Tập làm văn lớp 7

TH

Bài 1: Viết đoạn văn về cảm nhận của em về chùm ca dao trong đó có sử dụng 2 từ láy. ( những câu hát về tình cảm gia đình; những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người; những câu hát than thân; những câu hát châm biếm )

TS
9 tháng 7 2019 lúc 8:25
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
Bình luận (0)
MN
9 tháng 7 2019 lúc 9:36

Tham khảo:

Dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu về ca dao dân ca:

+ Trong ca dao dân ca phản ánh những tình cảm tốt đẹp giữa con người và cả quê hương, đất nước

+ Chúng ta biết được nhưng câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình vô cùng ý nghĩa như tình cảm biết ơn của con cái với cha mẹ, tình cảm của người con gái đi lấy chồng xa, tình cảm của con cháu đối với ông bà, tình cảm anh em trong gia đình

2. Thân bài

* Trước hết ta thấy được tình cảm của con cái đối với công lao sinh dưỡng của cha mẹ:

“ Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

– Qua câu ca dao, chúng ta có thể đoán được đây là lời hát ru của mẹ dành cho con. Lời hát ru ngọt ngào mà sâu lắng để nói về công cha, nghĩa mẹ.

– Lối ví von so sánh “ Công cha – núi ngất trời” , “ Nghĩa mẹ – nước ở ngoài biển Đông”. Tác giả lấy cái vô hình để so sánh cái hữu hình. Lấy cái mênh mông, vĩnh hằng vô hạn của trời đất, thiên nhiên để nói đến công cha nghĩa mẹ

– Qua đó, nổi bật ý nghĩa là ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ

– Thành ngữ “ Cù lao chín chữ” chính là chỉ nỗi vất vả của cha mẹ, không thể đong đếm được

=> Qua câu ca dao, nhắc nhở chúng ta phải biết kính trọng, yêu thương cha mẹ, có hiếu với cha mẹ

* Trong tình cảm gia đình, chúng ta còn thấy nỗi niềm của người con gái đi lấy chồng xa nhớ về mẹ, nhớ quê hương

“ Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Những từ ngữ chỉ không gian thời gian cụ thể để nói đến nỗi buồn nhớ của người con gái. Ai thấu được nỗi nhớ của người con gái đi lấy chồng xa. “Chiều chiều » gợi khoảng thời gian, kéo dài, chiều chiều gợi nỗi buồn, nỗi nhớ. Khoảng thời gian đó, người con gái “ đứng ngõ sau” thì ngõ sau đấy càng vắng lặng, heo hút

– Không gian ấy gợi đến cảnh ngộ cô đơn của nhân vật trữ tình

– “Ruột đau chín chiều” : Chín chiều là chín bề là nhiều bề.

– Người con gái đi lấy chồng xa quê chiều chiều ra đứng ngõ sau để nhớ về quê hương, nhớ về mẹ. Đây là nỗi đau, buồn tủi của kẻ làm con khi phải xa cách cha mẹ, không đỡ đần chăm sóc được cha mẹ khi về già.

* Tiếp theo, có thể nói đến lòng nhớ thương của con cháu với ông bà mình.

“ Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

– Tình cảm của con cháu với ông bà của mình đó là một tình cảm huyết thống, thể hiện công lao to lớn của ông bà khi xây dựng gia đình.

– Cụm từ “ Ngó lên” ý nói trông lên thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà. Hình ảnh cụ thể thể hiện sự gắn kết, kết nối tình cảm đó một cách bền chặt gắn bó nhất qua cụm từ “ Nuộc lạt mái nhà”.

– Tình cảm thật sâu đậm qua cặp quan hệ từ “ bao nhiêu- bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết của con cháu

=> Qua câu ca dao, nhắc nhở con cháu, dù đi đâu làm gì cũng nên nhớ về ông bà, cha mẹ, huyết thống của gia đình. Luôn biết ơn họ

* Cuối cùng là tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình

“ Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm không bao giờ có thể tách rời, mất đi được. Vì họ cùng một mẹ sinh ra, cùng được cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi còn cất tiếng khóc oe oe cho đến khi trưởng thành và mãi về sau. Vậy nên, tình cảm đó được diễn tả một cạnh cụ thể:

– Lời khẳng định anh em không phải người xa lạ gì. Bởi cùng chung máu thịt. Nhưng chữ « cùng, chung, một” để diễn tả anh em là hai mà như là một, cùng một cha mẹ, cùng chung sống trong một gia đình, được cha mẹ nuôi dưỡng.

– sử dụng hình ảnh tay, chân là những bộ phận rất quan trọng, luôn gắn liền với cơ thể, có quan hệ mật thiết với nhau để nói đến sự bền chặt của tình cảm anh em trong một gia đình,

– Lấy tay, chân để so sánh ví với tình anh em để thể hiện tình cảm an hem trong gia đình gắn bó thân thiết như chân với tay, không thể xa rời phải biết nương tựa nhau.

=> Bài ca dao cũng nhắc nhở anh em trong gia đình phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng, biết thương yêu, đùm bọc nhau “ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

3. Kết bài

Bài ca dao, dân ca về tình cảm gia đình đã cho chúng ta những bài học lời nhắc nhở bổ ích đối với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình. Những tình cảm đó thật thiêng liêng và đáng trân trọng giữ gìn. Chúng ta nên ghi nhớ những câu ca dao này để luôn nhắc nhở, tình cảm gia đình phải luôn được gìn giữ và bảo tồn.

Bình luận (1)
H24
9 tháng 7 2019 lúc 10:47

Ca dao - dân ca là "tiếng hát đi từ trái tim lên miệng", là thơ ca trữ tình dân gian. Ca dao - dân ca Việt Nam là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân, nhất là những người lao động Việt Nam. Rất tự nhiên, tâm hồn, tình cảm con người bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm, ân nghĩa đối với những người ruột thịt trong gia đình. Truyền thống văn hoá Việt Nam rất đề cao gia đình và tình nghĩa gia đình. Bài ca tình nghĩa gia đình trong kho tàng ca dao - dân ca Việt Nam vô cùng phong phú. Trong đó, bốn bài ca của văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình là tiêu biểu, vừa sâu sắc về nội dung, vừa sinh động, tinh tế về ngôn ngữ nghệ thuật: - Công cha như núi ngất trời... - Chiều chiều ra đứng ngố sau... - Ngó lên nuộc lạt mái nhà... - Anh em nào phải người xa... Lời của những bài ca dao trên là lời của ai, nói với ai thế ? Qua âm điệu, ý nghĩa các từ ngữ và hình ảnh những nhân vật trữ tình của chùm ca dao, chúng ta hiểu rằng : đây là lời ru con của mẹ, nói với con ; là lời người con gái lấy chồng xa quê hướng về quê mẹ, nói với mẹ ; là lời của cháu nói với ông và cuối cùng, ở bài thứ tư thì lời nói nghĩa tình ngân nga lên một khúc hát nhiều bè, có thể là lời của ông bà, hoặc cô bác nói với cháu, của cha mẹ răn bảo con, hoặc của anh em ruột thịt tâm sự, bảo ban nhau. Những câu hát về tình cảm gia đình trong ca dao - dân ca Việt Nam chúng ta đẹp như một bản hợp ca vừa chân thành, thân mật, ấm cúng, vừa thiêng liêng, trang trọng, xuyên thấm từ đời này sang đời khác.

Bình luận (0)
TP
9 tháng 7 2019 lúc 17:24

Gợi y

1. Bài 1

- “Giới thiệu” chân dung nhân vật “chú tôi”:

+ Hay tửu hay tăm: nghiện rượu

+ Hay nước chè đặc: nghiện chè

+ Hay nằm ngủ trưa: lười biếng

+ Ngày thì ước những ngày mưa, đêm thì ước những đêm thừa trống canh: lười lao động, thích ăn chơi, hưởng thụ

- Hình ảnh đối lập với hình ảnh “chú tôi”

+ Cái cò lặn lội bờ ao: sự vất vả, cơ cực, lam lũ của người cháu

+ Cô yếm đào: người con gái xinh đẹp, giỏi giang

⇒ Dùng hình ảnh nói ngược và phép đối lập, bài ca dao chế giễu những người nghiện ngập rượu chè, lười biếng, thích hưởng thụ trong xã hội

2. Bài 2

- Lời của thầy bói - phán những chuyện hệ trọng trong cuộc đời một con người

+ Lời phán cụ thể, rõ ràng, chắc như đinh đóng cột những chuyện hiển nhiên của tạo hóa

+ Nói dựa, nói nước đôi

- Cách châm biếm, phên phán: dùng chính những lười lẽ của thầy bói để vạch trần bộ mặt lừa bịp, dối trá, gian xảo của hắn

⇒ Bài ca dao phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề mê tín dị đoan lừa lọc người khác để kiếm tiền, cũng phê phán những người ít hiểu biết, nhẹ dạ cả tin, tin vào những điều phản khoa học.

3. Bài 3

- Ý nghĩa tượng trưng của các con vật trong bài ca dao:

+ Con cò: người nông dân

+ Cà cuống: những kẻ có thế lực, tai to mặt lớn

+ Chim ri, chào mào: cai lệ, lính lệ

+ Chim chích: những anh mõ làng

⇒ Mỗi con vật tượng trưng cho một hạng người trong xã hội xưa, làm cho nội dung châm biếm, phê phán trở nên sâu sắc, kín đáo

- Khung cảnh đám ma như một đám rước hội, là dịp để mọi người đánh chén, tụ hội, chia chác om sòm

⇒ Cảnh tượng mang giá trị tố cáo

⇒ Bài ca phê phán thủ tục ma chay rườm rà, làm khổ thêm người nông dân trong xã hội cũ

4. Bài 4

- Hình ảnh “cậu cai”:

+ Nón dấu lông gà; bộc lộ quyền lực

+ Ngón tay đeo nhẫn: tính cách phô trương, thích khoe mẽ

+ Bộ dạng thảm hại của cậu cai khi phải thuê mượn quần áo

⇒ Bức chân dung biếm họa của cậu cai: lố lăng, kệch cỡm, thích phô trương, không có quyền lực nhưng luôn cố làm “ra dáng” để lwuaf bịp mọi người

- Nghệ thuật châm biếm đặc sắc:

+ Gọi “câu cai” với mục đích châm biếm, chế giễu những tên cai lệ không có quyền lực

+ Dùng kiểu câu nêu “định nghĩa”, cũng như vài nét phác họa mỉa mai cậu cai xuất hiện như kẻ lố lăng, khoe mẽ, thảm hại

+ Nghệ thuật phóng đại ba: năm được một chuyến sai >< sự thuê mượn những thứ xoàng xĩnh như áo ngắn, quần dài

Bình luận (0)
BT
9 tháng 7 2019 lúc 19:43

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
YT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
KB
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết