Hướng dẫn soạn bài Đi bộ ngao du - trích

JT

các bạn giúp mình phân tích tất cả các nghệ thuật và tác dụng của chúng trong đoạn 1 của bài đi bộ ngao du

giúp mình mau mau nhé mai mình nộp bài tập rồi

SH
21 tháng 3 2018 lúc 19:42

Đây là ý kiến của mk về luận điểm 1 . đọc xong đừng ném đá mk nháhihi

Luận điểm 1 : Đi bộ ngao du cho ta hoàn toàn tự do

- Tự do hoạt động : muốn đi , muốn dừng , muốn hoạt động thế nào tùy ý

- Đi để quan sát xem xét tự nhiên

- Tự do , không phụ thuộc vào xe ngựa , đường xá , lối đi

-Hưởng thụ mọi sự tự do của con người , chỉ phụ thuộc vào bản thân mk

-> Giải trí , vận động , học hỏi và làm việc

Bình luận (4)
TA
21 tháng 3 2018 lúc 19:52

Ru-xô là nhà văn tiến bộ người Pháp. Ông là một nhà văn có tư tưởng tiến bộ đấu tranh cho tự do và bình đẳng giữa con người với con người trong xã hội phong kiến Pháp thế kỉ XVIII. Chính vì vậy mà tác phẩm Ê-min hay về giáo dục được Ru-xô viết vào năm 1762 là tác phẩm thành công nhất của ông.Trích đoạn Đi bộ ngao du rút trong cuốn 5, khi Ê-min đã khôn lớn, trưởng thành. Qua đoạn trích, Ru-xô khẳng định đi bộ ngao du thật có ích và vô cùng thú vị. Nó được nhà văn thể hiện rõ qua đoạn một của bài.

Mở đầu đoạn trích, Ru-xô viết: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Như vậy là luận đề chính đã được đưa ra. Mới nghe, ta ngỡ là nói chơi. Nhưng ởvào thời điểm của thế kỉthứ XVIII, đây làmột nhật hiện bất ngờ. Cách đi (đi bộ) của người chân đất, cách đi hành xác nhọc nhằn lại trở thành một thú chơi hơn hẳn các phương tiện văn minh (đi ngựa) hay bất kỳ thành tựu khoa học nào (ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay...) thế thì còn phải là nói chơi nữa hay không?.

Thuyết phục người đọc phải tin vào quan niệm Đi bộ ngao du thú hơn đi ngựa, nhà văn đã đưa ra luận điểm thứ nhất: đi bộ ngao du rất tự do thoải mái và chủ động. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiêu ít thếnào là tùy... ta quay sang phải, sang trái... Như vậy, chẳng phải là đi bộ ngao du là cách mà con người được giải phóng, được tự do hay sao? Đại từ ta được dùng liên tiếp trong các câu của đoạn văn đã có sức thuyết phục cao, nhấn mạnh kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du, củng cốlòng tin của người đọc. Đoạn văn đã diễn tả được cái hứng khởi tràn đây trong bối cảnh tự do khi con người được cởi trói với những ràng buộcxung quanh. Cái tôi vang lên tiếp sau từ ta nghe như là cả một thế giới tự do, nó được tháo cũi xổ lồng, tiếp xúc với cả thế giới bao la hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Này nhé, Tôi đi bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đấy...Tôi chẳng phụ thuộc vào con ngựa hay gã phu trạm... Tôi hưởng thụ tất cảsự tự do mà con người có thểhưởng thụ... Câu văn, dòng văn cứ lôi cuốn người đọc đến say người chính là ởtư thế tự do mà con người ta có được. Tự do đã chắp cánh tâm hồn bay bổng. Cách lập luận của đoạn văn vừa song hành vừa móc xích. Song hành trong cách bộc lộ chủ thểtự do (đại từ ta). Móc xích dưới hình thức câu hỏi và tự mình giải đáp (đại từ tôi). Vừa trần thuật giả định trong một câu chưa trọn ý: Nếu tôi mệt... đã lập tức có một cái tôi khác trả lời trong quan hệ hô ứng vang lên: Nhưng Ê-min cómệt gì lắm đâu; em to khỏe; và sao em lại mệt được cơ chứ? Sự tách mình ra làm hai con người khác kết hợp với sự hỏi đáp cũng chỉ là một con người mà thôi! Nó đã làm đoạn văn như một lời đàm đạo, nghĩa là đối thoại với người nghe một cách từ tốn, hồn nhiên, không có gì nặng nề, áp đặt. Không rơi vào tình thế phát ngôn một chiều, đơn điệu, nhưng lại sâu lắng trong lòng người đọc: đi bộ ngao du đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người!.

Cách viết của Ru-xô thâm trầm, giản dị, giọng văn thay đổi, lúc thì tranh biện, lúc thì tâm sự, lúc thì hân hoan sung sướng. Quả thật, đó là một tác phẩm đáng để đời và sẽ là ngọn lửa soi sáng chân lí đúng đắn đó.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PM
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
JH
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
DG
Xem chi tiết