Hướng dẫn soạn bài Hoán dụ

DT

bài 1 :

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

- Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ ?

- phân tích giá trị biểu cảm ?

Các bạn giúp mình với , mình đang vội khocroi

MM
9 tháng 8 2017 lúc 21:12

a) Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ của Viễn Phương: tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước (đối tượng so sánh trong hai câu của bài “Viếng lăng Bác” là Bác Hồ) để nâng cao giá trị hình tượng so sánh. Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. Người đọc có thể bắt gặp một sự so sánh không gượng ép, gần như là hiển nhiên của nhà thơ. Qua đó, có thể hiểu được đối tượng mà tác giả so sánh. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của Viễn Phương đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ (đặc biệt là ẩn dụ).

b) Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ Nguyễn Khoa Điềm: cũng là hình ảnh mặt trời, nhưng tác giả bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” đã sử dụng với một tác dụng khác. Đối tượng so sánh ở đây là em bé, con của một bà mẹ Tà ôi. Lúc này, mặt trời không là biểu tượng cho chân lí hay một sức mạnh vĩnh cửu mà nó được đem ra làm biểu tượng cho sự sống, cho niềm tin của một người mẹ đối với con. Đồng thời qua đó cũng bộc lộ một tình yêu nóng bỏng - tình mẹ con.

Qua sự phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ từng trường hợp, ta có thể rút ra kết luận: ẩn dụ là một biện pháp tu từ có tính biểu cảm mạnh mẽ, phong phu. Nó làm đa dạng hóa nhiều hình tượng, hình ảnh qua đôi mắt và trái tim cảm nhận của các nhà thơ, nhà văn.

Bình luận (0)
DT
9 tháng 8 2017 lúc 21:13

Viết thành đoạn lun nek

BÀI LÀM

Với hai câu thơ của Viễn Phương trong bài “Viếng lăng Bác”:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

ta thấy câu thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ:

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Biện pháp tu từ ẩn dụ có khả năng làm phong phú hình tượng trong văn thơ nói chung và cho thơ nói riêng. Ởđây, ta có thể xét từng trường hợp tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ để tìm hiểu khả năng biểu cảm của nó. Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ của Viễn Phương: tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước (đối tượng so sánh trong hai câu của bài “Viếng lăng Bác” là Bác Hồ) để nâng cao giá trị hình tượng so sánh. Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. Người đọc có thể bắt gặp một sự so sánh không gượng ép, gần như là hiển nhiên của nhà thơ. Qua đó, có thể hiểu được đối tượng mà tác giả so sánh. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của Viễn Phương đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ (đặc biệt là ẩn dụ).Qua sự phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ từng trường hợp, ta có thể rút ra kết luận: ẩn dụ là một biện pháp tu từ có tính biểu cảm mạnh mẽ, phong phụ. Nó làm đa dạng hóa nhiều hình tượng, hình ảnh qua đôi mắt và trái tim cảm nhận của các nhà thơ, nhà văn.

Bình luận (0)
NA
9 tháng 8 2017 lúc 21:30

- Biện pháp tu từ : ẩn dụ

Ẩn dụ : mặt trời ( trong câu thứ 2 )- chỉ Bác Hồ

- Mặt trời trong câu thơ trên là hình ảnh thực của vầng thái dương ngày ngày soi ánh sáng ấm áp xuống mặt đất, duy trì sự sống muôn loài. Mặt trời trong câu thơ dưới la một ẩn dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo của nhà thơ , thể hiện tấm lòng thành kính và biến ơn sâu sắc của nhân dân ta với Bác - người đốt ngọn đuốc giữa chiến trường thực dân phong kiến, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc đứng lên thực hiện cuộc giải phóng, làm nên chiến thắng vinh quang, khẳng định tên tuổi của VIệt Nam trước toàn thế giới. Bác sẽ mãi là ánh mặt trời soi sáng và sưởi ấm , tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta trên con đường bước tới tương lai.

Tick mk nha !

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MN
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết
PC
Xem chi tiết
BL
Xem chi tiết
BL
Xem chi tiết
DQ
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết