Chương II. Kim loại

JM

Bài 1: Cho 10g hỗn hợp gồm Zn và Cu tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng thì thu được 2,24 lit H2 (đktc). Tính thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 2: Hoà tan 5,2g hỗn hợp gồm Mg và Fe bằng dung dịch axit HCl 1M, thì thu dược 3,36 lit H2 (đktc).

a/ Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

b/ Tính thể tích dung dịch axit HCl đã dùng.

Bài 3: Cho một lượng hỗn hợp gồm Ag và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch axit H2SO4, thu được 5,6 lit khí H2 (đktc). Sau phản ứng thấy còn 6,25g một chất rắn không tan. Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Bài 4: Hoà tan hoàn toàn 15,3g hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng dung dịch axit HCl 1M thì thu được 6,72 lit H2 (đktc).

a/ Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

b/ Tính thể tích dung dịch axit HCl cần dùng.

Bài 5: A là hỗn hợp gồm: Ba, Al, Mg.

Lấy m gam A cho tác dụng với nước tới khi hết phản ứng thấy thoát ra 3,36 lit H2 (đktc).

Lấy m gam A cho vào dung dịch xút dư tới khi hết phản ứng thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc). Lấy m gam A hoà tan bằng một lượng vừa đủ dung dịch axit HCl thì thu được một dung dịch và 8,96 lit H2 (đktc).

Hãy tính m gam và thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Bài 6: Hoà tan hỗn hợp gồm Fe, Zn trong 500ml dung dịch HCl 0,4M được dung dịch A và 10,52g muối khan.

a/ Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại.

b/ Tính thể tích dung dịch B gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 cần dùng để trung hoà dung dịch A.

Bài 7: Hoà tan hết 12g hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hoá trị II không đổi) vào 200ml dung dịch HCl 3,5M thu được 6,72 lit khí (đktc). Mặt khác lấy 3,6g kim loại M tan hết vào 400ml dung dịch H2SO4 nồng độ 1M thì H2SO4 còn dư.

a/ Xác định kim loại M.

b/ Tính thành phần % theo khối lượng của Fe, M trong hỗn hợp.

Bài 8: Hoà tan hết 11,3g hỗn hợp A gồm Fe và kim loại R (hoá trị II không đổi) vào 300ml dung dịch HCl 2,5M thu được 6,72 lit khí (đktc). Mặt khác lấy 4,8g kim loại M tan hết vào 200ml dung dịch H2SO4 nồng độ 2M thì H2SO4 còn dư.

a/ Xác định kim loại R.

b/ Tính thành phần % theo khối lượng của Fe, R trong hỗn hợp.

Bài 9: Hoà tan hết 12,1g hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hoá trị II không đổi) vào 150ml dung dịch HCl 3M thì thu được 4,48 lit khí (đktc). Mặt khác muốn hoà tan hết 4,875g kim loại M thì cần phải dùng 100ml dung dịch H2SO4 0,75M, dung dịch thu được không làm đổi màu giấy quỳ.

Bài 10: Hỗn hợp A gồm Mg và kim loại M hoá trị III, đứng trước hiđrô trong dãy hoạt động hoá học. Hoà tan hoàn toàn 1,275 g A vào 125ml dd B chứa đồng thời HCl nồng độ C1(M) và H2SO4 nồng độ C2(M). Thấy thoát ra 1400 ml khí H2 (ở đktc) và dd D. Để trung hoà hoàn toàn lượng a xít dư trong D cần dùng 50ml dd Ba(OH)2 1M. Sau khi trung hoà dd D còn thu được 0,0375mol một chất rắn không hoà tan trong HCl.

a/ Viết các PTPƯ xảy ra.

b/ Tính C1 và C2 của dd B.

c/ Tìm NTK của kim loại M (AM) và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A đem thí nghiệm.

Biết rằng để hoà tan 1,35g M cần dùng không quá 200ml dd HCl 1M.

Bài 11: Cho 9,86g hỗn hợp gồm Mg và Zn vào 1 cốc chứa 430ml dung dịch H2SO4 1M loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thêm tiếp vào cốc 1,2 lit dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,7M, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, rồi lọc lấy kết tủa và nung nóng đến khối lượng không đổi thì thu được 26,08g chất rắn. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

H24
19 tháng 11 2018 lúc 17:59

Cô mình dạy trình bay như vậy Hỏi đáp Hóa học=)))

Bình luận (0)
KV
19 tháng 11 2018 lúc 18:16
https://i.imgur.com/GOemzf4.jpg
Bình luận (0)
KV
19 tháng 11 2018 lúc 18:22
https://i.imgur.com/cR9ROeT.jpg
Bình luận (0)
KV
19 tháng 11 2018 lúc 18:31
https://i.imgur.com/4j27EBg.jpg
Bình luận (0)
KV
19 tháng 11 2018 lúc 18:08
https://i.imgur.com/txQCpbU.jpg
Bình luận (0)
NH
19 tháng 11 2018 lúc 19:35

bài 5

Thí nghiệm 1:
nH2 = 3.36/22.4 = 0.15 mol
Trong thí nghiệm xảy ra 2 phương trình. Ta gọi a là số mol Ba.
Ba + 2H2O -----> Ba(OH)2 + H2
a--------------------------a----------...
Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O -----> Ba(AlO2)2 + 3H2 (*)
Trong thí nghiệm 1 Ba, Al tham gia phản ứng tạo ra 3.36 lit khí.
Tronh thí nghiệm 2, cũng có Ba, Al tham gia phản ứng tạo ra 6.72 lit khí.
Ta thấy 6.72>3.36 chứng tỏ rằng Al ở thí nghiệm 1 không phản ứng hết => Phường trình (*) tính theo số mol Ba.
=> số mol H2 của (*) là 3a mol.
Ta có nH2 thí nghiệm 1 = 0.15 = a + 3a = 4a => a = 0.15/4 = 0.0375 mol
=> mBa = 0.0375x137 = 5.14 gam.
Thí nghiệm 2:
nH2 = 0.3 mol
Thay số mol Ba vào pt, bạn tự ghi pthh
=> nH2 do Ba tạo thành = nBa = 0.0375 mol
=> nH2 do Al tạo thành = 0.3-0.0375 = 0.2625 mol
nAl = (nH2x2)/3 = (0.2625x2)/3 = 0.175 mol
mAl = 0.175x27 = 4.72 gam.
Thí nghiệm 3:
nH2 do Ba tạo thành = 0.0375 mol
nH2 do Al tạo thành = 0.2625 mol
=> nH2 do Mg tạo thành = nMg = (8.96/22.4)-0.0375-0.2625 = 0.1 mol
=> mMg = 2.4 gam
m = 5.1375 + 4.725 + 2.4 = 12.26 gam.

\(\left(\%\right)m_{Ba}=\dfrac{m_{Ba}.100}{m_{hh}}=\dfrac{5,14.100}{12,26}=48,92\left(\%\right)\left(\%\right)m_{Al}=\dfrac{m_{Al}.100}{m_{hh}}=\dfrac{4,72.100}{12,26}=38,50\left(\%\right)\left(\%\right)m_{Mg}=\dfrac{m_{Mg}.100}{m_{hh}}=\dfrac{2,4.100}{12,26}=19,58\left(\%\right)\)

Bình luận (0)
NH
19 tháng 11 2018 lúc 19:38

bài 7a.
Gọi B là kl tb cùa M và Fe
nH2=6,72/22,4=0,3 mol
nHCl =0,2.3,5=0,7 mol
B + 2HCl phimphaiBCl2 + H2
0,3---0,6----0,3----0,3 mol
Theo PT nHCl =2nH2
0,7 >< 2.0,3
=> HCl dư
B =12/0,3=40
<=> M<40 (*) {vì 40<56)
Mặt khác:
nH2SO4 = 0,4 mol
M + H2SO4phimphaiMSO4 + H2

theo đb: nM<nH2SO4
M> 3,6/0,4
M>9(**)
từ (*),(**)
Suy ra: M là Mg (II) {vì 9<24<40}
b.
gọi x,y lll số mol Mg, Fe
Mg + 2HClphimphaiMgCl2 + H2
x-----2x-----------------x
Fe + 2HClphimphaiFeCl2 +H2
y-----2y--------------y
24x + 56y=12
x+y=0,3
=> x=0,15
y=0,15
Khối lượng Mg:
mMg=0,15.24=3,6g
% Mg=3,6/12 .100%=30%
%Fe=70%

Bình luận (0)
NH
19 tháng 11 2018 lúc 19:39

bài 8

Gọi M là kl tb của Fe và R
nHCl=0,3.2.5=0,75 mol
nH2=6,72/22,4=0,3 mol
nHCl >2.nH2
=>HCl dư, A pứ hết
M + 2HCl=> MCl2 + H2
0,3---0,6-----0,3----0,3 mol
M=11,3/0,3=37,67
->R<37,67(*)
nH2SO4=2.0,2=0,4 mol
R+ H2SO4=>RSO4 + H2

nR<0,4
MR>4,8/0,4=12(**)
Từ (*),(**)
Suy ra R là Mg(II)
b.
Gọi x,y lll số mol R(Mg),Fe
Mg + 2HCl=> MgCl2 + H2
x--------------------------x
Fe +2HCl=>FeCl2 + H2
y-----------------------y
24x + 56y=11,3
x+y=0,3
=>x=0,157
y=0,143
% Mg =(0,157.24)/11,3 .100%=33,35%
%Fe=100-33,35=66,65%

Bình luận (0)
NH
19 tháng 11 2018 lúc 19:40

bài 9

Gọi R là kim loại TB của Fe và M
nHCl =3.0,15=0,45 mol
nH2 =4,48/22,4=0,2 mol
nHCl> 2nH2
=>HCl dư, A pứ hết
PT:
R + 2HClphimphaiRCl2 + H2
0,2------------------0,2 mol
R=12,1/0,2=60,5
Vì 56<60,5
Nên M>60,5(*)
nH2SO4 =0,1.0,75=0,075 mol
Vì dd spu không đổi màu quỳ tím nên H2SO4 pứ hết
PT
M + H2SO4phimphaiMSO4 + H2
0,075--0,075 mol
M=4,875/0,075=65(thỏa *)
Vậy M là Zn(II)

Bình luận (0)
NH
19 tháng 11 2018 lúc 19:41

bài 4

nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol
gọi x,y lần lượt là số mol của Mg và Zn tham gia phản ứng.
Mg + 2HCl phimphai MgCl2 + H2
x 2x x
Zn + 2HCl phimphai ZnCl2 + H2
y 2y y
Ta có phương trình
x + y = 0,3
24x + 56y = 15,3
=> x = 0,102 ; y = 0.198
m Mg = 0,102.24 = 2,448 g
m Zn = 0,198.65 = 12.87 g
n HCl = 2.0,102+2.0,198 = 0,6 mol
V HCl = 0,6/1 = 0,6 lít.

Bình luận (0)
NH
19 tháng 11 2018 lúc 19:41

bài 3

n H2=5.6/22.4=0.25(mol)
Zn + H2SO4 phimphai ZnSO4 + H2phimtren
0.25 0.25
m Zn=0.25*65=16.25(g)
m hh=16.25+6.25=22.5(g)
% Zn=16.25/22.5*100%=72.22%
% Ag=100%-72.22%=27.78%

Bình luận (0)
NH
19 tháng 11 2018 lúc 19:42

bài 2

a) n H2=3.35/22.4=0.15(mol)
Mg + 2HCl phimphai MgCl2 + H2phimtren
x 2x x
Fe + 2HCl phimphai FeCl2 + H2phimtren
y 2y y
24x+56y=5.2
x+y=0.15
=>x=0.1
=>y=0.05
m Mg=24*0.1=2.4(g)
%Mg=2.4/5.2*100%=46.15%
%Fe=100%-46.15%=53.85%
b) n HCl=0.1*2+0.05*2=0.3(mol)
V HCl=0.3/1=0.3( l )

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
JM
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
GP
Xem chi tiết