Viết văn 11

KD

Bạn hãy triển khai luận điểm sau thành một đoạn văng ngắn:

"hình ảnh thân cò là hình ảnh ẩn dụ được tác giả sáng tạo dựa trên thi lệu văn học dân gian để chỉ bà tú"

Đây là luận điểm trong phần phân tích bài "thương vợ" của Trần Tế Xương

                        các bạn giúp mình với nhak haha

BT
9 tháng 9 2016 lúc 21:29

 Thơ xưa viết về vợ rất ít. Các thi nhân thường làm thơ khi vợ của mình đã qua đời. Với Tú Xương thì khác, ông có cả một mảng đề tài viết vợ. Bà Tú chịu nhiều vất vả, gian truân trong cuộc đời nhưng lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Ngay lúc còn sống bà đã đi vào thơ Tú Xương với tất cả niềm yêu thương trân trọng, tiêu biểu nhất là bài thơ “ Thương vợ”.

Viết “ Thương vợ”, tác giả đã vận dụng nhiều chất liệu từ văn học dân gian. Sử dụng linh hoạt các thành ngữ để thể hiện nỗi vất vả của bà Tú trong cuộc sống mưu sinh: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa. Tác giả còn sử dụng nhiều từ láy sinh động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày: lặn lội, eo sèo, hờ hững… Các khái niệm quen thuộc trong văn học dân gian: duyên, nợ, phận. Việc tác giả đưa hình ảnh con cò ở ca dao vào trong bài thơ cũng rất sáng tạo. Trong ca dao hình ảnh con cò thường nói về người phụ nữ vất vả, lam lũ, chịu thương, chịu khó:

 

Con cò lặn lội bờ sông

 

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.

 

      Ở thơ của Tú Xương thì:

 

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

 

     So với ca dao, câu thơ của Tú Xương có nhiều cái mới. Đưa động từ  lặn lội đảo ra phía trước chủ ngữ khiến câu thơ trở nên có sức nặng hơn khi khắc sâu nỗi vất vả của bà Tú. Nhà thơ chuyển con cò thành thân cò để chỉ cả một kiếp người, nhấn mạnh đến thân phận bà Tú. Cả cuộc đời vất vả, lo toan, gánh vác gia đình. Suốt hơn mười năm bà nuôi ông Tú đèn sách, đi thi những tưởng ông đỗ cử nhân, tiến sĩ để trả ơn bà nhưng chỉ đỗ tú tài! Chữ thân còn gợi cảm giác nhỏ bé, tội nghiệp, chịu đựng. Trong ca dao chỉ có cái heo hút của không gian thì thân cò trong thơ Tú Xương còn ở giữa sự rợn ngợp của không gian và thời gian. Khi quãng vắng là lúc sớm tinh mơ hay đêm hôm khuya khoắt, là thời điểm mà mọi người đã và đang nghỉ ngơi thì bà Tú vẫn cần mẫn trong công việc mưu sinh. Khi quãng vắng còn gợi một không gian đầy nguy hiểm, nổi bật hình ảnh bà Tú đơn chiếc, thiếu người đỡ đần.

Chỉ một câu thơ thôi mà ta đã biết rõ cuộc đời và phẩm chất cao đẹp của bà Tú. Đằng sau mỗi chữ là chân dung người chồng hết lòng thương vợ. Trong cuộc sống bươn chải, bộn bề, tình vợ chồng của ông Tú, bà Tú thật thắm thiết, thủy chung. Chính vì vậy, “Thương vợ” là tác phẩm viết về vợ hay nhất trong văn chương ViệtNam từ xưa đến nay.

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
CC
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết