớt rồi cho chàng là người kế vị, người lấy bánh đó làm lễ Tiên Vương, khắp dân chúng đều bắt chước làm theo, tục này được lưu truyền đến tận bây giờ!
Bánh chưng có nhiều loại nhưng chủ yếu là năm loại chính: Bánh chưng ngũ sắc, bánh chưng gấc, bánh chưng cốm, bánh chưng cẩm và bánh chưng chay.
Bánh chưng ngũ sắc có năm màu tượng trưng cho kim - mộc - thủy - hỏa - thổ. Năm màu được làm từ các loại nguyên liệu khác nhau, màu sắc hấp dẫn, thơm, ngon không bị ngấy và rất được ưu chuộng.
Bánh chưng gấc có phần nếp màu đỏ, thơm mùi gấc chín. Gạo làm bánh chưng được trộn với ruột gấc nên màu sắc rất đẹp mà lại an toàn. Gói bánh chú ý không để mặt lá dong màu xanh vào bên trong vì dễ bị lẫn màu.
Bánh chưng cốm làm từ cốm khô và gạo nếp ngâm với lá thơm. Bánh chưng thường là bánh ngọt, khi cắt ra cũng có năm màu, bánh rất ngon, ngọt, có hương cốm thoang thoảng.
Bánh chưng cẩm hay còn gọi là bánh chưng đen, được làm từ những cọng rơm nếp đã bị đốt thành tro, ray lấy phần bột mịn. Gạo nếp nấu được trộn cùng tro này nên khi nấu xong có màu đen mịn hấp dẫn, nhân bánh là hành, nhân thịt mỡ và hạt tiêu vỡ vỏ.
Bánh chưng chay thường được dùng ở chùa chiền. Loại bánh chưng này không khác với bánh chưng thường mấy nhưng khác là nhân bánh không phải làm bằng thịt mà làm bằng nguyên liệu chay, có thể dùng nấm hương.
Trên bàn thờ ngày cúng không thể thiếu bánh chưng được để theo cặp, khi cắt người ta thường dùng lạt bánh để cắt theo hình vuông cho đều. Bánh thường được ăn kèm với dưa hành, củ kiệu là món đặc trưng trong ngày Tết Việt Nam. Bánh chưng cũng có nhiều trong thơ ca:
"Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng"
"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh."
Bánh chưng mãi mãi là đặc trưng của nước Việt Nam, chân thành, chất phác gắn liền với vị vua Tiết Liêu. Là món ăn dân tộc của người dân ngàn đời không bao giờ thay đổi!
Câu 1:
Bài thơ "Qua đèo Ngang" được Bà Huyện Thanh Quan sáng tác khi đi qua con đèo này trên đường tới Phú Xuân (Huế). Do bị ép phục vụ cho triều đình nhà Nguyễn nên lòng bà vốn đã không vui, giống như Nguyễn Du đã từng viết: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Quả thật vậy, hai câu thơ cuối tác phẩm đã cho chúng ta hiểu rõ tâm trạng của nữ thi sĩ: "Dừng chân đứng lại trời, non nước / Một mảnh tình riêng, ta với ta". Ở đầu tác phẩm, Bà Huyện Thanh Quan đã "bước tới", còn bây giờ thì bà "dừng chân đứng lại". Nghệ thuật đối kết hợp nhuần nhuyễn với phép liệt kê "trời, non, nước" đã cho chúng ta thấy rõ sự đối nghịch giữa thiên nhiên và con người: Ở một nơi rộng lớn và mênh mông như vậy có một tấm lòng nhỏ bé và cô đơn. Thông qua đó câu thơ đã làm nổi bật lên nỗi buồn của Bà Huyện Thanh Quan. Và nỗi buồn ấy, bà không thể chia sẻ cho bất kì ai, ngay cả với chính người chồng của mình. Vậy nên bà đành phải giữ nó trong lòng, nén chặt nước mắt mà bước đi: "Một mảnh tình riêng, ta với ta". Đọc câu thơ này khiến chúng ta nhớ tới tác phẩm "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến. Cụm từ "ta với ta" trong bài thơ này để chỉ hai người: Nguyễn Khuyến và bạn của ông. Từ đó chúng ta thấy được sự gắn bó thân thương giữa hai người bạn, họ tuy hai mà như một, gần như không một thứ vật chất nào có thể làm tình bạn này trở nên chia lìa. Ấy vậy mà, "ta với ta" trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại được dùng để khắc hoạ lại tâm trạng cô đơn của bà. Bà phải đối mặt với chính mình, đối mặt với cái cô đơn, lạnh lẽo nơi đèo Ngang hoang vắng. Hai câu thơ kết trong tác phẩm "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan, sử dụng hài hoà giữa nghệ thuật đối cũng như liệt kê, đã miêu tả một cách chân thực tâm trạng của bà - cô đơn, lạnh lẽo - giữa một nơi mênh mông và xa lạ. Hai câu thơ cũng đã cho chúng ta thấy tấm lòng thuỷ chung cùng nỗi nhớ nhà da diết của người phụ nữ thời xưa nói riêng và của phụ nữ Việt Nam nói chung
Câu 2:
Đã nhắc đến phong tục tập quán của người Việt Nam, đã nhắc đến ngày Tết cổ truyền của Việt Nam là các bạn sẽ phải nhắc ngay đến tôi. Đố ai biết tôi là ai nào? Đương nhiên rồi, tôi là chiếc bánh chưng! Tôi là món ăn không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi dịp Tết đến xuân về đấy...
Chắc trong số các bạn có rất nhiều người thích ăn bánh chưng đúng không? Nhưng số người biết được nguồn gốc từ đâu mà chúng tôi ra đời thì không phải chuyện đơn giản. Cũng như bao giá trị dân tộc khác, để trở thành một món ăn truyền thống của Việt Nam, tôi đã trải qua một quá trình "phát triển" rất dài. Vào năm vua Hùng thứ sáu trị vì đất nước, vì đã tuổi cao sức yếu mà giặc cũng đã dẹp yên, nên ông muốn truyền ngôi cho con của mình. Khổ nổi vua có tới tận hai mươi người con trai, vì vậy ông đã quyết định bảo các con làm đồ ăn để cúng Tiên vương, ai vừa ý ông sẽ được nối ngôi. Trong số những người con của vua Hùng, có một hoàng tử tên Lang Liêu. Vì nhà chàng quá nghèo, không thể mua sơn hào hải vị như anh em được nên một đêm, có một vị thần đã bảo Lang Liêu lấy thức quà quý giá nhất trong trời đất - gạo, để làm bánh cúng Tiên vương. Vâng lời thần, chàng đã tạo ra tôi - chiếc bánh chưng hình vuông có màu xanh cùng một người anh em nữa có tên là bánh giày. Khi dâng bánh, vua Hùng lấy làm vừa ý lắm vì vậy, Lang Liêu đã trở thành vị vua thứ 7 của triều đại Hùng Vương.
Để làm nên một chiếc bánh chưng như này cũng đơn giản thôi, bạn chỉ cần chuẩn bị lá dong, lạt, gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và một số gia vị khác nữa. Lá dong thì các bạn chọn loại lá nào đừng để sâu, hơn nữa phải rửa sạch và phơi cho khô, như thế ăn mới ngon. Lạt cũng nên chọn lạt mềm, tránh già quá cũng như non quá. Gạo nếp cần phải được rửa và ngâm trong nước. Đỗ xanh thì ngâm tách nhỏ và giã ra cho nhuyễn. Thịt lợn thì giống như thứ thịt bạn ăn hàng ngày ấy, cũng thái nhỏ y như vậy, nhưng nếu cho thêm chút tiêu nữa thì tuyệt cú mèo!
Khâu chuẩn bị thế là xong rồi. Giờ đến phần gói bánh. Muốn cho những chiếc bánh chưng chúng tôi vuông vắn như cái tivi tám inch, thì các bạn nên lấy gói chúng tôi bằng một cái khuôn có cạnh khoảng hai mươi xăng-ti. Chọn và ép những chiếc lá dong xanh, tươi, đẹp và có gân chắc nhất vào góc của khuông bánh, còn những chiếc lá hư có thể dùng để lót. À quên, trước đó bạn phải cần một ít lạt đặt bên dưới những chiếc lá để rồi còn buộc chứ. Sau đó các bạn đổ năm lớp vào khuôn theo thứ tự này nè: gạo, đỗ, thịt, đỗ, gạo. Bề dày của mỗi lớp tuỳ theo khẩu phần và "sức chiến đấu" của mỗi người nhé. Cuối cùng thì gấp bánh chưng lại và buộc bằng lạt. Buộc lạt thì buộc chặt vừa phải thôi, nếu chặt quá thì ăn không ngon mà nếu lỏng quá thì khi nấu bọn tôi sẽ bung ra hết đấy. Bây giờ thì đem chúng tôi đi nấu nè. Bọn tôi tên là "bánh chưng" vì "chưng" chúng tôi lên thì sẽ thành cái "bánh". Nhưng đó là ngày xưa, còn bây giờ người ta toàn luộc tôi thôi. Hãy kiếm một cái nồi to bự chảng vào, dìm chúng tôi trong nước và đun bằng lửa lớn từ tám tới mười tiếng. Đây chính là khoảnh khắc thử thách sự kiên trì của người nấu bánh đó. Mùi thơm từ chúng tôi bốc lên nghi ngút, xộc thẳng vào mũi, khiến mọi người chỉ muốn ăn ngay thôi. Khi nấu xong thì đưa chúng tôi ra khỏi "lò luyện kim đan" nhé, để lâu mất ngon. Và nhớ cẩn thận vì nước sôi dễ bỏng lắm. Sau đó, hãy làm nguội bánh chưng chúng tôi và ép cho chặt vì làm như thế, tôi sẽ trở nên ngon hơn nữa cơ.
Một món ăn lâu đời như vậy, hẳn là có rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Điều đâu tiên mà chắc chắn ai cũng cảm nhận được và ai cũng nhận ra chính là vị ngon của bánh. Khi vừa mới bóc thôi, các bạn sẽ ngửi được cả mùi thịt mỡ lẫn trong lớp gạo, lại còn thoang thoảng vị của lá dong xanh nữa. Khi ăn một miếng thì các bạn sẽ không chỉ nhận được vị ngon, mà cơ thể các bạn còn có thể hấp thụ hàng loạt những vitamin cần thiết từ đỗ xanh, gạo và thịt. Ngoài ra, như chúng ta đã biết, theo quan niệm phong kiến xưa, bầu trời thì có hình tròn còn mặt đất thì có hình vuông, vậy nên chúng tôi chính là biểu tưởng của mặt đất. Dân tộc Việt Nam đời đời trồng lúa nước nên yếu tố thiên nhiên cũng ảnh hưởng tới đời sống rất nhiều. Vì lẽ đó, bánh chưng chúng tôi xuất hiện trên bàn thờ tổ tiên mỗi gia đình là để cầu mong mưa thuận gió hoà và để chỉ khát vọng về một vụ mùa bội thu. Hơn nữa, bánh chưng chúng tôi có một lớp lá bên ngoài và bọc lấy nhân thịt ở bên trong, ngụ ý rằng: cây cỏ muông thú trong trời đất phải biết che chở, đùm bọc cho nhau. Thông qua đó, chàng trai Lang Liêu xưa kia muốn dân tộc chúng ta phải biết đoàn kết, vì có đoàn kết mới có sức mạnh. Không chỉ vậy, giá trị tinh thần mà chúng tôi đem lại cũng rất lớn. Dù bạn có bận trăm công nghìn việc mà trên bàn thờ tổ tiên thiếu đi màu xanh của bánh chưng thì đúng là mất hẳn hương vị ngày Tết. Thế nên vào khoảng ngày hai mươi bảy tháng Chạp cuối năm chính là dịp để gia đình bạn sum vầy, cùng nhau làm nên chiếc bánh chưng. Đây cũng chính là dịp để tình cảm giữa những người thân trong gia đình thêm gắn bó.
Bánh chưng tôi và người anh em sinh tử có nhau bánh giày chính là những món ăn truyền thống tốt đẹp từ rất lâu đời của người dân Việt Nam. Dù xã hội có đang phát triển từng ngày thì những giá trị mà chúng tôi đem lại cũng sẽ không bao giờ thay đổi. Chính vì vậy bảo tồn một nét đẹp trong văn hoá dân tộc cũng chính là cách để bảo vệ nền văn hoá Việt, cũng chính là cách để chúng ta thể hiện sự trân trọng đối với quá khứ, hiện nay và cả mai sau.
1:
Hai câu thơ đó là hai câu thơ trích trong một bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan. Bà Huyện Thanh Quan là một người ít người biết đến, nhưng nếu nhiều người thì thôi, kệ. Câu thứ nhất nói về con cò mà đi ăn đêm, dẫm phải cái gai nên dừng chân lại để tìm người giúp đỡ. Câu này cho ta thấy con cò là như thế nào, dẫm phải gai thì phải làm như thế nào. Đây quả là một kĩ năng sống cho trẻ em mới lên một tuổi. Câu thứ hai nói về một người thất tình, đang ảo tưởng về một người ở cùng. Người này chắc hẳn đã FA nhiều năm, dù tán gái nhiều thế nào hay ra sao, anh cũng không được chấp nhận vì vẻ mặt xấu chai của anh và nhà anh nghèo quá. Câu này giúp ta thấy rằng trên thế giới này còn nhiều người FA, chúng ta cần khắc phục tình trạng này bằng cách tổ chức nhiều cuộc thi mang tính..........(ko nghĩ ra).
2:
Bánh chưng là món cổ truyền của dân tộc ta. Vì thế dân tộc ta cần nấu bánh chưng. Bánh chưng ăn rất ngon. Do đó vị ngon của bánh chưng thể hiện qua hương vị của thịt và đỗ vàng. Nhưng hiện nay càng ngày càng nhiều người ăn bánh chưng dẫn đến rip, do đó ko dc lm bánh chưng nx.
Tên Khả mà gõ là Khoa :(( sad nhaaaaaaa
1.
Bài thơ Qua Đèo Ngang được Bà Huyện Thanh Quan sáng tác trên đường đi đến kinh thành Huế nhận chức.
''Dừng chân đứng lại trời, non, nước ''. Cảnh trời cao trong xanh, núi non hùng vĩ, đèo cao hoang sơ nhưng chỉ có lẻ loi một mình tác giả : ''Một mảnh tình riêng, ta với ta''. Cái tâm trạng cô đơn gần như tuyệt đối ấy, cái tâm sự thầm kín đã được bộc lộ qua câu thơ trên. ''...ta với ta'', ''ta với ta'' ở đây không phải được nói đến như trong bài ''Bạn đến chơi nhà'' của Nguyễn Khuyến. ''Ta với ta'' của Nguyễn Khuyến là chỉ ông và người bác, còn ''ta với ta'' của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ bà, chỉ mỗi mình bà. Sự cô đơn cũng vẫn tột cùng của Bà giữa cảnh đèo hoang vu cho dù cảnh có ngụ tình tới đâu, có đặc sắc tới đâu.
2.
Từ xa xưa, ông cha ta đã có tục làm bánh chưng vào ngày tết. Ấy vậy mà có nơi làm có nơi không làm. Lí do là vì sao thì tôi cũng chẳng biết! Ngoài miền Bắc và miền Trung thì tôi nghĩ chắc nhà nhà đều làm. Còn trong Nam thì khác. Bánh tét phổ biến hơn là bánh chưng. Mặc dù sống trong Nam nhưng gia đình tôi vẫn giữ được truyền thống làm bánh chưng vào ngày tết (vì cốt lõi gia đình tôi đã là người miền Trung),
Nam nay là năm đầy tiên tôi được làm bánh chưng. Mẹ tôi bảo tôi còn nhỏ nên vụng về, không làm được bánh. Nhưng tôi đã này nỉ, cầu xin mẹ cho làm. Phải, để làm bánh chưng thực sự rất khó.
Đầu tiên, tôi cần lá dong, nếp, đậu xanh không vỏ và thịt heo nửa nạc nửa mỡ. Kế tiếp là phần chuẩn bị trước khi làm bánh. Tôi phải ngâm nếp qua đêm, cái nữa là tôi cũng có thể ngâm nếp chung với lá dứa để tạo màu xanh cho hạt nếp và cũng giúp hạt nếp được thơm hơn. Cùng lúc đó tôi cũng sẽ ngâm đậu xanh không vỏ qua đêm với nếp. Và sau đây sẽ là cách thực hiện. Sau khi đã ngâm nếp xong, tiến hành cho nếp vào rổ và để cho ráo hết nước. Rồi rắc 1 hoặc 2 muỗng muối vào, sau đó trộn đều. Đến đậu xanh thì ta cũng làm giống như thế, cho đậu vào rổ để cho ráo nước rồi trộn đều với muối và tiêu. Kế đó là ướp thịt với muối, đường và tiêu. Để gói bánh cho đẹp thì ta dùng khuôn hoặc là khi ''tay nghề'' đã điêu luyện thì khỏi cần dùng khuôn cũng được! Đầu tiên là để 1 lá dong đã gắp ở phần phí dưới rồi 3 lá còn lại y chang như lá đầu tiên. Sau đó là để nếp ở dưới và phải dày cỡ một lóng tay. Lưu ý là phải đề nếp rải đều ở vành xung quanh khuôn và chừa khoảng trống ở giữa. Rồi trán đều đậu xanh dày khoảng 1 phần 3 lóng tay ở giữa. Cho thịt heo đã ướp trên phần đậu xanh đó. Cho thêm một lớp đậu xanh với độ dày như lớp đậu xanh trước trên chỗ thịt. Sau đó ta thêm nếp vào dày 1 lóng tay nữa. Xong! Bây giờ ta chỉ việc gói bánh và dùng dây buộc lại. Hãy nhớ là đừng có buộc dây chặc quá vì lúc nấu bánh, nếp sẽ nở ra nhé. Ta đa! Bây giờ thì cùng luộc bánh thôi nào. Ta đặt bánh vào nồi ngập nước to. Nếu ta làm bánh chưng cỡ nhỏ thì chỉ chừng 5 tiếng là chín rồi. Nhưng nếu bánh cỡ to hơn thì thời gian dài hơn nha! Hãy nhớ là ta cũng cần thêm 1 nồi nước sôi để khi nào nước trong nồi bánh đã cạn thì đổ phần nước sôi vào và nấu tiếp nhé! Khi đã luộc được phân nửa thời thời gian thì hãy trở mặt bánh và thay nước mới. Sau khi đã luộc bánh xong thì vớt ra khỏi nồi và ngâm bánh trong nước lạnh tầm 20 phút. Rồi vớt bánh ra để ráo nước, dùng vậy hơi hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra. Ép từ 5 đến 8 tiếng là được.
Và bây giờ thì chúng ta đã có những chiếc bánh chưng hết sức là ngon lành, dẻo và thơm. Khi nói cách làm thì dễ nhưng khi làm thì rất khó. Làm bánh chưng đòi hỏi người làm phải thật là khéo léo, kiên nhẫn, có thế ta mới có được những chiếc bánh chưng thật ngon, thật ý nghĩa cho những ngày Tết đến. Ngồi xum vầy bên nhau, kể chuyện đã qua của năm trước, chào đón một năm mới thật may mắn, thật hạnh phúc và nhăm nhi từng chiếc bánh chưng thì không còn gì tuyệt vời hơn nữa! Nhỉ?
"Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh"
Mỗi dịp Tết đến, trong mâm cơm gia đình của mỗi người dân Việt Nam không thể thiếu được những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc : thịt mỡ, hành muối, thịt gà, giò lụa,....Và trong số ấy, bánh chưng là một món ăn vô cùng đặc biệt. Đã từ lâu đời, chiếc bánh chưng được coi là món ăn truyền thống của dân tộc ta bới nó mang ý nghĩa về sự đoàn tụ, sum vầy của mỗi gia đình.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua Hùng họp các hoàng tử lại và yêu cầu các hoàng tử đêm dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quý nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, chăm chỉ đã may mắn được một vị thần hiện về trong mơ chỉ bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hàng ngày. Tỉnh dậy, ông vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ dạy của thần. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Hoàng tử Lang Liêu dâng lên vua hai loại bánh và giải thích về ý nghĩa của loại bánh rồi kể về vị thần. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, đầy ý nghĩa bèn đạt tên cho bánh là bánh chưng và bánh dày rồi truyền ngôi vua lại cho Lang Liêu. Đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết.
Nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản cùng với sự kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ.
Về phần gạo nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt mỡ trộn với tiêu , hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Lá để gói bánh thường là lá cây dong tươi. những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh. Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối để mềm hơn trước khi gói.
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo của người gói để tạo nên chiếc bánh vuông vắn. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. . Sau đó mới trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ, đặt thịt vào giữa làm nhân rồi lại trải tiếp một lớp đỗ, một lớp gạo. Sau khi quấn lá chặt lại thì dùng lạt giang buộc chắc chắn
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu vô cùng quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Hương thơm dẻo của chiếc bánh sẽ lan tỏa xung quanh.
Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiếu. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì tinh túy nhất của muôn loài.
Trong ngày Tết, nếu bánh ăn không hết thì ta có thể bỏ vào tủ lạnh để bảo quản, hoặc bỏ vào ngăn đá để đến bao giờ cũng không bị hỏng. Khi muốn ăn thì bỏ ra rồi rán lên.
Chiếc bánh chưng không những nhắc nhở con cháu về truyền thốn của dân tộc mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
Chiếc bánh chưng là biếu tượng cho tinh hoa của đất, nhắc nhở về sự biết ơn của con cái đối với tổ tiên,thể hiện sự tôn trọng mảnh đất đã nuôi sống con người Việt Nam ngàn đời nay . Nhìn chiếc bánh chưng vuông vắn, xanh đẹp mắt, thơm dẻo, béo ngậy, bổ dưỡng, con dân đất Việt càng biết ơn thế hệ cha ông đi trước đã lưu truyền cho con cháu đời sau sản vật quý báu này. Đó quả là một thứ bánh hoàn hảo, không thể thiếu trong ngày Tết của người dân Việt Nam ta.
Bài này dễ, cho mình vào làm được không :), nghiêm túc đó...
Câu 2 nếu chưa học văn thuyết minh thì sao bạn ?
Nà ní?? Mk đc đi tiếp, ui thật ngạc nhiên!!!
Câu 1:
"Dừng chân đứng lại trời,non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta "
Hai câu thơ trên được trích trong tác phẩm Qua Đèo Ngang của bà huyện Thanh Quan đã gợi tả tâm trạng buồn cô đơn của bà trước cảnh trời thiên nhiên rộng lớn qua những biện pháp tu từ đặc sắc
Bằng việc miêu tả các cảnh vật ở Đèo Ngang:trời,non,nước , hình ảnh con người "Dừng chân đứng lại" và nhịp thơ 2/2/1/1/1ta có thể thấy được cảnh thiên nhiên thật mênh mông,rộng lớn nhưng rời rạc."Một mảnh tình riêng ta với ta" đã được nhà thơ ẩn dụ đại từ "ta".Một mình đứng trên mảnh đất nơi đất khách quê người,đứng giữa cả một vùng trời hoang vắng ai mà chẳng có tâm trạng buồn,cô đơn,lẻ loi ,hiu quạnh.Đọc hai câu thơ người đọc ai cũng đồng cảm với tâm trạng của bà.
Qua hai câu thơ cuối trong bài "Qua Đèo Ngang" không những đem đến cho ta những cảm nhận về cảnh thiên nhiên ở Đèo Ngang mà còn cho ta thấy được phong cách thơ cổ điển với âm hưởng trầm buồn và bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình - thông qua tả cảnh để bộc lộ cảm xúc.
Câu 2 :
Việt nam là một nước có bề dày về truyền thống và lịch sử với hàng trăm truyền thuyết kể về sự ra đời và hình thành phát triển văn hóa dân tộc. trong số đó sự tích bánh chưng bánh dày là một trong những câu chuyện quen thuộc đối với người dân nước Việt kể về người con trai thứ 18 của vua Hùng đã làm ra loại bánh ngon nhất dâng tặng vua cha để được truyền lại ngôi báu. Qua đó ta biết được nguồn gốc của Bánh chưng – một loại bánh truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa.
Bánh chưng là loại bánh xuất hiện từ xa xưa theo câu chuyện Sự tích bánh chưng bánh giày.Và Lang Liêu chính là người đã làm ra loại bánh chưng này.Theo như vua Hùng thứ 6 nói ta có thể thấy được bánh chưng được gói giống như một hình vuông và nó tượng chưng cho đất nên gọi là bánh chưng.Nguyên liệu của bánh chưng rất đơn giản,gồm có : gạo nếp, thịt mỡ, đỗ xanh, hành, tỏi, tiêu... lá rong và lạt để buộc.Nhưng hiện nay bánh chưng không chỉ làm từ những nguyên liệu như trên mà nó còn được gói với đường phèn,người ta gọi nó là bánh chưng đường.Cách gói bánh chưng cũng rất đơn giản nhưng nêu ta không biết gói thì nó sẽ méo mó và rất xấu.Trước tiên ta cần phải chọn lá dong để gói bánh.Lá dong không non quá mà cũng đừng già quá. Nhìn lá bóng, xanh đậm, cuống nhỏ. Khi chọn được lá dong ưng ý, đem rửa sạch sẽ, phơi chỗ thoáng gió. Không phơi quá khô mà chỉ cần ráo nước là được. Lá dong khi bắt đầu gói bánh chưng, bạn nên lau khô kho lá dong.Tiếp theo là cách chọn gạo nếp.Gạo nếp để gói bánh chưng ngon phải là loại nếp mùa hay nếp cái hoa vàng, hạt bóng mẩy và đều nhau. Gạo ngâm khoảng 10 - 12 giờ bằng nước lạnh sau đó vo qua, để ráo nước và xóc muối trắng lượng vừa phải cho thêm vị đậm đà.Gạo nếp,lá dong là hai thứ quan trọng nhưng ta cũng không thể gói bánh được nếu thiếu đỗ xanh,lạt buộc,và thịt mỡ.Chọn lạt buộc ta cần chọn những đốt giang dài từ 70-90 cm, cạo vỏ ngoài, sau đó chẻ từng miếng đều nhau.Khi chuẩn bị nguyên liệu xong xuôi là đến khâu gói bánh. Người có kinh nghiệm thì gói bằng tay, hoặc gói bằng khuôn. Một chiếc bánh cho khoảng 5 – 6 lá dong, còn gạo và nhân bánh tùy thuộc vào độ lớn của chiếc bánh cần gói. Đặt 2 lá dong ở 2 góc so le, cho 1 bát ăn cơm gạo, lấy 1/2 nắm đậu xanh dàn mỏng đều lên gạo, xếp 2 miếng thịt vào giữa rồi tiếp tục cho nốt phần đậu xanh còn lại, phủ nốt gạo lên trên cùng, bẻ gập lá gói vuông, cao thành, buộc lạt chéo chữ thập. Gói bánh theo công thức: 02 lần gạo nếp, 02 lần nhân đậu, 02 miếng thịt, hành ở giữa.Bánh gói cần kín, vuông, đều, đẹp, rền. Khi bóc, bánh có màu xanh của lá dong, vị thơm ngon của đậu xanh, thịt, hạt tiêu, vị vừa ăn. Cuối cùng là luộc bánh chưng.Ta thường luộc bánh chưng bằng bếp củi thì sẽ giúp cho bánh không bị cháy và bánh sẽ thơm ngon hơn.Một điều quan trọng nhất ta cần nhớ là phải nấu bánh đủ 8giờ đồng hồ bánh sẽ chín và đảm bảo được độ chín của gạo,của nhân đậu xanh và thịt mỡ.
Bánh chưng là món ăn quen thuộc mỗi ngày tết.Món ăn tinh thần đối với người dân Việt, trở thành một nét văn hóa đẹp.Biểu tượng cho đất, nơi con người sinh sôi nảy nở.Trong ngày tết cổ truyền hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thật là đẹp và ý nghĩa với tất cả chúng ta. Một cái tết sẽ không là chọn vẹn nếu thiếu màu xanh của bánh chưng,cuộc sống dù có bộn bề và nhiều lo toàn nhưng 1 chiếc bánh chưng dâng lên bàn thờ gia tiên chắc chắn phải có.
Giờ đây đất nước ta đang trong đà phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa. mọi thứ càng phát triển tiên tiến, những nét truyền thống ngày càng mai một nhưng bánh chưng là món ăn vẫn được người dân Việt chú trọng và gìn giữ. Mặc dù thứ bánh đó đã trở thành món hàng hóa để thu lợi nhuận mỗi khi gần dịp tết, nhưng nó vẫn không bị lãng quên , không bị thay thế bởi những món đồ ăn nhanh của ngước ngoài
Câu 1:
Bà Huyện Thanh Quan được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm với rất nhiều các bài thơ hay và đặc sắc. Trong đó tiêu biểu nhất là bài thơ "Qua Đèo Ngang". Bài thơ nói về khung cảnh nơi Đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan.... Đặc biệt trong hai câu thơ cuối, tác giả đã miêu tả được quang cảnh hùng vĩ nơi Đèo Ngang và thể hiện rõ tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi của mình nơi đất khách quê người:
"Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta."
Một khung cảnh hùng vĩ đã được vẽ ra dưới bàn tay nghệ thuật đầy tài tình của Bà Huyện Thanh Quan với "trời, non, nước" khiến bà phải "dừng chân đứng lại" không muốn rời. Nhưng đứng trước không gian bao la, hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên "một mảnh tình riêng ta với ta". Đặc biệt ở cụm từ "ta với ta" không phải chỉ tác giả với một ai đó mà là chỉ tác giả với mình tác giả. Điều đó lại càng thể hiện rõ hơn sự cô đơn, lẻ loi của tác giả, làm tăng thêm nỗi buồn trước khung cảnh Đèo Ngang bao la hùng vĩ. Hai câu thơ là cái kết hoàn hảo khép lại bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan. Nó là một lời nhắn nhủ tâm sự của tác giả với người đọc phải luôn yêu quê hương, đất nước và nhớ về nó dù có đi đâu, có như thế nào thì vẫn phải giữ tình yêu ấy một cách trong sáng và hoàn hảo nhất.
Câu 2:
"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,
Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh."
Không khí Tết đã dần ùa về ở khắp mọi nơi trên đất nước hình chữ S xinh đẹp. Nhắc đến Tết thì không thể không nhắc đến những truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta để lại. Song bánh chưng lại gắn bó lâu đời với truyền thống dân tộc và không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về.
Theo truyền thuyết, bánh chưng, bánh dày có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6. Sau khi phá xong giặc Ân, vua muốn truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân vua mới gọi các con mà bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”. Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu, tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người chỉ vẽ cho nên rất lo lắng không biết làm sao. Bỗng một đêm chàng nằm mơ thấy Thần hiện lên bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các hoàng tử đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Liêu chỉ có Bánh Dày, Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi thì Lang Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dày, Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18. Từ đó, cứ đến Têt nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất....
Bánh chưng là một món ăn tinh thần lâu đời của người Việt. Nó được gói hình vuông đẹp mắt bằng lá dong rửa sạch với nước. Nguyên liệu làm bánh chưng cũng rất đơn giản và quen thuộc gồm : gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ, hành và một số gia vị như hạt tiêu, muối.... Lạt chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất hợp gói với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng dẻo thơm được ngâm trước từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp gia vị cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Các công đoạn gói bánh chưng tưởng chừng đơn giản mà khá tỉ mỉ. Đầu tiên trải lá ra mâm đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai đến ba miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Ta đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt, thì ta đã có một chiếc bánh chưng hoàn thiện. Sau đó buộc lại từng cặp xếp vào nồi, đổ nước sôi và luộc với ngọn lửa nhỏ bập bùng. Luộc bánh chưng tốn khá nhiều thời gian từ 8 đến 10 tiếng tùy thuộc vào lượng bánh trong nồi.
Bánh chưng là một thứ bánh ngon và đẹp mắt nhưng đâu ai biết đằng sau nó lại chứa đựng đầy ý nghĩa. Bánh chưng không chỉ thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở mà còn giúp cho gia đình sum họp, quây quần bên nồi bánh chưng sôi sục. Một cái Tết sẽ không là trọn vẹn nếu thiếu màu xanh của bánh chưng, cuộc sống dù có bộn bề và nhiều lo toan nhưng một chiếc bánh chưng dâng lên bàn thờ tổ tiên chắc chắn phải có. Bánh chưng đối với người dân Việt Nam là món ăn quen thuộc và là món ăn tinh thần không thế thiếu. Bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam . Đặc biệt trong những ngày lễ Tết, bánh chưng được bày trên mâm cúng ông bà tổ tiên tượng trưng cho lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, bề trên. Bánh chưng được làm từ những hạt ngọc đã nuôi sống con người từ thuở hoang sơ, nuôi dưỡng cả nên văn hóa của nước nhà. Khi ta ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về một sự tích xa xôi một thời.
Ngày nay đất nước ta ngày càng phát triển, xã hội cũng ngày càng hiện đại hơn, những nét truyền thống tốt đẹp vì thế mà ngày càng mai một. Nhưng bánh chưng là món ăn vẫn được người dân Việt chú trọng và gìn giữ. Mặc dù thứ bánh đó đã trở thành món hàng hóa để thu lợi nhuận mỗi khi gần dịp Tết nhưng nó vẫn không bị lãng quên, không bị phai nhoà trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam.... Là học sinh, mỗi chúng ta cần phải cố gắng gìn giữ và phát huy truyên thống ấy, không bao giờ được để nó mai một và mất đi. Đó sẽ là một việc làm có ích giúp phát triển nền văn hoá đất nước và giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp thêm hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng luôn mong được về nhà để có thể ngồi bên nồi bánh chưng, quây quần với gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về.
Tớ thiết nghĩ là phải cho thêm người chấm ở BTC :) chấm làm ơn né né mấy bài cop mạng ra :) bạn nên chấm và nhạn xét rõ ràng từng bài để người viết biết được lỗi sai và sửa nhé :)
Tự nhận xét bài được không nhỉ? -.- Khỏi cho cũng nhận xét luôn gõ sai nhiều chỗ :*) Với lại tớ thấy ý kiến của mấy bạn kia cũng đúng lắm á :v nên tuyển thêm người chấm điểm đi
câu 1 :
Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ vô cùng xuất sắc trong nên văn học trung đại Việt Nam. Thơ của bà luôn mang lại sự trầm lắng, sầu kín. Chính phong cách thơ ấy đã khiến cho người đọc có thể cảm nhận được sâu sắc về tình yêu của bà dành cho quê hương qua bài "Qua đèo Ngang". Bài thơ mang đầy sự buồn tủi, cô đơn với hai câu kết đầy cảm xúc :
"Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"
Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan gợi cho người đọc một nỗi buồn vô hạn. Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Trước mắt nữ sĩ là cảnh đất trời bao la, bất diệt của vũ trụ: “trời, non, nước”. Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. Non nước giờ đây hiện hữu trước mắt nhưng thay vì thấy sự hùng vĩ tráng lệ thì ta lại thấy được một nỗi buồn riêng ẩn sâu trong lòng tác giả. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn có "Một mảnh tình riêng, ta với ta". “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là sự buồn rầu về nỗi đau chia cắt đất nước , là nỗi buồn thương cho cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khổ chốn đèo Ngang này.Cụm từ "ta với ta" biểu lộ sâu sắc về sự cô đơn của tác giả trước cảnh tượng mênh mông, hoang vu nơi xứ lạ. Một mình tác giả đối diện với chính mình, một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. đứng trước cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn như vậy, con người trở nên nhỏ bé, khi ấy rất cần có sự chia sẻ, cảm thông để vơi đi sự cô đơn, nhưng tác giả chỉ nhận thấy ta với ta, một mình lạc lõng giữa chốn hoang vu này.
Ai cho mình thêm 1 GP để dự thi các môn k ạ
thiếu 1 cái nữa
Bây giờ đã là 12/2 mà vẫn không có kết quả cuộc thi?!
1. Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta. Nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của lòng người với nhà, với nước, với thân phận cô đơn của mình lại được cộng hưởng bởi những âm vang trong tiếng kêu khắc khoải không dứt của chim cuốc giữa đỉnh cao chon von, nhìn lên chỉ thấy trời cao, nhìn xa chỉ thấy mây nước vời vợi…Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.