Câu 1: Trình bỳ đặc điểm khí hậu của 3 kiểu môi trường ôn đới hai dương, ôn đới lục địa, địa trung hải.
- MT ôn đới hải dương: mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm (nhiệt độ >0 độ C) mưa quanh năm
- MT ôn đới lục địa: mùa hạ nóng có mưa, mùa đông lạnh có tuyết
- MT Địa Trung Hải: mùa hạ nóng khô, mùa đông ấm ẩm
Câu 2: Trình bày ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa
- Hiện trạng: bầu khí qyển bị ô nhiễm nặng nề
- Nguyên nhân: do khói bụi và khí thải từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào khí quyển
- Hậu quả: tạo nên những trận mưa axit, làm tăng hiệu ứng nhà khs, khiến cho Trái đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao...khí thải còn làm thủng tầng ôzôn.
Câu 3: Trình bày ô nhiễm nước ở đới ôn hòa
- Hiện trạng: các nguồn nước bị ô nhiễm là: nước sông, nước biển , nước ngầm
- Nguyên nhân: ô nhiễm nước biển là do váng dầu và các chất thải bị đưa ra biển. Ô nhiễm nước sông, hồ và nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải sinh hoạt...
- Hậu quả: làm chết ngạt các sinh vật dưới nước, thiếu nước sạch trong đời sống và sản xuất..
Câu 4: Nêu đặc điểm môi trường hoang mạc:
- Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo hai chí tuyến hoặc giữa đại lcuj Á-Âu
- Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn
- Nguyên nhân: nằm ở nơi áp cao hoặc ở sâu trong nội địa
- Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm cao, mùa đống ấm, mùa hạ rất nóng
- Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh
*hiện tại mình gửi trước 4 câu cho bạn, những câu còn lại mai mình sẽ gửi tiếp nha
Câu 5: Trình bày hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc
- Hoạt động kinh tế cổ truyền: chủ yếu là chăn nuôi tuần lộc, săn bắt thú lấy lông, mỡ, thịt, da
=> Nguyên nhân: do khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo
- Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác tài nguyên thiên nhiên, chăn nuôi thú có lông quý
=> Nguyên nhân: khoa học kỹ thuật phát triển
Câu 6: Nêu đặc điểm môi trường vùng núi
Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn
- Theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6 độ C. Thực vật phân tầng theo độ cao giống như khí ta đi từ phía Xích đạo về hai cực
- Theo hướng sườn:có sự khác nhau giữa hai sườn của một ngọn núi: sườn đón gió đón nắng mưa nhiều, cây cối tươi tốt , phát triển lên đến độ cao cao hơn so với sườn khuất nắng khuất gió.
--> Nguyên nhân: do sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa thao độ cao và hướng sườn.
Câu 7: Trình bày vị trí địa lý, địa hình, khoáng sản của châu Phi
- Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, tương đối cân xứng ở hai bên đường Xích đạo.
- Bao bọc quanh châu Phi là các biển và đại dương: Đại Tây Dương, biển Đỏ, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải
- Hình dạng: châu Phi có dạng hình khối, đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, đảo, bán đảo
- Địa hình: tương đối đơn giản, có thể coi toàn bộ châu lục là một khối sơn nguyên lớn
- Khoáng sản: phong phú, nhiều kim loại quý (vàng, uranium, kim cương...)
Câu 8: Trình bày khí hậu của châu Phi
- Khí hậu: Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển nên châu Phi có khí hậu nóng, khô bậc nhất trên thế giới. Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi
- Do vị trí nằm cân xứng hai bên đường xích đạo nên các môi trường tự nhiên nằm đối xứng qua xích đạo: một môi trường xích đạo , hai môi trường, 2 môi trường nhiệt đới, 2 môi trường hoang mạc, 2 môi trương Địa Trung Hải
Câu 9: Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư của châu Phi
Dân cư châu Phi phân bố rất không đều:
- Tập trung đông ở hầu hết vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam châu Phi, ven vịnh Ghi-nê và nhất là thung lũng sông Nin
=> Nguyên nhân: có những điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế
- Thưa thớt ở vùng rừng rậm xích đạo, các hoang mạc Xa-ha-ra, Ca-la-ha-ri,..
=> Nguyên nhân: khó khăn trong việc phát triển kinh tế
Câu 10: Những nguyên nhân xã hội nào kìm hãm sự phát triển kinh tế -xã hội của châu Phi?
- Bùng nổ dân số, đại dịch AIDS, xung đột tộc người và sư can thiệp của nước ngoài là những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi