Bài 9. Định luật Ôm đối với toàn mạch

DN

Bài 1: Dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt trong không khí, có dòng điện I = 0,5A.

a) Tính cảm ứng từ tại M, cách dây dẫn 5 cm.

b) Cảm ứng từ tại N có độ lớn 0,5.10-6T. Tính khoảng cách từ N đến dây dẫn .

Bài 2: Cuộn dây tròn gồm 100 vòng dây đặt trong không khí. Cảm ứng từ ở tâm vòng dây là 6,28.10-6 T. Tìm cường độ dòng điện qua cuộn dây, biết bán kính vòng dây R = 5cm .

Bài 3: Ống dây dài 20 cm, có 1000 vòng dây, đặt trong không khí. Cho dòng điện I = 0,5 A đi qua. Tìm cảm ứng từ trong lòng ống dây.

Bài 4: Cho hai dây dẫn thẳng dài đặt song song trong không khí cách nhau d = 10cm có dòng điện cùng chiều với cường độ I1 = I2 = 20A chạy qua. Hãy xác định vectơ cảm ứng từ tại những điểm:

a) Cách đều hai dây dẫn một khoảng 5cm.

b) Cách dây dẫn thứ nhất một khoảng 4cm, cách dây dẫn thứ hai một khoảng 14cm

c) Cách dây dẫn thứ nhất một khoảng 8cm, cách dây dẫn thứ hai một khoảng 6cm

Bài 5: Hai vòng dây tròn, bán kính R = 10 cm có tâm trùng nhau và đặt vuông góc nhau. Cường độ dòng điện trong 2 vòng dây: I1 = I2 = I = 1 A. Tìm vectơ cảm ứng từ B tại tâm hai vòng dây.

Bài 6: Dây dẫn MN dài l = 20cm, m = 10g được treo nằm ngang bằng dây mảnh AM và BN. Thanh MN được đặt trong từ trường đều thẳng đứng, hướng lên với B = 0,2T. Khi cho dòng điện I = 2,5A chạy qua thanh thì nó có vị trí cân bằng mới, lúc đó hai dây treo AM và BN hợp với phương thẳng đứng một góc (. Tính góc ( và lực căng mỗi dây treo.

TN
20 tháng 2 2020 lúc 22:20

bài 1

giải

a)ta có cảm ứng từ tại M các dây dẫn 5cm sẽ là

\(B=2.10^{-7}.\left(\frac{I}{R}\right)=2.10^{-7}.\left(\frac{0,5}{0,05}\right)=2.10^{-6}\left(T\right)\)

b)khoản cách từ N đến dây dẫn là

ta có \(B=2.10^{-7}.\left(\frac{I}{R}\right)\)

\(\Leftrightarrow0,5.10^{-6}=2.10^{-7}.\left(\frac{0,5}{R}\right)\Rightarrow R=0,2m\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
11 tháng 5 2021 lúc 8:07

Bài 1: 

a) Ta có: BM= 2.10-7.\(\dfrac{I}{r}\) = 2.10-7.\(\dfrac{0,5}{0,05}\) = 2.10-6 (T)

b) Ta có: BN= 2.10-7.\(\dfrac{I}{r}\)

=> rN\(\dfrac{2.10^{-7^{ }}.I}{B_N}\)=\(\dfrac{2,10^{-7^{ }}.0,5}{0,05}\)= 0,2 (m)

Bình luận (0)
NH
11 tháng 5 2021 lúc 8:25

Bài 2: 

Ta có: \(B=2\pi.10^{-7}.N.\dfrac{I}{R}\)

=> I= \(\dfrac{B.R}{2\pi.10^{-7^{ }}.N}=\dfrac{6,28.10^{-6^{ }}0,05}{2\pi.10^{-7^{ }}.100}=5.10^{-3}A\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TV
Xem chi tiết
PP
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
BL
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết