Văn bản ngữ văn 9

KQ

Các bạn ơi giúp mình với:

-Phong cách thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh

-Mạch cảm xúc của bài thơ Sang Thu

- Phân tích khổ 1 bài Sang Thu:

+ Tác giả đã cảm nhận dấu hiệu thu về qua hình ảnh, hương vị nào? Từ ngữ và biện pháp tu từ được sử dụng trong bài

+ Nhà thơ đã cảm nhận dấu hiệu thu về qua những giác quan nào?

+ Các từ ngữ được biểu hiện qua các giác quan nào?

TP
25 tháng 2 2019 lúc 21:38

-Hữu Thỉnh làm thơ rất ẩu, tư duy khá lung tung, rồi tìm những từ hay hình ảnh hoa hoét hoặc có nỗi đoan trường ghép lại. Có bài mới đọc lên cứ tưởng... cũng thấy là lạ hay hay... nhưng rồi gấp lại thì bài thơ chỉ màng màng như một lớp sương khói, hay đó cũng chỉ là một ý tưởng nhạt thếch, nông choèn.

-Mạch cảm xúc:tinh tế khi đất trời chuyển hạ sang thu

a. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:

+ Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.

+ Từ “phả”: Động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.

+ Sương chùng chình: Những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn

b. Cảm xúc của nhà thơ:

+ Kết hợp một loạt các từ: “Bỗng, phả, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua. hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: Chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TO
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết