Chương III- Quang học

YN

Bài 4 : Một vật sáng AB hình mũi trên được đặt vuông góc với trục chính và trước một thấu kính ( A nằm

trên trục chính ). Qua thấu kính vật sáng AB cho ảnh thật A’B’ nhỏ hơn vật :

a) Thấu kính này là thấu kính gì ? Vì sao ?

b) Cho OA = d = 24cm ; OF = OF’ = 10cm. Tính độ lớn của ảnh A’B’

Bài 5: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng đặt ở một đầu đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 10 000kW. Biết hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là 100kV.

Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp ? Biết điện trở của toàn bộ đường dây là 100W. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây ?

Bài 6: Một vật AB có độ cao h = 4cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 20cm và cách thấu kính một khoảng d = 2f. ( xét 2 trường hợp : Điểm A thuộc và ko thuộc trục chính của thấu kính )

Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đã cho ? Vận dụng kiến thức hình học, tính chiều cao h’ của ảnh và khoảng cách d’ từ ảnh đến kính

Bài 7: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 25cm. Điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính một khoảng d = 15cm.

Ảnh của AB qua thấu kính hội tụ có đặc điểm gì? Dựng ảnh ? Tính khoảng cách từ ảnh đến vật và độ cao h của vật. Biết độ cao của ảnh là

h’ = 40cm.

Bài 8: Một vật cao 1,2m khi đặt cách máy ảnh 2m thì cho ảnh có chiều cao 3cm. Tính:

a. Khoảng cách từ ảnh đến vật lúc chụp ảnh ? Dựng ảnh ?

b. Tiêu cự của vật kính ?

Bài 9: Dùng một kính lúp có tiêu cự 12,5cm để quan sát một vật nhỏ. Muốn có ảnh ảo lớn gấp 5 lần vật thì :

a. Người ta phải đặt vật cách kính bao nhiêu? Dựng ảnh ?

b. Tính khoảng cách từ ảnh đến vật ?

Bài 10: Một người dùng một kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát vật nhỏ cao 0,5cm, vật đặt cách kính 6cm.

Hãy dựng ảnh của vật qua kính lúp và cho biết ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo?

b. Tính khoảng cách từ ảnh đến kính. Ảnh của vật đó cao bao nhiêu?

Bài 12 : Đặt 1 một AB có dạng một mũi tên dài 1 cm , vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 36 cm , thấu kính có tiêu cự 12 cm .

Hãy dựng ảnh của vật theo tỉ lệ xích ( tuỳ em lấy ) cho biết tính chất của ảnh? Em hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh ?

Bài 13 : Người ta chụp ảnh một cây cảnh có chiều cao là 1,2 mét đặt cách máy ảnh 2 mét , phim đặt cách vật kính của máy là 6 cm . Em hãy vẽ hình và tính chiều cao của ảnh trên phim ?

BS
4 tháng 5 2017 lúc 22:19

Bài 7:

a, Ảnh A'B' qua thấu kính hội tụ là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.

Dựng ảnh:

(Những tia nào làm mờ: A'B', B'I, BB' thì vẽ nét đứt nha!)(hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa.)

Ta có:

\(\Delta OA'B'\simeq\Delta OAB\Rightarrow\dfrac{A'B'}{AB}=\dfrac{OA'}{OA}\Rightarrow\dfrac{h'}{h}=\dfrac{d'}{d}\left(1\right)\)

\(\Delta F'A'B'\simeq\Delta F'OI\Rightarrow\dfrac{A'B'}{OI}=\dfrac{A'F'}{OF'}\Rightarrow\dfrac{A'B'}{AB}=\dfrac{A'F'}{OF'}\left(2\right)\)

A'F'=OA'+OF'=d'+f(3)

Từ (1),(2),(3)\(\Rightarrow\dfrac{h'}{h}=\dfrac{d'}{d}=\dfrac{d'+f}{f}=\dfrac{f}{f-d}\)

\(\Rightarrow\dfrac{h'}{h}=\dfrac{d'}{d}=\dfrac{25}{25-15}=\dfrac{5}{2}\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}d'=\dfrac{5}{2}.d=\dfrac{5}{2}.15=\dfrac{75}{2}=37,5\\h=h':\dfrac{5}{2}=40:\dfrac{5}{2}=16\end{matrix}\right.\)

Ta lại có: k/c từ ảnh đến vật = AA'=OA'-OA=d'-d=37,5-15=22,5.

Vậy k/c từ ảnh đến vật là 22,5 cm và vật cao 16cm.

(nếu đúng thì cho mk 1 tích nhé)

Bình luận (2)
NH
28 tháng 4 2018 lúc 19:30

8. 3cm =0,03m

xét \(\Delta ABO\)\(\Delta A'B'O\left(gg\right)\)

=> \(\dfrac{AB}{A'B'}=\dfrac{OA}{OA'}\Leftrightarrow OA'=\dfrac{2.0,03}{1,2}=0,05m\)

AA' = 2,05 m

b, xét \(\Delta IF'O\)\(\Delta B'F'A'\left(gg\right)\)

\(\Rightarrow\dfrac{F'O}{A'F'}=\dfrac{OI}{A'B'}\Leftrightarrow\dfrac{OF'}{OA'-OF'}=\dfrac{AB}{A'B'}\)

\(\Rightarrow OF'\approx0,05m\) A B F O I F' A' B'
Bình luận (0)
NH
28 tháng 4 2018 lúc 19:34

13. 6 cm = 0,06m

xét \(\Delta ABO\)\(\Delta A'B'O\left(gg\right)\)

=> \(\dfrac{AB}{A'B'}=\dfrac{OA}{OA'}\Leftrightarrow B'A'=\dfrac{1,2.0,06}{2}=0,036m\)

A B F O I F' A' B'

Bình luận (0)