Kiều ở lầu Ngưng Bích- Nguyễn Du

EN

Bài 1: Viết đoạn văn diễn dịch 12 câu làm rõ cảnh ngộ và tâm trạng của Thúy Kiều trong 6 câu đầu có sử dụng ít nhất 1 câu ghép và 1 phép thế (chỉ rõ câu ghép và phép thế)

Bài 2: Viết đoạn văn Tổng - Phân - Hợp khoảng 12 câu làm rõ tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của Thúy Kiều trong đoạn thơ:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

(Sử dụng 1 câu bị động, 1 phép nối và chỉ ra)

 

DL
29 tháng 7 2022 lúc 14:08

Bài 1 bạn tham khảo các ý trên mạng để làm ạ.

Bài 2: Tham khảo gợi ý như sau ạ:

Kiều một mình trơ trọi giữa một không gian mênh mông, hoang vắng thì nỗi cô đơn của Kiều càng lúc càng dâng cao, và tâm trạng thương nhớ người yêu và người thân khắc khoải, da diết.

    - Tâm trạng nhớ thương Kim Trọng: Kiều luôn day dứt vì không thể đáp lại tình cảm và tấm lòng của Kim Trọng.

       + Nỗi nhớ về cảnh thề nguyền khiến Kiều thấy thương thân tủi phận, nàng thấy lại kỉ niệm thiêng liêng trong niềm nuối tiếc.

       + Thương xót, đau đớn nghĩ rằng Kim Trọng sẽ ngóng đợi khi không thấy Kiều.

       + Tấm lòng son sắt của nàng bị vùi dập, hoen ố không biết bao giờ gột rửa cho được.

→ Nỗi nhớ chàng Kim là nỗi nhớ da diết, đau đớn tới dày xé tâm can.

    - Nỗi nhớ cha mẹ: thấy “xót” khi tưởng tượng cha mẹ vẫn ngóng đợi nàng.

       + Kiều tưởng tượng cha mẹ nơi quê nhà già yếu đi, không biết có ai chăm sóc chu đáo.

       + Mỗi khi nhớ về cha mẹ nàng luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dưỡng của cha mẹ.

→ Nỗi nhớ thương của Kiều nói lên nhân cách đáng trân trọng của nàng. Hoàn cảnh của nàng thật xót xa, đau đớn. Nàng đã quên đi nỗi khổ, thực trạng của bản thân để hướng về người thân. Trái tim của nàng giàu tình yêu thương và đức hi sinh.

⇒ Kiều là người chung thủy, người con hiếu thảo, một người giàu đức hi sinh, lòng vị tha cao cả, đáng trân trọng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
LB
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
VQ
Xem chi tiết