Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì II

NN

Các bạn hãy giúp mình lập dàn ý cac đề sau nhé:

- Đề 1: Tả ông tiên

- Đề 2: Tả con đường từ nhà đến trường

- Đề 3: Tả lễ hội khai trường

- Đề 4 : Từ bài " Lao xao '' của Duy Khán, em hãy tả lại 1 khu vườn vào buổi sáng đẹp trời

- Đề 5 : Tả cây phượng vĩ

- Đề 6 : Tả cơn mưa rào

- Đề 7 : Tả cây bàng

- Đề 8 : Tả em bé chập chững biết đi

- Đề 9 : Tả lớp học của em

- Đề 10 : Tả quang cảnh trường em vào giờ ra chơi

NT
28 tháng 4 2018 lúc 9:49

Đề 1: Tả ông tiên

Vừa đọc xong tập truyện cổ tích, em ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Trong mơ, em thấy mình bồng bềnh rồi lạc vào một xứ sở lạ kì.

Ồ, đẹp chưa kì! Trước mắt em là cảnh vật chưa từng thấy bao giờ. Mây trắng như tuyết sà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa lan. Không có nắng những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoảng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Một đám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Chú bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt.

Trông Bụt thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mỗi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông. Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: "Cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt ta thưởng cho đóa hoa này!" Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thật! Đóa hoa từ từ bay đến bên em. Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất.

Có tiếng gọi mẹ. Em tỉnh dậy. Thì ra, đó chỉ là giấc mơ. Nhưng em cứ nghĩ mãi về đóa hoa của ông Bụt. Làm nhiều việc tốt thì hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước sẽ thành. Em sẽ nghe theo lời Bụt.

Bình luận (1)
NT
28 tháng 4 2018 lúc 9:50

Đề 2: Tả con đường từ nhà đến trường

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

Bình luận (0)
NT
28 tháng 4 2018 lúc 9:51

Đề 3: Tả lễ hội khai trường

Thời học sinh, ngày khai trường luôn làm cho lòng của mỗi người học sinh nao núng, bỡ ngỡ nhiều bạn nhỏ lần đầu tiên bước vào ngôi trường mới mang một tâm trạng vừa mới lạ, vừa xa xăm. Ngày đầu tiên khai trường, cái vẻ nắng ấm, làn gió mát bao trùm lấy ngôi trường.

Sau 3 tháng nghỉ hè, mọi cuộc chơi đều phải dừng lại, ai ai cũng phải tập trung tinh thần vào học tập,từ tối hôm qua theo thông báo của nhà trường tôi đã chuẩn bị mọi thứ để chuẩn bị cho một năm học mới. Bước vào lớp 6, ngôi trường mới, bạn bè mới, cảnh vật xa lạ,… làm lòng tôi nao núng lắm, nhưng đây cũng là một bước khởi đầu mới và tốt đẹp cho cô nàng cấp hai là tôi

Trước khi làm lễ chào cờ là nghi thức đón chào các học sinh lớp 6, từng hàng một nối đuôi nhau rồi tách riêng từng lớp theo hàng ngũ thật là nghiêm túc và ngay ngắn. Miệng hát vang bài Quốc ca, mắt hướng thẳng tới lá cờ đỏ sao vàng.tiếp đó thầy tổng phụ trách lên giới thiệu buổi lễ và sự hiện diễn của các đại biểu , toàn thể học sinh của trường ai cũng trong tràng pháo tay nhiệt liệt hoan nghênh.

Và mời thầy hiểu trưởng lên đọc thư của chủ tịch Nguyễn Minh Triết gửi đến ttianf thể các em học sinh trong buổi lễ khai giảng năm học mới. Ai cũng chăm chú lắng nghe, đủ để khơi dậy trong mỗi thầy trò lòng quyết tâm phấn đấu dạy tốt – học tốt, thi đua lập nhiều thành tích trong năm học mới.

Chiếc trống trường được đặt ngay ngắn trên sân khấu, rất đẹp và chắc chắn chiếc dùi được cuộn khăn đỏ giờ chỉ cần đánh ba tiếng trống là mọi thứ lại trở về sự nhộn nhịp như cũ, bác trống trông có vẻ đã nghỉ ngơi đủ và giờ chỉ cần hoạt động nữa thôi . Tiếng trống âm vang trầm ấm bay lên từng ngọn cây , vang vọng khắp trường. Tiếng trống trường đại diện và gắn liền với thời học sinh chúng tôi, nó theo chúng tôi suốt thời gian học tập ngồi trên ghế nhà trường.

Phần cuối là tiết mục văn nghệ ,rất hay và hấp dẫn nên ai cũng hướng ánh mắt về sân khấu nhiều tiết mục như nhảy , múa. Hát…..ai cũng trầm trồ khen ngợi.

Kết thúc buổi lễ tôi phụ mọi người xếp ghế, và đi dạo dạo xung quanh trường cùng mấy đứa bạn học cùng lớp, ngôi trường rất rộng, bao quanh những cây bàng , phượng, và nhiều khuôn viên hoa rất đẹp,.. nơi đây có lẽ sẽ để lại nhiều kỉ niệm đẹp cho tôi. Tôi hi vọng mình có thể gắn liền với ngôi trường và có nhiều kỉ niệm học sinh ở nơi đây.

Bình luận (0)
NT
28 tháng 4 2018 lúc 9:51

Đề 4 : Từ bài " Lao xao '' của Duy Khán, em hãy tả lại 1 khu vườn vào buổi sáng đẹp trời

Thứ bảy tuần trước, tôi cùng bố mẹ về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức vì đã hơn một năm rồi tôi chưa về thăm ông bà. Tôi nhớ ông bà, nhớ căn nhà nhỏ và cả khu vườn thân yêu.

Sáng chủ nhật, tôi chạy ra vườn chơi. Quả là một buổi sáng đẹp trời! Bầu trời trong vắt, không một gợn mây, Mặt Trời uy nghi ngự trị trên cung điện lộng lẫy những tia nắng ngắm nhìn vạn vật.

Bây giờ tôi mới cảm thấy khu vườn này quả là đẹp và có lẽ đẹp nhất vào những buổi ban mai như thế này. Anh Trống Cồ đã cất tiếng gáy, sân nhà rộn rã nhưng trong vườn còn náo nhiệt hơn. Chị Mái mơ dẫn dàn con đi kiếm mồi. Đàn gà con chạy líu ríu quanh chân mẹ, đôi chân phải bước dài ra trông vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Mẹ con chị cặm cụi tìm mồi quanh những đám cỏ còn đẫm sương. Đàn vịt lạch bạch chạy ra ao rỉa lông, rỉa cánh. Tôi ngồi chễm chệ trên đống rơm, ngắm nhìn khu vườn kỳ diệu.

Cây cối lóng lánh sương đêm nên đang rạng rỡ tắm ánh nắng thu chan hòa.

- Chào anh ổi! Khỏe chứ?

- Tôi vẫn khỏe! Còn chú thế nào, chú Mít?

Thì ra cây cối trong vườn đang hỏi thăm nhau. Tôi phải công nhận vườn ông bà tôi nhiều cây thật đấy. Tôi thích nhất là cây ổi, thân cây khẳng khiu, nứt nẻ. Tuy hình dáng vậy thôi nhưng đến mùa ổi cây lại cho những trái chín vàng ươm, trái ương phơn phớt xanh rờn và ngọt lịm nữa. Dường như trông thấy tôi, nó xòa cành lá như muốn chào mừng.

Cuối vườn, các luống hoa trao đổi hương thơm và khoe sắc. Giàn thiên lý trổ hoa vàng lốm đốm đang nằm dưới nắng trên chiếc giàn xinh xắn mà ông tôi làm. Hoa lan nở từng chùm trắng xóa. Chùm hoa còn đọng lại những giọt sương long lanh như được một bàn tay khéo léo nào đó chạm trên cánh hoa những hạt châu ngọc. Những ngọn lửa cháy lên hập hùng trong tán lá xanh của hàng râm bụt. Hoa hồng kiêu sa. hoa cẩm chướng mùi thơm nồng nồng. Ảnh sáng mạ vàng những đóa cúc giản dị làm cho nó sáng rực lên như những viên kim cương.

Quanh các luống hoa, bướm bay chập chờn. Ong mật, ong vò vẽ đánh lộn nhau để kiếm mật. Rồi Chích chóc bắt đầu huyên náo, vang vang khắp khu vườn là tiếng hót du dương của một cô Họa Mi. "Chích! Chích! Chích!". Chim Chích Bông chăm chỉ bắt sâu trên từng chiếc lá. Bỗng có tiếng cãi nhau chí chóe từ đâu đó:

- Miếng này là của tớ mà! - Một con bồ câu kêu lên.

- Không! Của tớ chứ! Tớ nhìn thấy trước! - Con còn lại nhanh nhảu.

Thì ra chúng đang cãi nhau vè chuyện thức ăn! Ông tôi bảo sáng nào chúng cũng cãi cọ om sòm kể từ khi ông làm chiếc chuồng chim xinh xắn bằng gỗ thông này. Ông thường xuyên đặt thức ăn vào chuồng cho những chú chim mỗi buổi sớm. Trên tán lá, những chú gõ kiến leo dọc thân cây bưởi mỏ lách cách trên vỏ.

Chà! Bây giờ tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của khu vườn này. Một cảnh vắng mà dung hòa nghìn thứ âm nhạc: Tiếng gió thổi vi vu, chim khẽ gù dưới lá, lá rì rào...

Một tuần trôi qua thật là nhanh. Nhưng trong suốt thời gian này tôi đã hiểu biết thêm về thiên nhiên và nhất là tôi lại thêm yêu khu vườn của tôi.

Bình luận (0)
NT
28 tháng 4 2018 lúc 9:52

Đề 5 : Tả cây phượng vĩ

Phượng từ lâu đã trở thành một loài cây gắn bó với nhiều học sinh, chứng kiến biết bao buồn vui của tuổi học trò.Mỗi khi nhớ về thời học sinh ngây thơ, hồn nhiên, chúng ta lại không thể nào quên được hình ảnh cây phượng già đứng giữa sân trường như người bảo vệ thầm lặng.

Có lẽ chẳng ai nhớ phượng được trồng ở sân trường từ bao giờ.Thân cây cao và to, học sinh chúng em vẫn thường dang tay ôm lấy thân, phải hai người ôm mới đo hết được thân của phượng.Tán cây xanh và rất rộng, nhìn từ xa như chiếc ô khổng lồ che rợp cả sân trường.Những cây phượng lớn tuổi thì rễ cây trồi cả lên mặt đất, như những chú giun đang bò ngoằn ngoèo.Lá cây nhỏ và có màu xanh như lá me, chỉ cần một cơn gió thổi qua là lá phượng lại rơi lả tả.Cành cây trông như những cánh tay gầy đang vươn tới mây xanh.Mỗi khi nắng chiếu qua tán lá rọi xuống sân trường tạo thành những đốm nắng li ti trông thật đẹp mắt.Hoa phượng được biết đến với tên gọi thân thương: hoa học trò.Mỗi khi hè về, những chú ve đồng hợp xướng khúc ca quen thuộc cũng là lúc hoa phượng bừng nở.Mới ngày nào còn là những nụ hoa chúm chím mà hôm nay phượng đã nở đỏ rực một khoảng trời.Hoa phượng có 5 cánh mỏng như cánh bướm ôm ấp lấy nhụy vàng bên trong.Phượng nở thành từng chùm, vô vàn đóa phượng tạo nên một góc trời đỏ rực, trông xa như những chùm pháo hoa trên bầu trời xanh biếc. Bằng sắc đỏ rực rỡ, phượng thiêu đốt cả một khoảng trời, làm bừng sáng cả một góc sân trường.Vào những buổi sáng ban mai khi mặt trờ chiếu những tia nắng tinh khôi nhất, phượng trông thật tươi mát trong nắng sớm, có thể nhìn thấy cả những giọt sương long lanh đọng lại trên cánh hoa.Sau mỗi trận mưa, màu đỏ của hoa như được dịu bớt, vô số cánh phượng rụng xuống sân trường trong niềm tiếc nuối của học sinh.

Mỗi khi hoa phượng bừng nở là chúng em biết rằng một kì thi nữa lại sắp đến, lòng lo lắng và chăm chỉ ôn bài thật tốt.Phượng đung đưa ngoài ô cửa sổ, thỉnh thoảng ngó vào lớp xem chúng em học bài.Phượng biết cả những nỗi âu lo của học sinh khi mùa thi sắp đến.Giờ ra chơi, học sinh lại chạy ùa xuống sân trường ngồi dưới tán phượng, phượng âu yếm nhìn chúng em học bài hoặc vui đùa những trò chơi tinh nghịch.Mỗi học sinh cuối cấp quên sao được màu hoa phượng ấy khi sắp phải rời xa mái trường thân yêu, chia tay thầy cô, bạn bè và cả cây phượng già.Để rồi khoảnh khắc chia ly dưới gốc phượng sao mà lưu luyến, bịn rịn, trở thành kỉ niệm in sâu trong tâm trí.Người học sinh trao cho nhau những trang lưu bút có ép cánh hoa phượng, những cái ôm ấm áp thay cho lời tạm biệt cuối cùng.Và khi kì nghỉ hè đến, học sinh về hết, chỉ còn phượng đứng lặng lẽ ngắm nhìn sân trường, nhớ làm sao tiếng cười nói trong trẻo của lũ học sinh.

Thời học sinh của mỗi người có lẽ sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi cây phượng với màu hoa đỏ rực như lửa cháy mỗi khi hè đến.Phải chăng vì phượng đã chứng kiến biết bao vui buồn cùng những kỉ niệm đẹp của tuổi áo trắng nên nó trở nên thật đặc biệt trong trái tim của người học trò?

Bình luận (0)
NT
28 tháng 4 2018 lúc 9:53

Đề 6 : Tả cơn mưa rào

Vậy là mùa hè đã về trên thành phố đã về cùng ánh nắng chói trang như rót mật trên đường và những trận mưa rào không báo trước. Mới hôm qua, trận mưa rào đầu tiên từ đầu hè đã tới mang lại cả tươi trẻ cho thành phố.

Khi ấy, em đang ngồi học bài trước cửa sổ, ngoài phố, ánh nắng trải vàng như rót mật, thời tiết có chút oi ả, thỉnh thoảng mới có làn gió nhẹ thổi qua. Chợt, nắng như nhạt dần, rồi từ trên mái nhà đã nhe tiếng lộp bộp mỗi lúc một to rồi trở nên ào ào như trút nước. Trời thậm chí không tối lắm mà nắng vẫn còn hiện hữu trong không gian nhưng mưa đã xuống từ lúc nào. Đầu tiên là vài tiếng lộp bộp trên mái nhà rồi ngay lập tức là một màn mưa trắng xóa tầm nhìn ào ào như thác đổ. Nhà em đang phơi đồ trên sân thượng chỉ chút nữa là không kịp rút vào, quần áo có bị ướt đôi chút. Người đi đường thì trở tay không kịp, ai có sẵn áo mưa thì dừng lại bên đường mặc áo mưa để đi tiếp, nhưng những người không có thì đành táp vào hiên nhà ai đó để chờ trời tạnh. Không giống như con người, cây cối đưa mình ra hứng lấy những làn nước mưa mát lành, đung đưa trong làn gió, reo vui với vạn vật như là một lời cảm ơn cơn mưa đã cho chúng những làn nước mát. Mưa trút xuống làm dịu hẳn đi không khí oi nóng từ sáng, làm vạn vật và con người đều trở nên dễ chịu hơn. Em đưa tay ra ngoài hứng lấy làn nước mưa, mưa rơi vào lòng bàn tay mát lạnh. Nhưng cơn mưa rào ngắn ngủi đi cũng nhanh và bất ngờ như cách nó đến vậy. Mưa chợt ngớt rất nhanh, đang ào ào, trở về chỉ còn lộp đột và dứt hẳn. Mưa xong để lại trên bầu trời một vầng cầu vồng bảy sắc rất đẹp trong ánh nắng tỏa rạng nơi nơi. Mẹ bảo em lại phơi đồ ra cho khô. Người đi đường đã cất áo mưa, đường phố đông đúc trở lại, những vũng nước đọng lại bên đường cũng dần rút. Thành phố trở lại khô ráo nhanh chóng bởi ánh nắng chói trang như rót mật. Sau cơn mưa, cây cối như xanh tốt hơn nhiều, không khí chỉ còn lại mùi hơi nước mát mẻ dễ chịu, bụi bặm cả thành phố như tan biến sau mưa. Tiếng chim từ đâu bay tới chuyền cành hót ríu rít trên cây, đâu đấy còn nghe cả tiếng ếch kêu trong những cống thoát nước. Em hít một hơi thật sâu để cảm nhận vẻ đẹp của thành phố mình sau cơn mưa, thật dễ chịu, thật thoải mái. Em thầm cảm ơn cơn mưa rào đã mang lại cả sự tươi trẻ cho thành phố.

Cơn mưa rào vừa tạnh, cả thành phố lại trở lại nhịp sống như ban đầu nhưng lại có một sự tươi mới, thanh mát lạ kì, nhìn khoan khoái đẹp đẽ như chùm cầu vồng lộng lẫy sau mưa được tắm nắng vậy.

Bình luận (0)
NT
28 tháng 4 2018 lúc 9:55

Đề 7 : Tả cây bàng

‘‘Cây bàng trường tôi

Mùa đông áo đỏ

Mùa hạ áo xanh

Cây bàng khi mở hội Là chim đến vây quanh…’’

Lời hát ấy – bao giờ cũng ngân vang trong lòng tôi – mỗi lúc đến trường – nhìn lên cây bàng quen thuộc, thân thương. Cây bàng trường tôi, tuổi còn non trẻ lắm, thân vươn thẳng, xòe ba tán lá tròn xoe như những chiếc ô chồng lên nhau trông thật ngộ nghĩnh. Nó lớn nhanh – rất nhanh. Lần đầu tiên, trông thấy nó, nó chỉ mới một tầng lá xanh, mà nay đã lớn bổng lên, chồng thêm nhiều tán lá mới. Thật tuyệt vời!Mỗi mùa, cây bàng có một dáng vẻ riêng – đặc biệt – không thể trộn lẫn với bất kỳ loài cây nào. Mùa hè, những chiếc lá trưởng thành xanh thẫm, đan nhau tỏa bóng rợp mát một góc sân. Những bông hoa nho nhỏ – đơn sơ – giản dị – khiêm tốn chen lẫn trong những tán lá xanh. Giờ chơi, gốc bàng là nơi lý tưởng nhất để các em học sinh quây quần trò chuyện. Dưới ánh nắng gay gắt mùa hè, bóng mát cây bàng mới tuyệt vời làm sao. Cây bàng như xòe muôn vàn cánh tay thân thiện che chở cho các em tránh nắng hè… Rồi đến ngày những cây phượng nở bừng sắc đỏ. Sân trường lặng ngắt, vắng tiếng cười đùa, hò reo quen thuộc. Cây bàng như ủ rũ, như buồn nhớ. Nó đứng bơ vơ, lặng lẽ trong sân trường, trông cô độc làm sao!… Khi tiếng trống khai trường giục giã, một năm học mới bắt đầu. Cây bàng như khởi sắc, hân hoan. Nó đong đưa những chiếc lá xanh thẫm, xen lẫn vài chiếc lá ươm vàng, tô điểm thêm những chiếc lá đã bắt đầu ngả sang đo đỏ. Nó như khoác chiếc áo mới – màu xanh lốm đốm vàng, đỏ, vẫy muôn nghìn cánh tay chào đón những dáng hình quen thuộc và, chen lẫn trong tán lá đầy màu sắc ấy, lấp ló những trái bàng, vàng mơ – ngòn ngọt – bùi bùi.. Rồi những cơn gió lạnh se se – mùa đông đến rồi. Cây bàng rực đỏ một màu. Rồi những chiếc lá đỏ ấy lần lượt xa cành. Khi chia tay với cây mẹ thân yêu, những chiếc lá kia có bồi hồi luyến tiếc? Riêng tôi, vẫn cứ thích ép những chiếc lá bàng đỏ ấy, mỗi chiếc mỗi sắc màu riêng. Cùng là màu đỏ, nhưng chiếc đỏ sậm, chiếc đỏ sâm sẫm, cái đỏ hồng tươi, cái đo đỏ chen lẫn vàng thẫm… Quan sát sự thay đổi sắc màu dần dần của chúng mà thấy bùi ngùi khó tả. Rồi đến lúc thân cây trơ trụi, vươn những cánh tay khẳng khiu lên bầu trời xám xịt màu chì, mưa giăng mưa, gió đan gió, cây bàng trường tôi vẫn sừng sững giữa trời.. Rồi thật bất ngờ, cây bung những chồi xanh non biêng biếc, một màu xanh non tơ, tràn đầy sức sống – báo hiệu mùa xuân. Tôi yêu thích nhất màu xanh nõn ấy. Nó cho tôi biết bao niềm tin yêu và hy vọng vào cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn mãi không ngừng – cho dù có gặp bao nỗi gian nan hay thất vọng. Ơi! Màu xanh cuộc sống. Sức sống ấy như trỗi dậy sau giấc ngủ dài mùa đông. Mùa xuân sân trường như sáng bừng lên bởi dáng vẻ tươi mới đầy sức sống ấy. Những chiếc lá mượt mà reo vui, chào đón một năm mới bắt đầu, tràn trề ước mơ, hy vọng…

Bình luận (0)
NT
28 tháng 4 2018 lúc 9:55

Đề 8 : Tả em bé chập chững biết đi

Hôm nay cả gia đình của em vui hơn mọi ngày bởi sáng nay bé Bin được về nhà chơi. Bé Bin là con gái của chị gái em, cứ cuối tuần bé lại được mẹ cho về nhà ông bà chơi. Mỗi khi bé về, cả gia đình lại như có thêm sức sống bởi năm nay bé mới được hơn một tuổi - đang là tuổi tập nói tập đi. Có thêm một thành viên nhỏ tuổi, cả gia đình cùng nhau chơi với bé, không khí gia đình lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười.

Bin năm nay mới được một tuổi rưỡi. Hiện giờ đang là mùa hè nên bé được bố mẹ cho về nhà ông bà chơi hai tháng. Bin có làn da trắng hồng, đôi má đỏ hây hây của Bin lúc nào cũng cười toe khiến cho người bên cạnh mỗi lúc nhìn thấy bé chỉ muốn hôn lên. Những lúc như vậy, bé lại nũng nịu sà vào lòng của bà ngoại rồi cười chúm chím. Bin được mẹ cho nuôi tóc dài để tết hai bím tóc nho nhỏ trên đầu trông mới đáng yêu làm sao. Mỗi khi bé di chuyển là hai bím tóc nhỏ cũng đung đưa theo bé. Những sợi tóc mỏng và hơi hoe hoe vàng, sờ vào thật là mềm mượt. Bé hơn một tuổi nên đã có răng sữa để ăn một số thứ mềm rồi. Mỗi khi Bin cười lại để lộ ra hai chiếc răng cửa trắng, nho nhỏ, xinh xinh. Vì đang tuổi mọc răng nên Bin thích ăn bánh quy và bim bim lắm. Mỗi lần thấy dì hay bà ngoại cầm bánh quy là bé lại khoanh tay và “ạ!” một tiếng rất lớn như muốn bảo với bà rằng: Con cũng muốn ăn. Có miếng bánh quy cầm ở tay rồi, bé có thể vui sướng cả ngày, ngoan ngoãn ngồi chơi đất nặn, đồ hàng một mình mà không hề quấy nhiễu ai hết.

Bé Bin thích nhất là xem chương trình quảng cáo trên ti vi và chơi đồ hàng cùng các bạn hoặc anh chị. Mỗi khi chơi cùng mọi người, bé lại thích tự mình xếp hộp đồ chơi sang một bên mà không hề cần nhờ có ai giúp đỡ. Sau đó, mọi người nói chuyện với bé, giúp bé học cách hiểu những gì người lớn bên cạnh nói. Nhờ có thế mà giờ đây, bé đã có thể nói một số từ ngắn như bố, mẹ, cô,. . . Mỗi khi nghe giọng nói ngọng líu ngọng lô của bé mà mọi người cùng nhau cười bởi sự dễ thương của bé. Những lúc như thế, Bin thấy mọi người cười rồi cũng cười theo một cách thích thú. Hay mỗi khi xem quảng cáo, bé có thể ngồi hàng giờ đến mức giờ đây, chỉ cần nghe nhạc hiệu của chương trình quảng cáo là bé đã có thể nhận ra. Tuy chỉ có thể nói một số những chữ ngắn, thế nhưng Bin luôn thích hát theo những bài hát thường được nghe ở trên ti vi. Những lúc như vậy, bé luôn kéo tay người ở cạnh mình để cùng nhau hát khi nào được mới thôi.

Bin mới bắt đầu tập đi được một thời gian. Bởi vậy, bé lại rất thích được tự mình đi lại khắp nơi, từ trong nhà cho tới ngoài sân. Mỗi bước đi Bin lại bước đi một cách khó nhọc và cẩn thận. Có lúc bé loạng choạng sắp ngã, mẹ và bà đều dang rộng vòng tay ở bên cạnh thế nên bé không hề sợ hãi bất cứ điều gì cả mà luôn cố gắng trong từng bước đi của mình. Có một hôm, chẳng may bé tự mình đi ra ngoài sân rồi bị ngã rất đau, thế nhưng Bin lại không hề khóc một tẹo nào mà lại cố gắng để đứng dậy. Cũng nhờ có điều đó mà Bin biết đi rất nhanh. Chỉ mấy tháng nhưng Bin đã có thể nhanh nhẹn đi lại trong sân vườn, chỉ có lên bậc cầu thang bé mới cần có người ở bên cạnh đỡ không để bị ngã. Mỗi buổi chiều, Bin lại cùng bà nội đi dạo quanh con đường làng hoặc cùng bà nội đi sang bên nhà hàng xóm ngồi chơi với các bạn. Những lúc như vậy, bé thích lắm, luôn cố gắng để được đi chơi nhiều nơi nhất có thể, có những hôm mẹ ở nhà gọi bé về nhà ăn mà bé cũng không chịu về nữa. Mỗi khi như vậy, mẹ lại nựng bé về nhà để ăn bánh quy, chơi đồ hàng bé lại cười thích thú rồi ngoan ngoãn theo mẹ trở về ăn bột.

Bin là thiên thần nhỏ của gia đình em. Mỗi ngày chơi cùng Bin, em càng cảm thấy yêu Bin hơn. Bin chẳng hề hay quấy khóc như những em bé khác mà chỉ ngoan ngoãn đi ngủ mỗi khi ăn no. Mỗi lúc như vậy, em lại cúi xuống thơm vào đôi má bồ quân của bé. Em yêu Bin rất nhiều, em luôn mong Bin có thể ở cùng gia đình em chơi nhiều ngày hơn nữa.

Bình luận (1)
NT
28 tháng 4 2018 lúc 9:58

Đề 9 : Tả lớp học của em

Lớp học là ngôi nhà thứ 2 của em là nơi tạo cho em những kỉ niệm thân thương nhất!

Lớp học cũng chính là nơi mà em được đến để học tập tiếp thu những kiến thức bổ ích. Vì vậy em luôn xem đó là ngôi nhà nhỏ. Lớp em là lớp ...........thuộc trường..... Lớp em nằm ở lầu ba của trường. Tuy lớp nhỏ nhưng được sắp xếp đồ đạc rất gọn gàng và ngăn nắp. Cửa ra vào được sơn màu kem, sáng sủa. Phòng của chúng em luôn thoáng mát nhờ trường trồng rất nhiều cây xanh. Trong lớp, những chậu hoa nhỏ xinh xắn được xếp ngay ngắn. Dãy bàn ghế ngay ngắn, thẳng tắp luôn sạch sẽ nhờ bàn tay của cô bảo mẫu lao chùi mỗi ngày. Trước mặt chúng em là bác bảng xanh to lớn. Bức ảnh Bác Hồ được treo ngay ngắn trên bức tường được quét sơn màu hồng nhạt. Lớp em rất đẹp mắt nhờ sự khéo léo của cô và các bạn đã trang trí làm lớp học trở nên sinh động hơn. Lớp học là cái nôi nuôi dưỡng em thành người. Vì vậy mà cô giáo đối với em chính là người mẹ hiền thứ hai. Cô luôn dạy cho chúng em những kiến thức bổ ích. Cô giúp chúng em học tập tốt hơn và yêu kiến thức mà chúng em đã được học. Chúng em ở lớp luôn đoàn kết, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Chúng em luôn chia sẽ với nhau những niềm vui, nỗi buồn với nhau, giúp đỡ nhau học tập thật tốt. Các bạn như anh em ruột thịt của nhau. Lớp học như một ngôi nhà, một gia đình ấm áp. Vào ngày cuối tuần các bạn phân công nhau trực nhật để lớp của chúng em luôn sạch đẹp. Những buồn vui của bạn bè, kỷ niệm của tuổi học trò. Hình ảnh của lớp học là hình ảnh mà chúng em yêu quý nhất. Chúng em luôn giữ gìn lớp học sạch, đẹp. Những giờ học trên lớp, cô giáo luôn tạo cho chúng em những tiết học vui tươi sinh động, giúp cho chúng em hiểu bài hơn. Em rất yêu lớp học của em, những thầy cô kính yêu cùng những người bạn dễ thương trong lớp. Hình ảnh lớp học sẽ in sâu vào kí ức tuổi học trò trong lòng của em và mọi người. Dù mai này có rời xa mái trường, xa ngôi nhà nhỏ em vẫn sẽ luôn nhớ về nó.
Bình luận (0)
NT
28 tháng 4 2018 lúc 9:58

Đề 10 : Tả quang cảnh trường em vào giờ ra chơi

Đối với mỗi học sinh, giờ ra chơi luôn là khoảng thời gian tuyệt nhất trong ngày. Nó giống như một liều thuốc tinh thần cho các bạn học sinh sau những giờ học đầy căng thẳng.
Buổi sáng hôm nay sao mà trong trẻo đến thế. Những đám mây trắng trôi bồng bềnh trên nền trời xanh biếc. Những tia nắng ấm áp khẽ đưa qua kẽ lá. Vài chú chích chòe, họa mi, sơn ca hót líu lo tạo nên một dàn hợp ca tuyệt vời. Sân trường lúc này sao mà im ắng quá, ta chỉ có thể nghe thấy tiếng thầy cô giảng bài qua các cửa lớp. Bỗng: “Tùng . . .Tùng . . .Tùng . . .”, tiếng trống trường quen thuộc vang lên rộn rã báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Từ các cửa lớp, các bạn học sinh ùa ra như dòng thác đổ. Cả sân trường nhanh chóng được lấp kín bằng những trò chơi của các bạn học sinh. Giữa sân trường thường diễn ra trận so tài đá cầu giữa lớp em với lớp bên cạnh. Quả cầu bay lên rồi hạ xuống một cách nhịp nhàng bởi những đôi chân khỏe khoắn, nhanh nhẹn. Cả hai đội dường như ngang tài ngang sức. Cuối cùng, trận cầu kết thúc bằng cú đá đầy hiểm hóc của bạn Tuấn lớp em. Bên gốc cây Lim Xẹt này là nhóm các bạn nữ đang chơi cầu lông. Tiếng vợt vụt mạnh. Quả cầu bay qua bay lại nhanh vun vút. Tiếng vỗ tay reo hò làm cho trận cầu thêm thú vị, hấp dẫn. Từng làn gió nhẹ thoảng qua làm những bông hoa vàng rực rơi xuống kết thành một tấm thảm màu vàng tuyệt đẹp. Ông mặt trời tỏa ra những tia nắng ấm áp làm cho nụ cười của các bạn thêm rực rỡ. Chị Gió tốt bụng nhẹ nhàng đưa những làn gió mát rượi để xua tan cái nóng trên cả sân trường. Các cô giáo với những tà áo dài rực rỡ vào phòng Giáo viên để nghỉ ngơi. Bên cạnh khu D đang diễn ra trận bóng rổ của các anh lớp chín. Các anh vừa chạy vừa khéo léo đưa bóng qua chân đối thủ rồi nhảy lên và đưa bóng vào rổ. Tiếng vỗ tay reo hò chưa bao giờ ngớt trên sân. Góc căn tin cũng đông đúc không kém. Các bạn trên tay cầm những túi bánh, ly nước với vẻ mặt tươi cười rạng rỡ. Cũng có những bạn ăn vội ổ bánh mì vì chưa kịp ăn sáng.. Dưới tán cây xanh um là nhóm học sinh đang thảo luận về một bài toán khó chưa tìm ra đáp số, ôn lại bài cho tiết học sắp tới hay chỉ đơn giản là các bạn nữ đang trò chuyện với nhau. Các anh chị lớp lớn thường hay vào thư viện để đọc sách hay học bài. Bỗng “Tùng . . .Tùng . . .Tùng . . .”, tiếng trống lại rộn rã vang lên như lúc nãy. Các bạn nhanh chóng kết thúc mọi trò chơi rồi quay về vị trí xếp hàng của lớp mình. Gương mặt các bạn đỏ bừng và đầm đìa mồ hôi nhưng ai nấy đều rất vui vẻ và phấn khởi vì đã được nạp đầy năng lượng và sẵn sàng cho tiết học tiếp theo. Rồi các bạn nhanh chóng di chuyển lên lớp theo sự điều khiển của thầy Cường giám thị. Sự yên lặng đã được trả lại cho sân trường.
Mỗi giờ ra chơi chỉ có hai mươi phút ngắn ngủi cứ trôi qua như thế nhưng nó đã để lại cho các bạn học sinh biết bao kí ức đẹp của tuổi học trò về bạn bè, thầy cô dưới mái trường mến yêu.

Bình luận (0)
H24
28 tháng 4 2018 lúc 11:03

1. Phần Mở bài

- Em đã được nghe bà em, mẹ em kể cho nghe những câu chuyện cổ Việt Nam rất hay và rất lí thú.

- Trong những câu chuyện cổ tích ấy có những nhân vật nghèo khổ bất hạnh và cũng có những nhân vật giàu có mà tham lam, độc ác.

- Bao giờ cũng vậy, người nghèo khổ, bất hạnh nhưng tốt bụng luôn được một lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để thắng những kẻ ác. Đó là những ông Tiên (ông Bụt).

- Em rất yêu thích nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích Tấm Cám mà em đã được đọc.

2. Phần Thân bài

a) Miêu tả ngoại hình

* Những lần xuất hiện của ông Bụt trong truyện Tấm Cám

Trong truyện Tấm Cám, ông Bụt hiện lên rất nhiều lần để giúp cô Tấm.

Mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tôm bắt tép. Tấm siêng năng bắt được nhiều tôm. tép còn Cám lười biếng nên không bắt được gì hết. Cám đã lừa Tấm và trút hết giỏ tôm tép. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

- Tấm nuôi cá bống và coi bống như người bạn thân. Mẹ con nhà Cám giết chết bống. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

- Mẹ con nhà Cám đi dự lễ hội. Mụ dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm ở nhà nhặt riêng từng thứ ra. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

- Tấm không có quần áo đẹp để đi dự hội. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện...

- Như vậy, ông Bụt luôn xuất hiện để giúp đỡ cô Tấm, một cô gái mồ côi hiền lành, chịu thương chịu khó.

* Ngoại hình của nhân vật ông Bụt

- Ông Bụt xuất hiện trong truyện là một ông lão rất đẹp.

- Khuôn mặt của ông phúc hậu.

- Đôi mắt của ông toát lên sự hiền từ, ấm áp, lông mày lòa xòa, bạc trắng.

- Tóc ông bạc phơ, được búi gọn phía sau gáy. Vài sợi tóc bạc bay phất phơ trước trán.

- Râu của ông dài tới ngực, bạc trắng như mây.

- Ông mặc một bộ quần áo thụng dài chấm đất, màu trắng. Tay áo vừa dài vừa rộng.

- Một tay ông chống cây gậy trúc màu vàng bóng rất đẹp. Chỗ tay cầm thính thoảng ánh lên những tia sáng.

b) Miêu tả hoạt động

- Một làn khói mờ trắng tỏa nhẹ, một ông già đầu tóc bạc phơ xuất hiện.

- Khi xuất hiện, dáng ông khoan thai.

- Ông bước những bước chậm rãi.

- Ông dưa tav lên nhè nhẹ vuốt bộ râu dài.

- Ông nhìn cô Tấm bằng ánh mắt đầy thương cảm.

- Ông nói với cô Tấm bằng giọng ấm áp như người ông nói với đứa cháu gái yêu quý của mình “Làm sao con khóc?”

- Ông bất ngờ xuất hiện rồi cũng bất ngờ biến mất.

2. Phần Kết bài

- Tấm là cô gái mồ côi phải sống với mụ dì ghẻ và đứa em độc ác. Cô Tấm ngoan hiền và siêng năng chịu thương chịu khó. Mỗi lần cô gặp khó khăn là mỗi lần ông Bụt xuất hiện đẽ giúp đỡ cô.

- Việc ông Bụt xuất hiện giúp đỡ cô Tấm đã thể hiện được ước mơ chính đáng của nhân dân ta: Những người hiền lành tốt bụng mà bị chà đạp bóc lột thì luôn cần sự giúp đỡ. Nhân vật ông Bụt thể hiện khát vọng công bằng của người dân lao dộng:

“Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì”

Bình luận (0)
H24
28 tháng 4 2018 lúc 11:04

2DÀN Ý:
I. Mở bài:
giới thiệu con đường từ nhà đến trường
Ví dụ:
Thời học sinh là một quảng thời gian vô cùng tươi đẹp, con đường từ nhà đến trường là một hành trình không thể thiếu trong con đường đi tìm tri thức của mỗi chúng ta. Con đường từ nhà đến trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tôi.
II. Thân bài: tả con đường từ nhà đến trường
1. Tả bao quát con đường từ nhà đến trường

Con đường từ nhà đến trường dài khoảng 1km Con đường từ nhà đến trường rất đẹp và đơn giản

2. Tả chi tiết con đường từ nhà đến trường
a. Tả con đường từ nhà đến trường

Con đường từ nhà đến trường được làm đá như thương được gọi là đường nhựa Con đường có nhiều ổ gà Con đường rất ngoằn nghèo và khúc khủy

b. Tả cảnh vật hai bên đường từ nhà đến trường

Hai bên đường cây cối um tùm Hai bên dường có những đoạn có cây gỗ to, có đoạn có hoa, có đoạn thì là cỏ, có đoạn thì có nhà…. Những chú chim và bướm bay nhảy trên những ngọn cây hai bên đường

c. Tả con người trên con đường từ nhà đến trường

Có rất nhiều người qua lại trên đường Người qua lại trên đường có nhiều người đibộ, đi xe máy, di xe đạp,….

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về con đường từ nhà đến trường
Ví dụ: con đường từ nhà đến trường đã gắn bó biết bao năm tháng học sinh của em. Em rất yêu con đường từ nhà đến trường.

Bình luận (0)
H24
28 tháng 4 2018 lúc 11:05

3DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu buổi lễ khai giảng

Ví dụ:
Trong thời học sinh chúng ta ai cũng có những kỉ niệm vui buồn cùng với thầy cô và bạn bè. Những kỉ niệm luôn đi theo ta suốt quãng đường còn lại trong cuộc đời. một kỉ niệm mang đến cho chúng ta những sự háo hức, hồi hộp và vui tươi nhất là buổi lễ khai giảng.

II. Thân bài: tả cảnh buổi lễ khai giảng
1. Tả bao quát cảnh buổi lễ khai giảng

Buổi lễ khai giảng diễn ra: Trong buổi lễ không thể thiếu được là các bạn học sinh, các thầy cô giáo trong trường và các đại biểu Rất đông vui, nhộn nhịp, hào hứng

2. Tả chi tiết buổi lễ khai giảng:
a. Tả con người trong lễ khai giảng:

Trong sân trường các bạn học sinh đã tìm được một chỗ ngồi cho mình Các bạn học sinh mới vào còn rất bỡ ngỡ Các học sinh đàn anh đàn chị thể hiện sự trưởng thành Các thầy cô chỉ đạo từng lớp của mình Từng người có công việc đều đảm nhiệm công việc của mình

b. Tả hoạt động trong buổi lễ khai giảng

Đội trống đã chuẩn bị sẵn sang Các bang rôn treo lên sẵn sàng Đội văn nghệ đã chuẩn bị hoàn tất Mọi công việc đều hoàn chỉnh Sân trường hoa quà sắm đầy sân

c. Tả khung cảnh trong buổi lễ khai giảng

Buổi lễ khai giảng tràn ngập nắng vàng Chim hót rêu vang khắp nơi Những tiếng trống vang khắp mọi nơi Mọi nơi đang vui mừng phấn khởi

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về buổi lễ khai giảng
Ví dụ:
Mỗi dịp khai giảng em đều rất phấn khởi và vui mừng. em sẽ không bao giờ quên không khí lễ khai giảng.

Bình luận (0)
H24
28 tháng 4 2018 lúc 11:06

4.1. Phần Mở bài

- Mỗi cảnh đẹp của làng quê Việt Nam đều đem đến cho em một ấn tượng riêng thật lí thú: Cảnh một dòng sông, cảnh một vườn dừa, cảnh một vườn cây trái sum suê hoặc cảnh một vườn cau vươn mình trong nắng sớm...

- Có một khu vườn làm say lòng em không kém, đó là khu vườn trong bài văn Lao Xao của nhà văn Duy Khán. Đọc bài văn Lao Xao của ông, trước mắt em hiện ra một bức tranh làng quê Việt Nam với khu vườn đầy màu sắc, âm thanh và hương vị vào một ngày chớm hè, đẹp trời.

2. Phần Thân bài

a). Cảnh cây cối, hoa, ong và bướm

- Khu vườn có màu xanh của cây cối um tùm. Nhiều loại cây trái cao thấp khác nhau với những cành lá xum xuê.

- Khu vườn hiện lên với màu sắc và hương thơm đặc trưng của những thứ hoa của vùng quê Kinh Bắc: “Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ …thơm như mùi mít chín”

- Khu vườn có âm thanh của đàn ong “ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau dễ hút mật ở hoa”.

- Từng đàn bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao khi bị các loài ong xua đuổi.

- Cây cối, hoa, ong và bướm là những sự vật góp phần tạo nên vẻ sống động, tươi đẹp của khu vườn.

b). Cảnh các loài chim

Nổi bật trên bức tranh đầy màu sắc, âm thanh và hương vị của khu vườn chính là hình ảnh các loài chim. Bao nhiêu loài chim tụ hội về đây khoe sắc và khoe tếng hót. Mỗi loài có tiếng kêu, tiêng hót riêng nhưng tất cả hòa vào nhau tạo nên âm thanh ồn ã của khu vườn.

- Chim bồ các vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuối đánh “Các... các... các"

- Những chú sáo sậu, sáo đen đậu trên lưng trâu mà hót mừng được mùa.

- Riêng chim tu hú kêu báo mùa vải chín.

- Đàn chim ngói hay qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lặn.

- Những chú chim nhạn bay liệng tít tận mây xanh.

- Những chú chim hiền lành gắn liền với cuộc sống của con người.

Chúng họp thành một thế giới đáng yêu với những âm thanh rộn rã tưng bừng. Nó làm cho cuộc sống của con người thêm vui, thêm sống động...

Bên cạnh những loài chim gần gũi đáng yêu, ta bắt gặp trong khu vườn những loài chim mà bấy lâu nay con người gán cho nó những “cái tội” mà nó không có hoặc mọi người ghét chúng bởi chúng có hại cho cuộc sống của con người.

- Những chú chim bìm bịp khoác bộ áo cánh nâu suốt đêm ngày rúc trong bụi cây kêu “bịp bịp”. Không biết từ bao giờ, con người gán cho nó cái tội “lừa bịp” để rồi suốt ngày đêm nó phải rúc trong các bụi cây và cất tiếg kêu ai oán.

- Những con diều hâu mũi khoằm luôn rình mò để bắt trộm gà.

- Những con quạ đen, quạ khoang lia lia láu láu thường bắt gà con và ăn trộm trứng gà.

- Những con chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. Chúng thường dùng cánh xía chết chim bồ câu của người nuôi.

- Những chú chim chèo bẻo vừa có tật xấu lại vừa “làm” được việc tốt. Nó xấu bởi nó là “kẻ cắp”. Còn nó “tốt” bởi nó biết đánh diều hâu, đánh quạ, đánh chim cắt, những loài chim chuyên rình lấy trộm trứng, bắt trộm gà và giết chim bồ câu...

3. Phần Kết bài

- Khu vườn với cây cối xanh tươi, với hương hoa ngào ngạt, với muôn vàn âm thanh của ong bướm chim muông đã làm cho bức tranh làng quê Việt Nam thêm thân thương, nồng ấm.

- Em thêm yêu cảnh làng quê Việt Nam với thiên nhiên tươi đẹp đầy âm thanh, màu sắc và hương vị ngọt ngào...

Bình luận (0)
H24
28 tháng 4 2018 lúc 11:07

5,

a) Mở bài

Cây phượng - người bạn đồng hành của mỗi lứa tuổi học trò chúng ta.

- Cứ đến hè mỗi chúng ta lại thấy những sắc màu của hoa phượng đỏ rực, có đôi lúc ta chợt cảm thấy mình đang đứng giữa một rừng hoa bát ngát, thơ mộng và ngọt ngào làm sao.

- Để nói cảm nhận về cây phượng tôi không biết phải như thế nào? Với tôi, nó là người bạn, người thân, người tri kỉ và là người luôn dõi theo từng bước chân của mỗi học trò như tôi.

b) Thân bài

- Miêu tả về cây phượng: Thân cây? Lá cây? Hoa phượng? Rễ cây?....

- Phượng đẹp nhưng nhìn mỗi cánh hoa phượng, tôi cảm thấy chứa đựng một điều gì đó buồn.

+ Buồn khi xa những tiếng cười của học trò về nghỉ hè.

+ Buồn khi lại phải tiễn đưa một thế hệ học trò.

+ Buồn khi phượng lại phải cô đơn, buồn hiu, khi không ai ngắm mình.

+ Nhạc sĩ Vũ Hoàng có câu:

“Những chiếc xe chở đầy hoa phượng

Em chở mùa hè của tôi đi đâu?”

- Các hoạt động vui chơi, giải trí dưới góc cây phượng: Nhảy dây, đá cầu,…

=> phượng che chở, đùm bọc và bảo vệ để chúng ta được vui chơi thoải mái, đem lại cảm giác an toàn.

- Cảm nhận của bản thân:

+ Tôi yêu quý cây phượng vì nó không chỉ là người bạn, người tri kỉ, mà nó là người cất giữ những kỉ niệm về tuổi học trò của tôi, là người luôn dõi theo từng bước chân của tôi.

+ Tôi hi vọng tất cả các bạn phải biết quý trọng và nâng niu cây phượng, đừng làm hại đến cây phượng.

c) Kết bài:

- Tổng kết lại cảm nhận cây phượng như thế nào?

+ Có thể ngày hôm nay ta vô tư là vậy, nhưng sau này ta sẽ nhớ lại “cây phượng” chính là nơi ta cảm thấy an toàn, tuyệt vời và luôn cất giấu những kỉ niệm tươi đẹp tuổi học trò của chúng ta.

Bình luận (0)
H24
28 tháng 4 2018 lúc 11:08

6.

1. Mở bài: Giới thiệu cơn mưa cuối mùa:

- Mưa vào ban đêm, khi mọi người đang ngủ say bỗng giật mình vì tiếng ì ầm.

2. Thân bài:

*Tả cơn mưa theo trình tự thời gian: diễn biến của cơn mưa.

- Mưa xối xả, dữ dội.

- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.

- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc.

- Tiếng mưa lộp độp trên mái nhà.

- Mưa mỗi lúc một to, gió thổi tung tấm ván và lay giật các cửa sổ và cửa ra vào…

- Hơi nước mát lạnh phả ngập vào gian phòng.

*Sau cơn mưa:

- Tiếng mưa vừa yên ắng thì tiếng ếch nhái kêu ộp oạp… ộp oạp… nổi lên rộn ràng, rền vang khắp nơi nghe thật là vui tai.

- Lá vàng rơi đầy sân.

- Sáng ra, trời trong veo không một gợn mây.

- Cơn mưa đêm hôm qua là cơn mưa cuối mùa.

3. Kết bài:

- Em rất thích thú khi trời đổ mưa.

- Em tiếc nuối vì đây là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.

Bình luận (0)
H24
28 tháng 4 2018 lúc 11:09

7.I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần đề cập
‘‘ Mùa đông áo đỏ
Mùa hạ áo xanh
Cây bàng khi mở hội
Là chim đến vây quanh...’’
Đây là lời bài hát cây bàng trường tôi, bài hát như gợi nhớ lại tuổi thơ của mỗi chúng ta khi đến trường. cây bàng như một người bạn thân yêu mỗi giờ ra chơi, mỗi lần ăn hàng, mỗi lần chơi trốn tìm,…. Bao kỉ niệm chợt ùa về, tôi vẫn nhớ như in bóng dáng cây bàng thân yêu ngày nào.
II. Thân bài
1. Tả bao quát:

- Dáng cây to, cao
- Tán cây rộng
- Cây bàng như một cụ già lom khom
2. Tả chi tiết
- Cây bàng già nua, cao lêu nghêu, rễ ăn nổi trên mặt đất.
- Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.
- Cành cây chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng phân từng tầng rất đẹp.
- Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân.
- Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng cho bóng mát.
- hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.
- Trái bàng hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt béo.
- Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.
- Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi...
3. Tả cây bàng qua từng mùa:
a. Mùa xuân
- Gió đông đi qua, mùa xuân về trên những cành cây bàng
- Cây bàng lấm tấm những chồi non trông rất xinh xắn
- Bỗng một hôm cây xòe những lá non mơn mởn
- Cuối xuân là những lá bàng xanh ngắt đầy cây bàng
b. Mùa hạ
- Cây bàng xanh um lá
- Những lá bàng tỏa bóng mát che khắp nơi
- Những chú chim đua nhau làm tổ
c. Mùa thu
- Những lá cây bàng bắt đầu ngả màu: những màu sắc vô cùng vui mắc, nào là lá xanh, lá nâu, lá vàng,…
- Quả bàng vàng ruộm lúc lỉu trên cành, nấp sau những vòm lá đủ màu ; có quả rụng lăn lóc trên mặt đất
d. Mùa đông
- Thân cây lộ rõ vẻ sần sùi; những cái u trên thân trơ ra với cái gió đông lạnh lẽo
- Cành bàng trơ trụi lá, gầy guộc, nâu xám
- Chỉ còn vài lá bàng trơ trọi còn sốt lại
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng
- Nó đã gắng bó như thế nào với em trong tuổi thơ

Bình luận (0)
H24
28 tháng 4 2018 lúc 11:10

8.

Dàn ý

+ Mở bài: Giới thiệu em bé định tả (Tên gì? Bé trai hay gái? Em bé đó có quan hệ gì với em?)

Bé Hà em gái của tôi, đến nay vừa tròn mười hai tháng tuổi, cái tuổi tập nói, tập đi, thật là đáng yêu.

+ Thân bài:

+ Tả hình dáng của em bé:

Gương mặt bầu bĩnh, đòi mắt tròn đen láy, cái miệng chúm chím như nụ hoa...

+ Tả hoạt động, sở thích của em bé:

- Hoạt động suốt ngày, nhất là hai tay cùa bé thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay.

- Tay bám vào thành cũi tập đi, bước chân của bé lẫm chẫm, dáng đi nghiêng ngả, chưa vững vàng. Mẹ thường giữ cho bé đứng thắng rồi buông tay lùi ra xa. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước...

- Đang tuổi tập nói nên bé thích nói lắm. Hay bập bẹ những tiếng ra, “mẹ” có lúc lại hét lên “pà pà” nghe thật vui tai.

- Thích chơi búp bê, nhưng chỉ chơi một lúc là chán ngay.

- Bé rất thích tắm, bé lấy hai tay đập vào nước, mắt nhắm tít lại, miệng cười toe toét.

+ Kết bài: Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn.

Bình luận (0)
H24
28 tháng 4 2018 lúc 11:13

Khi lớn lên con người ta luôn ước muốn để quay về tuổi thơ của mình, quay về những ngày tháng hồn nhiên vô lo vô nghĩ bởi vì càng lớn, con người ta càng đối diện với nhiều thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Trong một lần ngồi ngẫm lại những gì mà mình đã trải qua trong quá khứ, tôi đột nhiên nghĩ về thời học sinh của mình. Đặc biệt hơn đó là những giờ kiểm tra đầy căng thẳng, áp lực và tôi nhớ nhất đó là trong giờ viết bài Làm văn.
Quang cảnh lớp học lúc đấy thật lạ thường. Bởi lẽ, môn Văn là một môn học khác xa so với các môn học khác, nó có những đặc điểm đặc thù nhất định. Bạn có thể nhẩm những phép tính trong giờ học Toán, bạn có thể phát biểu và đưa ra ý tưởng của mình về những phản ứng xảy ra trong tự nhiên đối với môn Hóa học. Nhưng với môn Văn thì khác, nó cần đến sự tập trung và suy nghĩ một cách mạch lạc. Tôi bỗng nhớ đến quang cảnh của lớp tôi trong buổi viết văn hôm đấy, đó là lúc tôi đang học lớp sáu, cô giáo đưa ra đề bài cho chúng tôi là: “ Suy nghĩ của em sau khi học xong truyện cổ tích Em bé thông minh”.
Sau khi nhận được đề bài, tất cả thành viên trong lớp đều chăm chú làm bài, mọi người đều vạch ra dàn ý trước khi viết vào giấy để tránh những sai sót không đáng có. Quang cảnh lớp học thật tĩnh lặng, chỉ có những tiếng kêu nhỏ nhẹ của ngòi bút. Ngoài ra còn có tiếng hót của những chú chim đang đậu trên cây bàng trước của lớp. Ai nấy đều suy nghĩ, viết ra những gì mà mình đã được học.
Cứ thế, bốn mươi học sinh trong lớp đều say mê làm bài nhưng mỗi người có một sắc thái khác nhau. Có người thì trầm ngâm suy nghĩ xem mình sẽ làm gì tiếp theo. Có bạn thì cặm cụi viết mà không để ý xem xung quanh đang xảy ra chuyện gì, ngòi bút in hằn trên trang giấy trắng gắn liền với tuổi học trò. Đôi khi, có một số bạn khẽ cười, chắc là các bạn đang nghĩ đến những chi tiết độc đáo trong câu chuyện.
Ngoài khi, sân trường như vắng lặng, bởi lẽ đang trong giờ học. Những làn gió của mùa thu khẽ đưa vào lớp, như là một lời động viên và chúc chúng tôi làm bài thật tốt để đạt được điểm số thật cao. Trước khi làm bài, cô giáo không gợi ý gì thêm, cô chỉ nhắc nhở bọn tôi đọc kĩ đề, suy nghĩ thật kĩ trước khi làm bài. 1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Thời gian làm bài kiểm tra (tiết..., thứ... )
2. Thân bài:
* Tả quang cảnh lớp học trong giờ làm bài:
+Cô giáo:
- Đọc và ghi đề lên bảng.
- Nhắc nhở học sinh chép đề chính xác và đọc kĩ đề.
+Học sinh:
- Chuẩn bị giấy làm bài sẵn từ nhà.
- Chép đề, đọc nhiều lần Đềxác định đúng yêu cầu của đề.
- Lập dàn ý ra nháp.
- Viết bài.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Giờ kiểm tra diễn ra rất nghiêm túc.
- Em vui vì làm được bài.
- Hi vọng bài sẽ được điểm cao.

II. Bài làm
Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì lI. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.
Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.
Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.
Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: “Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.
Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.
Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.
Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ! ”, “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ”. Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa? ” “Tớ xong rồi! Còn cậu? ” “Tớ cũng xong rồi! ”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.
Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ! ”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.
Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!
Bình luận (1)
H24
28 tháng 4 2018 lúc 11:14

1- Mở bài:

Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm ...

2- Thân bài:

a- Tả bao quát:

- Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi (ồn ào, náo nhiệt hẳn lên).

- Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh (các trò chơi được bày ra thật nhanh...)

b- Tả chi tiết:

- Hoạt động vui chơi của từng nhóm (trai: đá cầu, rượt bắt, .... nữ: nhảy dây, chuyền banh ....)

- Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học.

- Âm thanh (hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vả ....)

- Không khí (nhộn nhịp, sôi nổi ...)

c- Cảnh sân trường sau giờ chơi:

Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn.

3- Kết bài:

Nêu ích lợi của giờ chơi:

- Giải tỏa nỗi mệt nhọc.

- Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.

Tham khảo dàn ý chi tiết: Lập dàn ý Tả quang cảnh trường em giờ ra chơi lớp 5

Tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi mẫu 1

Cô giáo vừa chấm dứt câu nói cuối cùng của tiết dạy thì vừa vặn tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên rộn rã. Chúng em vui vẻ cất sách vở vào ngăn bàn, đứng dậy chào cô rồi reo mừng chạy ùa ra ngoài hàng hiên.

Sân trường vắng vẻ và rộng rãi đột nhiên trở nên chật chội và nhộn nhịp hẳn lên, ồn ào, náo nhiệt. Ánh nắng dìu dịu của buổi sáng chan hòa khắp một khoảng sân. Một tốp bạn trai nhanh chân chiếm giữ bóng mát dưới tán lá rộng rợp của cây phượng vĩ. Các bạn đang chơi đá cầu chuyền. Quả cầu được làm bằng mấy miếng nhựa màu hồng và túm lông vịt trắng toát cứ bay qua bay lại thoăn thoắt từ bên này sang bên kia. Bạn mặc áo thun xanh đá thật điêu luyện. Khi nghiêng người quạt bằng chân trái, khi ngã người về phía trướcvà đưa chân phải ra đá móc quả cầu. Mấy bạn ngồi trên bệ xi măng chắn gốc cây reo hò ầm ĩ. Có hai bạn đang tâng cầu một mình để luyện chân. Một tốp bạn gái tụ tập dưới bóng mát của cây bàng chơi nhảy dây. Sợi dây dài và to được tết công phu bằng các dây thung quay vun vút, mỗi lần đập xuống nền xi măng lại bật lên kêu đen đét. Hai bạn đang nhảy mặt hớn hở, mái tóc tung bay, gò má ửng hồng, đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mấy bạn khác đứng ngoài, chân nhâp nhấp chuẩn bị vào cuộc. Dưới tán bàng phía bên kia, mấy bạn túm tụm chơi thảy đá. Các bạn chăm chú theo dõi đôi tay khéo léo của bạn đang tung hứng mấy viên đá xanh nho nhỏ. Nhiều bạn nữ chia thành từng tốp đi dạo trong sân, vẻ nhàn tản. Tiếng trò chuyện rù rì nghe không rõ và thỉnh thoảng lại cười rộ lên, thú vị về một điều gì đó. Mấy bạn nam chơi trò đuổi bắt, lượn hết chỗ này qua chỗ khác, vừa thở vừa cười vừa hò hét. Nhiều bạn đứng ngay trong hàng hiên lớp mình, người học bài, người tranh luận về một bài tập khó nào đó, người lơ đãng nhìn ra sân... Phía căng tin, nhiều bạn đang xum xít mua bánh mì, xôi, ổi... Đó đây, mấy cô giáo đang đi lại, người bận rộn vì công việc nào đó, người thanh thản nhìn học sinh lớp mình đang chơi đùa.

Bỗng một hồi trống vang lên, cũng rộn rã như lúc nãy. Các trò chơi nhanh chóng được dừng lại. Mấy bạn lớp dưới tíu tít gọi nhau về lớp. Rồi mọi người trật tự vào lớp, trả lại sân trường sự yên ắng, tĩnh lặng. Mấy chú chim sẽ nãy giờ luồn tít vào các tán lá bàng hoặc phượng vĩ nay lại nhẹ nhàng nhảy nhót trên sân.

Hai mươi phút ra chơi thật ngắn ngủi nhưng đủ cho các bạn nghỉ ngơi, thư dãn đầu óc, vận động tay chân. Mọi người đều thấy thoải mái khi bước vào học tiếp hai tiết cuối.

Bình luận (2)
LL
28 tháng 4 2018 lúc 13:03

Đề 1: Tả ông tiên

1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên) Đặt tình huống cụ thể: Cuộc gặp gỡ trong mơ với ông Tiên để qua đối thoại, qua quan sát miêu tả nhân vật.

2. Thân bài: Dựa vào truyện cổ tích để tả:

Ngoại hình: Xuất hiện toàn thân toả ánh hào quang, huyền ảo. Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng. Tay chống gậy trúc, hoặc cầm cây phất trần, hồ lô,... Khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đôi mắt tinh anh, vầng trán rộng,... Râu tóc trắng phau, da dẻ hồng hào. Việc làm và tính cách: Hiền hậu, hay giúp đỡ những người bất hạnh. Luôn quan tâm theo dõi mọi chuyện trong dân gian. Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác. Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh. Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện. Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành sứ mệnh.

3. Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: Yêu quý, kính trọng,... muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyện dân gian.

Bình luận (0)
LL
28 tháng 4 2018 lúc 13:05

Đề 2: Tả con đường từ nhà đến trường

I. Mở bài: giới thiệu con đường từ nhà đến trường
Ví dụ:
Thời học sinh là một quảng thời gian vô cùng tươi đẹp, con đường từ nhà đến trường là một hành trình không thể thiếu trong con đường đi tìm tri thức của mỗi chúng ta. Con đường từ nhà đến trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tôi.
II. Thân bài: tả con đường từ nhà đến trường
1. Tả bao quát con đường từ nhà đến trường

Con đường từ nhà đến trường dài khoảng 1km Con đường từ nhà đến trường rất đẹp và đơn giản

2. Tả chi tiết con đường từ nhà đến trường
a. Tả con đường từ nhà đến trường

Con đường từ nhà đến trường được làm đá như thương được gọi là đường nhựa Con đường có nhiều ổ gà Con đường rất ngoằn nghèo và khúc khủy

b. Tả cảnh vật hai bên đường từ nhà đến trường

Hai bên đường cây cối um tùm Hai bên dường có những đoạn có cây gỗ to, có đoạn có hoa, có đoạn thì là cỏ, có đoạn thì có nhà…. Những chú chim và bướm bay nhảy trên những ngọn cây hai bên đường

c. Tả con người trên con đường từ nhà đến trường

Có rất nhiều người qua lại trên đường Người qua lại trên đường có nhiều người đibộ, đi xe máy, di xe đạp,….

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về con đường từ nhà đến trường
Ví dụ: con đường từ nhà đến trường đã gắn bó biết bao năm tháng học sinh của em. Em rất yêu con đường từ nhà đến trường.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “tả con đường từ nhà đến trường” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Bình luận (0)
LL
28 tháng 4 2018 lúc 13:07

Đề 3: Tả lễ hội khai trường

I. Mở bài: giới thiệu buổi lễ khai giảng
Ví dụ:
Trong thời học sinh chúng ta ai cũng có những kỉ niệm vui buồn cùng với thầy cô và bạn bè. Những kỉ niệm luôn đi theo ta suốt quãng đường còn lại trong cuộc đời. một kỉ niệm mang đến cho chúng ta những sự háo hức, hồi hộp và vui tươi nhất là buổi lễ khai giảng.

II. Thân bài: tả cảnh buổi lễ khai giảng
1. Tả bao quát cảnh buổi lễ khai giảng

Buổi lễ khai giảng diễn ra: Trong buổi lễ không thể thiếu được là các bạn học sinh, các thầy cô giáo trong trường và các đại biểu Rất đông vui, nhộn nhịp, hào hứng

2. Tả chi tiết buổi lễ khai giảng:
a. Tả con người trong lễ khai giảng:

Trong sân trường các bạn học sinh đã tìm được một chỗ ngồi cho mình Các bạn học sinh mới vào còn rất bỡ ngỡ Các học sinh đàn anh đàn chị thể hiện sự trưởng thành Các thầy cô chỉ đạo từng lớp của mình Từng người có công việc đều đảm nhiệm công việc của mình

b. Tả hoạt động trong buổi lễ khai giảng

Đội trống đã chuẩn bị sẵn sang Các bang rôn treo lên sẵn sàng Đội văn nghệ đã chuẩn bị hoàn tất Mọi công việc đều hoàn chỉnh Sân trường hoa quà sắm đầy sân

c. Tả khung cảnh trong buổi lễ khai giảng

Buổi lễ khai giảng tràn ngập nắng vàng Chim hót rêu vang khắp nơi Những tiếng trống vang khắp mọi nơi Mọi nơi đang vui mừng phấn khởi

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về buổi lễ khai giảng
Ví dụ:
Mỗi dịp khai giảng em đều rất phấn khởi và vui mừng. em sẽ không bao giờ quên không khí lễ khai giảng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
JZ
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
JZ
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
DC
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết