Văn bản ngữ văn 9

NL

Bàn về cái hay cái đẹp của văn chương, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Ngoài cái hay cái đẹp của văn ra, còn biết bao nhiêu cái hay cái đẹp khác nữa về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ sống”

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) đã học ở chương trình Ngữ văn 9

NH
27 tháng 8 2019 lúc 14:13

1. Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt trích nhận định.

2. Thân bài

a. Giải thích nhận định:

- Cái đẹp của văn chính là biểu hiện của văn chương ở mặt nghệ thuật.

- Cái đẹp về tâm hồn, tư tưởng, lẽ sống của văn chương chính là biểu hiện ở mặt nội dung.

=> Nhận định khẳng định sức sống và vẻ đẹp của văn chương Việt Nam biểu hiện ở cả mặt nội dung và nghệ thuật.

b. Chứng minh nhận định (qua trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích)

* Trích đoạn phản ánh giá trị hiện thực:

- Phơi bày hiện thực xã hội bất công tàn bạo, một xã hội chạy theo đồng tiền và bị đồng tiền vạn năng chi phối. Xã hội ấy vì đồng tiền mà đẩy người con gái đang sống trong cảnh "Êm đềm chướng rủ màn che" sang cảnh "Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần". 15 năm lưu lạc đầy sóng gió.

- Phản ánh thực trạng xã hội bất công: người tài hoa thường bạc mệnh, đặc biệt là thân phận nhỏ bé uối đuối của người phụ nữ thường hay chịu ghen ghét, bất công.

* Trích đoạn phản ánh giá trị nhân đạo:

- Tác giả phơi bày thực trạng xã hội, tình cảnh đáng thương của Kiều nơi lầu Ngưng Bích thực chất nhằm cất tiếng nói lên án, phê phán tố cáo xã hội bất công đã đẩy con người vào bước đường cùng không lối thoát. Khiến Kiều bơ vơ nơi đất khách quên người.

- Niềm đồng cảm xót thương với số phận bất hạnh của người phụ nữ. Người con gái tài sắc vẹn toàn như Kiều vậy mà buộc phải bán mình, đã thế còn bị đọa đầy đẩy vào lầu xanh để chịu kiếp kĩ nữ nhơ nhớp.

+ Thấu hiểu nỗi niềm của Kiều: Sống tù túng, giam hãm. Nhớ người yêu, nhớ mẹ cha.

+ Thấu hiểu sự lo sợ của Kiều trước cuộc đời đầy sóng gió.

- Niềm trân trọng, ngợi ca trước vẻ đẹp nhân cách của Kiều:

+ Vì trân trọng Kiều nên hiểu rằng nàng nhớ người yêu rồi mới nhớ mẹ cha, bởi mẹ cha đã phần nào hoàn thành nghĩa vụ nhưng Kiều vẫn luôn canh cánh trong lòng vì chưa làm tròn bổn phận với Kim, đã đính ước mà lại là người bội ước.

+ Trân trọng ngợi ca nên mới có những đoạn miêu tả tuyệt khéo diễn biến tâm lí, nội tâm nhân vật. (Phân tích đoạn "buồn trông")

* Đánh giá:

- Bên cạnh nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tuyệt khéo, ngôn ngữ thơ có sự kết hợp bình dân và bác học, sử dụng nhiều điển tích điển cố và thể thơ lục bát mang đậm tính dân tộc thì còn là một nội dung tư tưởng sâu sắc.

- Vẻ đẹp về nội dung của tác phẩm chính là Nguyễn Du đã cất tiếng nói lên án, bày tỏ niềm đồng cảm xót thương trước thân phận phụ nữ. Đây là giá trị hiện thực và nhân đạo không chỉ của riêng đoạn trích mà còn của toàn kiệt tác Truyện Kiều.

- Như thế, nhận định trên là hoàn toàn đúng. Điều này khẳng định sự am hiểu của Phạm Văn Đồng đối với vốn văn hóa dân tộc. Chỉ với đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ta phần nào thấy được tính đúng đắn của nhận định.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định.

- Mở rộng, liên hệ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
BP
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
YN
Xem chi tiết
CI
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết