A.MB: Đôi nét về tác giả, tác phẩm
Vấn đề nghị luận: Bức chân dung, vẻ đẹp tâm hồn HCM
B. TB
1. Khát quát vẻ đẹp tâm hồn HCM
- Mỗi bài thơ trong “Nhật kí trong tù” là 1 nét vẽ phác họa cho bức chân dung con người, tinh thần của HCM. Cho dù có cố ý hay không thì điều đó vẫn cứ xảy ra bởi 1 lẽ rất đơn giản: Văn là người...
- Nói đến vẻ đẹp tâm hồn HCM, người ta nghĩ đến vẻ đẹp của trái tim, khối óc, vẻ đẹp của tinh thần, ý chí, nghị lực, của lòng khiêm tốn, đức hi sinh cao cả...
- Được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt: Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ (Mùa thu 1942 – Mùa thu 1943), bài thơ là sự tỏa sáng của tâm hồn, lí trí, nghị lực, trí tuệ... của HCM trong hoàn cảnh ngục tù.
2, Vẻ đẹp tâm hồn HCM, bức chân dung con người.
a, Tâm hồn
Chiều tối, đúng như tiêu đề của nó là bức tranh thiên nhiên về cảnh chiều muộn ở nơi rừng núi, một bức tranh thiên nhiên mà người tù HCM đã ghi lại trên hành trình chuyển lao. Vì lẽ đó, vẻ đẹp tâm hồn HCM thể hiện trong bài thơ trước hết là vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ với những rung cảm nhạy bén, tinh tế, sâu xa trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người.
- Triển khai luận điểm:
+ 2 câu đầu: tình yêu thiên nhiên (chú ý phân tích sự tinh tế trong tâm hồn tác giả khi cảm nhận. miêu tả hình ảnh cánh chim, chòm mây)
+ 2 câu sau: tình yêu con người (hình ảnh con người lao động làm trung tâm => quan điểm hiện đại, trái với thi ca trung đại cái tối trữ tình ẩn sau cảnh vật... ; đề cao con người lao động... )
b, Vẻ đẹp ý chí, khí phách
-Ý chí kiên cường, tinh thần thép của người Cộng sản
• Cần chú ý cách lập luận:
Chiều tối cũng như cái bài thơ viết về thiên nhiên của HCM (Ngắm trăng, Trên đường đi...), nhìn trực tiếp vào câu chữ thì không thấy ý chí, nghị lực (tức là không thấy “thép”). Phải chăng những bài thơ như vậy không có chất “thép”?
Vấn đề này, nhà phê bình Hoài Thanh cho rằng: “Khi Bắc nói trong thơ có “thép” thì ta cũng nên hiểu thế nào là thép ở trong thơ? Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có thép”
Đúng là “Chiều tối” không nói chuyện thép, lên giọng thép nhưng không có nghĩa là không có thép. Chất thrps ở bài thơ không “lộ thiên” ở câu chữ mà nằm sâu xa trong hoàn cảnh ra đời:
+ Không phải được viết trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống (1 chuyến đi thực tế, 1 chuyến du ngoạn,...), Chiều tối được viết trên hành trình chyển lao – một hành trình đầy gian nan, người tù bị “dựng dậy” để bắt đầu cuộc hành trình từ lúc “gà gáy một lần đêm chửa tan”... cho đến lúc “chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” mới được dừng chân.
+ Với lộ trình “năm mưới ba cấy số một ngày”, nơi dừng chân có thể là một nhà lao mới, một nhà kho ẩm ướt, thậm chí là “ngồi trên hố xí đợi ngày mai”...
Nhưng thật kì diệu là trong một hoàn cảnh như vậy, Người vẫn làm thơ, vẫn để cho tâm hồn mình bay bổng lên với một cánh chim, một chòm mây, một làn hương rừng, một cảnh “làng xóm ven sông đông đúc thế”... Thử hỏi, nếu không có một tinh thần thép, một bản lĩnh thép, thơ của người làm sao có thể: “bay cánh hạc ung dung”... Đó thực sự là một cuộc vượt ngục tinh thần của Người theo đúng phương châm:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tình thần càng phải cao
Hoàn toàn chủ động trước hoàn cảnh, đó chính là vẻ đẹp của ý chí, nghị lực, là tinh thần thép của người Cộng sản HCM
c, Đọc thơ HCM, ta nhận ra một quy luật: trong hầu hết các bài thơ của Người, từ tư tưởng đến hình tượng nghệ thuật luôn vận động 1 cách tự nhiên, nhất quán, hướng về sự sống, về ánh sáng và tương lai: Kết thúc bài thơ luôn là hình tượng bình minh hoặc mặt trời:
“Trong ngục giờ đây con tối mịt
Ánh hồng trước mặt đã bừng soi.”
(Ngắm cảnh)
Hay:
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
(Giải đi sớm)
Đó là sự thể hiện của tâm hồn lạc quan vào cách mạng, một niềm tin vào tương lai tươi sáng, và Chiều tối không năm ngoài quy luật đó.
- “Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng”
(Sơn thôn... hồng)
=> Phân tích chữ “hồng” có thể hiểu là màu sắc thực của lò than... nhưng chủ yếu được hiểu theo nghĩa tượng trưng: màu của ngày mai, của tương lai tươi sáng...
Có thể nói, chữ “hồng” từ cuối bài thơ đã tạo ra một luồng sáng rọi ngược trở lại làm “sáng rực bài thơ, làm mất đi sự mệt mỏi, uể oải, sự vội vã, nặng nề... Nó sáng bừng lên, nó cân lại, chỉ một chữ thôi, với 27 chữ còn lại” – Hoàng Trung Thông.
C. KL
Chiều tối giống như bao bài thơ khác, thật nhỏ nhắn trong bố cục nhưng mỗi câu có thể được xem là một nét phác họa bức chân dung con người, tinh thần HCM: một tâm hồn nghệ sĩ dào dạt tình yêu với thiên nhiên, con người; một ý chí vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh; một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
Bức chân dung ấy là sự hòa hợp giữa chất thép và chất tình, thi sĩ và chiến sĩ...