Đề kiểm tra 1 tiết - HKII - Đề 1

TN

các bạn giúp mình nhé

1: trình bày cấu tạo trong của cá chép ?

2: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm ?

3: Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác ếch đồng?

4: Trình bày đặc điểm chung của ếch đồng?

5: Hãy phân tích đặc điểm cấu tạo của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?

6: a) Thú có đặc điểm chung như thế nào?

b) Nêu ý nghĩa của hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa?

HT
17 tháng 3 2018 lúc 21:18

Câu 1: Cấu tạo trong của cá chép:

- Mang: Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu, gồm các lá mang ngắn vào các xương cung mang, có vai trò trao đổi khí.

- Tim: Nằm phía trước khoang thân, ứng với vây ngực, co bóp để thu và đẩy máu vào động mạch, giúp cho sự tuần hoàn máu.

- Thực quản, dạ dày, ruột, gan: Phân hóa rõ rệt thành thực quản, dạ dày, ruột, có gan tiết mật giúp cho sự tiêu hóa thức ăn được tốt.

- Bóng hơi: Trong khoang thân, sát cột sống, giúp cá chìm nổi dễ dàng trong nước.

- Thận: Hai thận giữa màu tím đỏ, sát cột sống. Lọc từ máu các chất không cần thiết để thải ra ngoài

- Tuyến sinh dục, ống sinh dục: Trong khoang thân, ở cá đực là 2 dải tinh hoàn dài, ở cá cá là 2 buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản.

- Bộ não: Não nằm trong hộp sọ, nối với tủy sống nằm trong các cung đốt sống. Điều khiển, điều hòa hoạt động của cá.
Câu 2: Giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về đêm ?

Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì :

- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

Câu 3: Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác ếch đồng ?

Giống nhau
Hệ tuần hoàn gồm 2 vòng tuần hoàn.
Khác nhau
* Ếch : Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ –1 tâm thất) nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
* Thằn lằn: Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ –1 tâm thất), xuất hiện vách hụt. nên máu đi nuôi cơ thể là máu ít pha.

Câu 4: Đặc điểm chung của lưỡng cư:

- Lưỡng cư là động vật có xương sống
- Thích nghi với môi trường vừa ở nước, vừa ở cạn
- Da trần, ẩm ướt
- Hô hấp bằng phổi và da
- Di chuyển bằng 4 chi
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái
- Là động vật biến nhiệt

Câu 5: Đặc điểm cấu tạo của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn:

* Cấu tạo ngoài:

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

* Cấu tạo trong:

Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy tạo nên một dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo chiều nhất định, nên sử dụng được nguồn ôxi với hiệu suất cao, nhất là trong khi bay.

Câu 6:

a) Đặc điểm chung của thú:

- Thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.
- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.
- Tim 4 ngăn.
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.
- Là động vật hằng nhiệt.

b) Ý nghĩa của hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ:

- Sự phát triển phôi ở thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đé trứng.
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ nên an toàn và điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển.
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ (bổ, ổn định và chủ động) nên không lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên và khả năng bắt mồi của con non.

Bình luận (1)
KN
17 tháng 3 2018 lúc 20:55

1.

Cơ thể gồm có 3 phần: + Đầu : Mắt, lỗ mũi, miệng, râu và nắp mang + Mình: Vây lưng, vây ngực và vây bụng + Khúc đuôi: Vây đuôi, vây hậu môn - Đặc điểm cấu tạo ngoại thích nghi với môi trường nước:
Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi
1.Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân Giúp làm giảm sức cản của nước
2. Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước Giúp mắt cá không bị khô
3.Vảy cá có da bao bọc, trong da có tuyến tiết chất nhày Giảm ma sát với môi trường nước
4. Vảy cá xếp như ngói lợp Giúp cá dễ dàng di chuyển theo chiều ngang
5. Vây cá gồm nhiều tia vây, căng bởi màng da mỏng khớp động với thân

Có tác dụng như mái chèo.

Bình luận (1)
KN
17 tháng 3 2018 lúc 20:55

2. Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì :

- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

Bình luận (1)
KN
17 tháng 3 2018 lúc 20:56

3. Giống nhau :

Hệ tuần hoàn gồm 2 vòng tuần hoàn.
Khác nhau :
* Ếch :
+Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ –1 tâm thất).
+ nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha
* Thằn lằn
+Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ –1 tâm thất), xuất hiện vách hụt.
+ nên máu đi nuôi cơ thể là máu ít pha.

Bình luận (1)
KN
17 tháng 3 2018 lúc 21:00

5. Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lô

Bình luận (1)
KN
17 tháng 3 2018 lúc 21:01

6.

a) đặc điểm chug

mình có lông mao bao phủ ,răng phân hóa thành: răng cửa, răng nanh, răng hàm , tim 3
ngăn ,bộ não phát triển đặc biệt là bán cầu não và tiểu não, có hiện tượng thai sinh và nuôi con = sữa mẹ, là ĐV hằng nhiệt!

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
HC
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PO
Xem chi tiết
LK
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
SA
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết