* Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
**Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp :
_Ẩn dụ hình thức
_Ẩn dụ phẩm chức
_Ẩn dụ cách thức
_Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
2/*Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác cò quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
**Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:
_Lấy một bộ phận để gọi cái toàn thể;
_Lấy vật chứa đựng dể gọi vật bị chứa đựng;
_Lấy dấu hiệu của sự vật đẻ gọi sự vật;
_Lấy cái cựu thể dể gọi cái trừu tượng.
*Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt .
*Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác cò quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
@nguyễn huệ phương
* ẨN DỤ: là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như màu sắc, tính chất, trạng thái, vv.).
+ Dựa vào chức năng, có thể chia ẩn dụ thành ba loại:
1) ÂD định danh cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ cũ. Vd. đầu làng, chân trời, tay ghế, mạng lưới giao thông, làn sóng đấu tranh, vv.
2) ÂD nhận thức, là nguồn tạo nên hiện tượng đa nghĩa. Vd. tâm hồn giá lạnh, tuổi xuân mơn mởn, cuộc sống lênh đênh, vv. Hai loại ÂD này đều ít có giá trị tu từ.
3) ÂD hình tượng hoặc ÂD tu từ là phương tiện diễn đạt có giá trị hình tượng, có sức mạnh biểu cảm. ÂD tu từ được dùng trong văn chính luận cũng như trong thơ ca đặc biệt là thơ trữ tình.
- Vd. "Hoa" mang ý nghĩa ÂD, chỉ người phụ nữ có nhan sắc, trong câu: "Giá đành trong nguyệt trên mây, Hoa sao hoa khéo đoạ đầy bấy hoa" (Truyện Kiều).
* HOÁN DỤ: là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này thay thế cho tên gọi của đối tượng khác trên cơ sở liên tưởng mối liên hệ lôgic khách quan giữa hai đối tượng.
- Trong tiếng Việt, dùng tên gọi của cái bộ phận để chỉ cái toàn thể (vd. nhà có ba miệng ăn), dùng tên gọi cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng (vd. bàn tay vàng), dùng tên riêng để chỉ tính cách, đặc trưng (vd. Sở Khanh)... là những HD.
* SO SÁNH : so sánh nói chung là sự xem xét, đối chiếu cái này với cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau, hơn kém nhau.
+ Trong văn học thì SS. là biện pháp tu từ dùng đối tượng này để làm nổi bật đặc trưng của đối tượng khác. SS gồm hai vế: vế được so sánh và vế dùng để so sánh.
Vd.
" Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em sắc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Chiếc khăn đội đầu như thể hoa sen"