Tham khảo bạn nhé!
Lương Văn Tuỵ (1914-1932) là một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi vinh dự được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kì kháng chiến chống Pháp. Lương Văn Tụy người làng Lũ Phong, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Là con của Lương Văn Thăng, cháu gọi Đinh Tất Miễn bằng cậu, đều là những đảng viên cộng sản đầu tiên của tỉnh Ninh Bình.
Năm 15 tuổi, Lương Văn Tuỵ đã bước vào hoạt động cách mạng. Năm 1929, anh được kết nạp vào một tổ chức thanh niên cộng sản ở Ninh Bình được gọi là Đội Võ trang tuyên truyền tỉnh Ninh Bình. Anh được giao nhiệm vụ làm liên lạc, in truyền đơn và các tài liệu bí mật.
Ngày 7/11/1929, chính quyền cách mạng quyết định cắm cờ búa liềm trên núi Non Nước để khích động tinh thần đấu tranh của quần chúng và kỷ niệm cách mạng tháng Mười Nga. Lương Văn Tuỵ đã nhận nhiệm vụ lịch sử này. Để đánh lừa quân địch, Tuỵ đã nhanh trí đeo thêm 2 quả lựu đạn giả vào chân cột cờ tạo mối khiếp sợ không dám đến gần.
Sau sự kiện cắm cờ Đảng, ngày 18 tháng 11 năm 1929, trong khi đang mang mang báo "Dân cày" số 2, có in bài tường thuật, kèm theo hình minh hoạ lá cờ bay trên đỉnh Dục Thuý đến phát ở Yên Mô, quân Pháp đã bắt anh đưa về nhà lao Ninh Bình giam giữ. Ngày 28 tháng 4 năm 1930, anh bị đưa ra xử ở toà thượng thẩm Hà Nội rồi bị đưa đi Côn Đảo. Năm 1932, theo chủ trương của Đảo uỷ, anh cùng một số đồng đội khác vượt biển về đất liền, bị gió to, tất cả đều hi sinh. Năm ấy anh vừa tròn 18 tuổi.
Nhân dân Ninh Bình đã xây dựng tượng đài anh hùng Lương Văn Tuỵ trên đỉnh núi Non Nước. Tên tuổi của anh cũng được đặt cho một trường trung học nổi tiếng nhất Ninh Bình là Trường Trung học phổ thông chuyên Lương Văn Tuỵ. Anh cùng với cha mình là Lương Văn Thăng, cậu Đinh Tất Miễn đều được đặt tên cho những đường phố ở thành phố Ninh Bình
Người chiến sĩ cách mạng Lương Văn Tụy mà trường chúng ta được vinh dự mang tên, anh sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Cha của anh là đồng chí Lương Văn Thăng là một nhà cách mạng, nhà giáo, thầy thuốc và là bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Ninh Bình. Ông sinh ra trong một gia đình nho học ở thôn Lũ Phong, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Từ bé Lương Văn Thăng đã tỏ ra thông minh, nhanh nhẹn, tính tình hòa nhã. Sau khi đỗ tú tài ông không đi làm cho đế quốc phong kiến mà trở về nhà dạy học và làm thuốc. Ông được dân làng gọi là: Cụ Tú làng Quỳnh. Ông lấy vợ khi đã ngoài 40 tuổi và sinh ra anh Lương Văn Tụy khi gần ở tuổi 50. Trong những năm hoạt động cách mạng, ông tổ chức tuyên truyền vận động xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng ở các huyện Nho Quan, Gia Viễn và lãnh đạo một số cuộc đấu tranh trong các phong trào cách mạng ở địa phương.
Được sự dìu dắt của ông, Đinh Tất Miễn, người mà anh Lương Văn Tụy gọi là cậu cũng là một nhà cách mạng nổi tiếng, cốt cán của tỉnh Ninh Bình ta. Cụ Đinh Tất Miễn là bí thư đầu tiên của tỉnh Ninh Bình đồng thời là lãnh đạo cách mạng được trao tặng huân trương Hồ Chí Minh. Năm 1929 chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Lũ Phong chuyển sang thành chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng do Lương Văn Thăng làm bí thư. Đinh Tất Miễn được kết nạp vào và sinh hoạt tại chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng do anh rể mình làm bí thư. Đinh Tất Miễn sinh hoạt Đảng tại chi bộ Lũ Phong rồi về xây dựng cơ sở Đảng ở làng Sầy. Đinh Tất Miễn đã gây dựng nên một hệ thống cơ sở vững chắc từ chính ngôi nhà của mình.
Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, vốn thông minh lanh lợi, lại được giác ngộ lý tưởng Cộng sản ngay từ nhỏ, người chiến sỹ cộng sản trẻ tuổi Lương Văn Tụy (1914 – 1932) vinh dự được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Năm 15 tuổi Lương Văn Tụy đã bước vào hoạt động cách mạng. Năm 1929 anh được kết nạp vào một tổ chức thanh niên cộng sản ở Ninh Bình được gọi là đội vũ trang tuyên truyền tỉnh Ninh Bình. Anh được giao nhiệm vụ làm liên lạc, in truyền đơn và các tài liệu bí mật. Ngày 7/11/1929 chính quyền cách mạng quyết định cắm cờ búa liềm trên núi Non Nước để khích động tinh thần đấu tranh của quần chúng và kỷ niệm cách mạnh tháng Mười Nga. Lương Văn Tụy đã nhận nhiệm vụ lịch sử này để đánh lừa quân địch, Lương Văn Tụy đã nhanh trí đeo thêm hai quả lựu đạn giả vào chân cột cờ nhằm tạo mối khiếp sợ đến gần. Ngày 28 tháng 4 năm 1930 anh bị đưa ra xử ở tòa thượng thẩm Hà Nội rồi bị đày ra Côn Đảo. Năm 1932 theo chủ trương của Đảng ủy, anh cùng một số đồng đội khác vượt biên về đất liền nhưng trên đường vượt biển, bị gió to mưa lớn, tất cả đều hi sinh.
Anh hi sinh - Năm ấy anh vừa tròn 18 tuổi.
Ngoài kia trời mưa! Những giọt nước mưa lạnh ngấm vào mắt, vào miệng vào lưng áo các thầy cô và học sinh chúng tôi trong đoàn đến thăm gia đình anh Lương Văn Tụy. Đón chúng tôi với sự niềm nở, nhiệt tình của người thân gia đình anh. Nén nhang thơm ấm áp nghĩa tình được thắp lên đã sua tan đi cái ảm đạm của thời tiết, sưởi ấm cả đất trời. Chỉ còn lại ở đó, một không gian thiêng liêng, đầy lòng biết ơn và tôn kính. Trên mảnh đất vẫn còn nghèo khó này, tôi thấy ngọn lửa bất diệt của sự kiên cường, lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu cho quê hương từ anh Lương Văn Tụy và gia đình anh dường như chưa bao giờ tắt. Từ nay, ngọn lửa đó sẽ mãi cháy, mãi cháy trong trái tim các thầy cô giáo, các thế hệ học sinh trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy mến yêu…