Bài 1: Cho 14 gam bột Fe vào 400ml dung dịch X gồm AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2 0,125M. Khuấy nhẹ, cho đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Tính giá trị m:
Bài 2: Cho m gam bột Mg vào 500 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,3M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu 17,2 gam chất rắn B và dung dịch C. Giá trị của m là:
Bài 3: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu m gam chất rắn. Giá trị của m là bao nhiêu?
Bài 4: Cho m gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc bỏ phần dung dịch thu m gam bột rắn. Thành phần % của Zn trong hỗn hợp đầu.
Bài 5: Cho 1,36g hỗn hợp gồm Fe và Mg vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xong thu được 1,84g rắn B và dung dịch C. Thêm NaOH dư vào dung dịch C thì thu được kết tủa. Nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,2g chất rắn D. Tính % mỗi kim loại trong A và nồng độ mol dung dịch CuSO4 đã dùng.
Bài 6: Cho hỗn hợp 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được một dung dịch chứa 3 ion kim loại. Xác định giá trị của x thỏa mãn:
A. 1,8 B. 1,5 C. 1,2 D. 2,0
Bài 1 :
nFe = 0,25 mol; nAgNO3 = 0,2 mol; nCu(NO3)2 = 0,05 mol.
Giữa Ag+ và Cu2+ thì Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+, nên Ag+ tham gia phản ứng với Fe trước, sau khi Ag+ tham gia phản ứng hết nếu còn dư Fe thì Cu2+ mới tiếp tục tham gia.
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag (VII)
nFe = 0,25 mol; nAg+ = 0,2 mol → Fe dư sau phản ứng (VII)
Fe + 2Ag+ → Fe2+ +2Ag
0,1 (mol) 0,2 (mol) 0,1 (mol) 0,2 (mol)
Sau phản ứng (VII) ta có: nFe còn = 0,25 – 0,1 = 0,15 mol, Ag tạo thành = 0,2 mol.
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu (VIII)
nFe = 0,15 mol; nCu2+ = 0,05 mol → Fe vẫn còn dư sau phản ứng (VIII)
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
0,05 (mol) 0,05 (mol) 0,05 (mol) 0,05 (mol)
Vậy, sau phản ứng (VII) và (VIII), chất rắn thu được gồm nAg = 0,2 mol; nCu = 0,05 mol và nFe dư = 0,25 – (0,1 + 0,05) = 0,1 mol.
Nên ta có giá trị của m = mAg + mCu + mFe dư
= 0,2.108 + 0,05.64 + 0,1.56 = 30,4 gam.
Bài 2 :
Nhận xét :
- Mg sẽ tác dụng với AgNO3 trước, sau khi AgNO3 hết thì Mg mới phản ứng với Cu(NO3)2.
- Vì chưa biết khối lượng Mg tham gia là bao nhiêu, nên bài toán này ta phải chia ra các trường hợp:
+ Mg tham gia vừa đủ với AgNO3, Cu(NO3)2 chưa tham gia, chất rắn thu được là Ag tính được giá trị m1.
+ AgNO3, Cu(NO3)2 tham gia hết, Mg phản ứng vừa đủ, chất rắn tham gia gồm Ag, Cu có giá trị là m2.
Nếu khối lượng chất rắn trong 2 trường hợp nằm trong khoảng m1< 17,2 < m2 (từ dữ kiện đề bài, tính toán giá trị m1, m2) có nghĩa là Ag+ tham gia phản ứng hết, Cu2+ tham gia một phần.
Đáp số : m = 3,6gam.
Bài 3 :
Nhận xét :
- Vì dư lượng dư dung dịch CuSO4 nên sau phản ứng Zn và Fe tham gia phản ứng hết.
- Chất rắn có giá trị m gam sau phản ứng chỉ có thể là Cu.
Hướng dẫn: Gọi a, B lần lượt là số mol Zn và Fe
Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu
a (mol) a (mol)
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
b (mol) b (mol)
Vì khối lượng chất rắn trước và sau phản ứng đều có giá trị là m nên ta có:
mZn + mFe = mCu
→ 65a + 56b = 64(a +b)
→ a = 8b
→ % Zn = (65a x 100)/(65a + 56b) (thay a = 8b)
→ % Zn = 90,27%
Xin lỗi nha : ( Bài 3 ) vừa rồi là bài 4
Bài 3 thật đây nha :
Nhận xét :
- Vì Fe có tính khử mạnh hơn Cu, nên Fe sẽ tác dụng với Ag+ trước, nếu Ag+ còn dư mới tác dụng với Cu.
- Bài toán trở thành bài toán lượng dư, so sánh từng số mol sẽ biết được chất rắn thu gồm những kim loại nào.
- Lưu ý rắng nếu Ag+ vẫn còn dư, dung dịch sau phản ứng còn Fe2+ thì có thêm phản ứng:
Ag+ + Fe2+ → Fe3+ + Ag
Đáp số: 70,2 gam
Bài 5 :
Nhận xét :
- Fe có tính khử yếu hơn Mg nên Mg sẽ tham gia phản ứng với Cu2+ trước, nếu Mg hết mà Cu2+ còn dư thì Fe mới tác dụng.
- Đối với Fe(OH)2 nung ngoài không khí thì ra Fe2O3, còn nung trong chân không ra FeO.
- Ta nhận thấy : nếu Fe và Mg tham gia phản ứng hết mà
mFe + mMg = 1,36gam
mFe2O3 + mMgO = 1,2 gam → vô lý → loại trường hợp này
Ta xét 2 trường hợp Mg hết, Fe chưa tham gia và trường hợp Mg hết, Fe tham gia một phần
Hướng dẫn:
Mg + Cu2+ → Mg2+ +Cu
Fe + Cu2+ → Fe2+ +Cu
* Trường hợp 1: chỉ có Mg phản ứng, Fe chưa tham gia (Cu2+ hết):
m tăng = 1,84 – 1,36 = 0,48
Gọi nMg tham gia phản ứng là a (mol) → 64a – 24a = 0,48 → a = 0,012 (mol)
Định luật bảo toàn nguyên tố ta có:
Mg → MgSO4 → Mg(OH)2 → MgO
0,012 (mol) 0,012 (mol)
→ khối lượng chất rắn thu sau khi nung chính là khối lượng MgO → m=0,012 x 40=0,48 < 1,2 ( vô lý )
* Trường hợp 1: Mg tham gia phản ứng hết hết và Fe tham gia phản ứng một phần (Cu2+ hết):
Gọi nMg = a (mol); nFe tham gia phản ứng = b (mol); n Fe dư = c (mol).
Ta có : 24a + (b + c)56 = 1,36
Hỗn hợp rắn B gồm (a+b) mol Cu và c mol Fe dư: 64(a + b) + 56 c = 1,84
Định luật bảo toàn nguyên tố ta có:
Mg → MgSO4 → Mg(OH)2 → MgO
a (mol) a (mol)
2Fe → 2FeSO4 → 2Fe(OH)2 → Fe2O3
b (mol) b/2 (mol)
→ 40a + 160.b/2 = 1,2
Giải hệ 3 phương trình trên ta thu được a = b = c = 0,01 (mol) → % mỗi kim loại.
Hướng dẫn:
Dung dịch sau phản ứng chứa 3 ion kim loại thì chỉ có thể chứa : Mg2+, Zn2+, Cu2+
- ∑ne cho = (2,4 + 2x) mol và ∑ne nhận = 1 + 2.2 = 5 mol
- Yêu câu bài toán thõa mãn khi ∑ne cho < ∑ne nhận hay (2,4 + 2x) < 5 → x < 1,3 → x =1,2
→ Đáp án C
Bạn nên nhớ , mỗi lần chỉ được gửi 1 câu thôi nha
Mọi người giúp mình nha ! Mk cần gấp trong chiều nay.