c1: thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng , khi nhiệt độ giảm
c2: nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất
c3:tìm một vì dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn
c4:nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống
c5:một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh nút bị kẹt . hỏi vãi mở nts bằng cách nào?
c6:tại sao các tấm tôn lợp nhà thường có dạng lượn sóng
c7:tại sao khi đung nước ta ko nên đổ thật đầy ấm
c8: tại sao người ta ko đóng chai nước ngọt thật đầy
c9: giải thích tại vì sao quả bòng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phóng lên ( bóng mới )
c10: tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phít nước rồi đậy nước lại ngay thì nút hay bị bật ra . làm thế nào để tránh hiện tượng này
c11: tại sao khi rót nước nóng vào cóc thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mõng . cách khắc phục
c12: tại sao bàn là điện lại tự động ngắt khi đã đủ nóng
c13 : làm BT : 18.11 SBT: 58 và 19.11 SBT: 62
CÁC BN GIÚP MÌNH TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG NÀY NHA ^_^
C12: Bàn là điện ở hình 21.5 SGK tự động tắt khi đủ nóng là vì khi đủ nóng, băng kẹp cong lên phía trên, đẩy tiếp điểm lên, làm ngắt mạch điện. Thanh đồng nằm dưới
C11: khi rot nuoc vao coc thuy tinh day thi lop thuy tinh ben trong tiep xuc voi nuoc, nong len truoc va dan no, trong khi lop thuy tinh ben ngoai chua kip nong len va chua kip dan no. Ket qua la lop thuy tinh ben ngoai chiu luc tac dung tu trong ra va coc bi vo. Voi coc mong, thi lop thuy tinh ben tronh ben ngoai nong len va dan no dong thoi nen coc khong bi vo.
C6: Tính ổn định của tôn phẳng khá kém. vì vậy người ta tạo gân chịu lực cho nó để tăng cường tính ổn địng theo các phương, Sóng vuông(Hình thang ) hay tròn( nửa hình sin) được tạo ra theo dọc đường chịu lực chủ yếu. Kết cấu nhiều khi không bị phá hỏng nếu tính toán theo ứng suất mà bị phá hỏng do mất ổn định do độ thanh mảnh ( lambda) lớn, Độ thanh mảnh là hàm số của tải trọng tới hạn P Euler và độ cứng EJ. Hiện nay thường dùng loại sóng vuông vì dễ sản xuất và có độ cứng cao hơn
C7: Khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm vì do tính chất "chất lỏng nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn" nên làm nước tràn ra ngoài khi nước nóng lên.
C8: Người ta không đóng 1 chai nước ngọt thật đầy vì khi nhiệt độ tăng cao, nước nở ra mà không có khoảng trống (nước đã đầy kín) thì gây ra 1 lực và có thể làm nổ hoặc bật nắp chai
C9: Quả bóng bàn bị bẹp được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì : Không khí bên trong quả bóng nóng lên, nở ra làm bóng phồng lên
C10: cái này có thể là do nức quá nóng làm nc bốc hơi với mọt lượng lớn
và có thể giải thích hiện tượng của bạn theo nhiều hướng
+) hơi nước quá nhiều làm cho miệng bình to lên ( vì thường thì nó làm bằng nhựa) làm cho nắp khó vặn vào đc
+) do nnc bốc hơi với một lượng lớn khi vừa đổ nc vào bình thủy mà bạn đậy nắp vào liền thì sẽ bị bung ra ngay là do mực nước trong bình ở gần miện bình nên khi bốc hơi với 1 lượng lớn như vậy mà bạn đậy nắp lại là kìm chế thể tích ( thể tích nhỏ lại ) thì áp suất do nó gây ra sẽ rất lớn và nếu bạn vặn quá chặt mà áp suất ko làm bung ra đc thì bình thủy sẽ bị vỡ ngay lập tức.
+) biện pháp
- nấu nc sối với nhiệt độ vừa phải
- nếu nước quá nóng khi tắt bếp phải mở nắp siêu nc ra cho nhiệt độ nc hạ một chút ( cũng là để cho hiện tượng bốc hơi giảm một chút) thì sẽ ko làm bung nắp
- nếu khi chế nc vào bình thủy thì cũng nên để nc trên 10s thì hay đậy nắp lại nhé
C2:các chất nở ra khi nóng lên,co lại khi lạnh đi
Chất khí nở ra tốt nhất,rồi sau đó đến chất lỏng,chất rắn nở vì nhiệt kém nhất
Câu 2 :
- Chất rắn :
+ Chất rắn nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi
+ Chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
- Chất lỏng :
+ Chất lỏng nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi
+ Chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
- Chất khí
+ Chất khí nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi
+ Chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
=> Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng , chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
Câu 3 : VD:
Những thanh sắt trên đường ray thường có khoảng cách vì ở ngoài trời nắng sẽ làm cho những thanh sắt nở ra , nếu không có khoảng cách thì sẽ làm cong vẹo đường ray , rất nguy hiểm
Câu 4 :
Nhiệt kế thường hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất. Có 3 loại nhiệt kế thường gặp trong đời sống :
- Nhiệt kế thủy ngân : Để đo nhiệt độ các dụng cụ thí nghiệm
- Nhiệt kế y tế : Để đo nhiệt độ cơ thể
- Nhiệt kế rượu : Để đo nhiệt độ trong khí quyển
Câu 5 :
Để lấy được nút chai , ta phải hơ nóng cổ chai vì cổ chai là chất rắn có thể giãn nở vì nhiệt , cho cổ chai nở ra và lấy được nút chai .
Câu 6 :
Vì khi trời nắng nóng , các tấm tôn sẽ nở ra , nếu như mái tôn thẳng không có hình gợn sóng thì các cây đinh sẽ bị bung ra còn nếu mái tôn hình lượn sóng thì có đủ diện tích giãn nở .
Câu 7 :
Vì khi chất lỏng nóng lên ( theo ta học thì chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn ) , nở ra , nước sẽ tràn ra ngoài khi nóng lên nhất là khi nước sôi .
Câu 8 :
Vì để tránh trường hợp khi nhiệt độ tăng làm nước ngọt trong chai nở ra , có thể làm bung nốt chai
=> Nếu k hiểu , thì hãy áp dụng thực tế như chai nước cô-ca
Câu 9 :
Vì không khí bên trong quả bóng nóng lên , nở ra làm bóng phồng lên
Câu 10 :
:v có bn ở dưới giải đúng r đó
Câu 11
Vì khi rót nước nóng vào thì phần bên trong cốc sẽ nóng trước và sau đó truyền nhiệt dần ra phần bên ngoài cốc. Nhưng nếu nước quá nóng thì khi rót vào do nhiệt độ bên trong cốc tăng lên đột ngột mà nhiệt đó chưa kịp truyền ra ngoài cốc. do đó phần bên trong cốc sẽ giãn nở nhanh hon bên ngoài cốc dẫn đến hiện tượng giãn nở không đều -> rất dễ làm cốc bị vỡ
Thế nên để tránh hiện tượng đó thì người ta thường nhúng bát hoặc đĩa vào nước ấm trước để tránh bị vỡ khi cho đồ nóng vào.
Cũng tương tự với cốc thủy tinh khi uống chè thì bạn đầu người ta thường rót vào đó một ít nước nóng để tráng đều các cốc. Sau đó mới rót chè nóng vào
Câu 12 :
Vì khi đủ nóng, băng kẹp cong lên phía trên, đẩy tiếp điểm lên, làm ngắt mạch điện
Câu 1 :
Khi áp suất không đổi, thể tích của các chất tăng khi nhiệt độ tăng và nguợc lại giảm khi nhiệt độ giảm. Nhưng riêng đối với nuớc thì rất đặc biệt, không chất nào khác có tính chất giống như nuớc .Khi đông đá thì thể tích lại tăng so với lúc còn ỏ thể lỏng, vì vậy mà đá mới nổi trong nước.
Câu 13 :
Tự túc đi bạn trẻ :v tớ lười lắm :vv
Tick vs tớ nếu tớ đúng nhé !
Khi cho quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, có hai chất (chất khí, chất rắn) ở quả bóng bị nóng lên và nở ra. Vì chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên.
các bn ko cần trả lời nữa , m kt xong rùi