Bài 1/Một vật có khối lượng 1kg được ném thẳng xuống dưới với vận tốc 14m/s từ một điểm cách mặt đất 24m, lấy g = 10m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí.
a. Tính cơ năng của vật và vận tốc khi chạm đất
b. Sau khi chạm đất vật lún sâu vào đất 1 đoạn 20cm. Tính lực cản trung bình của đất.
Con lắc đơn gồm một vật nhỏ khối lượng m=100g được treo bằng dây có chiều dài l=2m vào 1 điểm cố định. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng đến vị trí sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc \(\alpha_0=\) 60o rồi thả không vận tốc ban đầu. Bỏ qua ma sát và lực cản không khí, lấy mốc thế năng là mặt phẳng ngang đi qua vị trí cân bằng của vật. Lấy g=10m/s2
a. Tính cơ năng của vật tại vị trí ban đầu.
b. Tính lực căng của dây treo khi vật qua vị trí cân bằng
Chọn câu trả lời sai. Chất điểm là những vật mà: A. Kích thước và hình dạng của chúng hầu như không ảnh hưởng tới kết quả của bài toán. B. Có khối lượng là khối lượng của vật. C. Kích thước của nó nhỏ rất nhỏ so với độ dài đường đi. D. Bỏ qua khối lượng của vật.
Một đĩa quay đều quanh trục qua tâm O với tần số là 300 vòng/phút.
a) Tính gia tốc hướng tâm của một điểm trên đĩa cách tâm 10 cm.
b) Suy ra tốc độ dài của điểm đó.
1/ Trong các phát biểu sau đây về vận tốc và gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều, phát biểu nào sai .
A. Nếu v0 và a trái dấu thì chuyển động chậm dần đều
B. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, gia tốc a và vận tốc tức thời v luôn trái dấu nhau
C. Công thức vận tốc tại thời điểm t : v =v0 +at B.
D. Vận tốc ban đầu v0 và gia tốc a cùng dấu thì chuyển động là nhanh dần đều
2/ Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h so với mặt đất. Cho g=10m/s2 . Tốc độ của vật khi chạm đất là 30m/s.
a) Tính độ cao h, thời gian từ lúc vật bắt đầu rơi đến khi vật chạm đất.
b) Tính quãng đường vật rơi trong giây cuối cùng trước khi chạm đất.
câu 1:vật nặng 500g thả rơi tự do tự độ cao 4,5m so với mặt đấta. cơ nặng của vậtb. khi chạm đất, vật bị lún xuống xuyên vào đất 5 cm mới dừng lại. Tìm lực cản đất đã tác dụng lên vật. Bỏ qua lực cản của không khí, lấy g=10m/s²
Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu 20 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. a. Tìm độ cao và vận tốc của vật sau khi ném 1,5s. b. Xác định độ cao tối đa mà vật có thể đạt được và thời gian vật chuyển động trong không khí . c. Sau bao lâu sau khi ném, vật ở cách mặt đất 15m? Lúc đó vật đang đi lên hay đi xuống?
Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu 20 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2.
a)Xác định độ cao tối đa mà vật có thể đạt được và thời gian vật chuyển động đạt được độ cao đó.
b)Tính độ lớn vận tốc của vật lúc chạm đất.
Một vật chuyển động với gia tốc không đổi, đi qua 2 điểm A, B cách nhau 60m trong 6s. Khi qua điểm thứ hai B thì vận tốc của nó là 15 m/s. Tính gia tốc và vận tốc qua A của vật.