Văn bản ngữ văn 7

NL

B1: cho đoạn thơ sau:

"Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát"

có nên thay từ "xôn xao" bằng từ "lao xao" không? Vì sao?

B2:Xác định và nêu tác dụng cùa BPTT trong các trường hợp sau:

a) ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

b) Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

c) Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi

d)Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao

e)Thầy đã đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời.

B3:chỉ ra nghĩa gốc nghĩa chuyển của các từ in hoa dưới đây và giải thích:

a)- thương nhau tay nắm bàn tay

- một tay gây dựng cơ đồ

- bốn dây nhỏ maú năm đầu ngón tay

b) -cái chân thoan thoắt

- Nam có chân trong đội tuyển Toán của huyện

- Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

c) -Đầu súng trăng treo

-Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

- Nó đứng ở đầu bảng

MN
6 tháng 8 2019 lúc 20:32

Bài 1:

Không nên thay từ 'xôn xao'' bằng từ ''lao xao'' vì như vậy sẽ mất tính biểu cảm của câu thơ

Bài 2:

Tham khảo:

a, Trong hai câu thơ trên, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Tiếng rơi” của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác “rất mỏng” và hơn nữa là bằng thị giác “rơi nghiêng”. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.

b,

- Biện pháp tu từ : Nhân hóa

- Thể hiện qua từ ngữ : (Ngày Huế đổ máu, Chú Hà Nội)

=> Tác dụng : Làm cho sự vật gần gũi, thân thương hơn.

c,

BPTT: nói giảm nói tránh

Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.

d,

Phép nhân hoá: Thời gian chạy qua tóc mẹ -> Thời gian trôi qua vô cùng nhanh.(0,5đ) - Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: màu trắng đến nôn nao -> Diẽn tả chân thực cảm giác nônnao của niềm kính trọng, biết ơn và lẫn cả nỗi thương yêu, xót xa của con khi nhìn mái tóc của mẹđã in hằn dấu vết tháng năm. Mái tóc ấy không còn xanh mướt, đen óng như xưa...

Bình luận (0)
H24
6 tháng 8 2019 lúc 20:33

B3:chỉ ra nghĩa gốc nghĩa chuyển của các từ in hoa dưới đây và giải thích:

a)- thương nhau tay nắm bàn tay

- một tay gây dựng cơ đồ

- bốn dây nhỏ maú năm đầu ngón tay

Gốc: tay

Chuyển: tay

Bình luận (0)
NL
6 tháng 8 2019 lúc 20:47

Bài 3: chỉ ra nghĩa gốc nghĩa chuyển của các từ in hoa dưới đây và giải thích

b)

-cái chân thoan thoắt

- Nam có chân trong đội tuyển Toán của huyện

- Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

c) -Đầu súng trăng treo

-Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

- Nó đứng ở đầu bảng

mn giúp mk với cái trên mk quên ko in hoa

Bình luận (0)
BT
6 tháng 8 2019 lúc 22:07

bài 3

a, Câu 1 là nghĩa gốc

Câu 2,3 là nghĩa chuyển

b,Cái chân thoăn thoắt là gốc chỉ bộ phận cơ thể

Câu 2 là nghĩa chuyển chỉ được một vé tham gia

Chân mây nghĩa chuyển

c, Đầu súng là nghĩa gốc

Đầu tường và đầu bảng là nghĩa chuyển

Bình luận (0)
H24
6 tháng 8 2019 lúc 22:09

Bài 1 :

- Từ “lao xao” không thể thay thế cho từ “xôn xao”trong câu thơ trên. Từ “la xao” chỉ đơn giản là gợi âm thanh, âm thanh của thiên nhiên hoặc của con người.

- Còn “xôn xao” khi đặt trong khổ thơ này, không chỉ là âm thanh rộn ràng của cuộc sống nhộn nhịp lao động khẩn trương của đất nước sau thống nhất, mà còn là những xúc cảm mãnh liệt, phấn chấn trước mùa xuân thiên nhiên, trời đất tươi đẹp của con người.

Câu 2 :

a) Biện pháp tu từ: Ẩn dụ.
=> Tác dụng: Tác giả đã thành công trong việc khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.

b) Biện pháp tu từ : Ẩn dụ

=> Tác dụng : Qua hình ảnh "ngày Huế đổ máu" đã thông báo cho ta biết về ngày nhân dân ta đổ máu chiến tranh.

c) Biện pháp tu từ : Ẩn dụ cách thức

=> Tác dụng : Chỉ sự hi sinh đầy vẻ anh dũng vì non sông của chú bé và làm câu văn trở nên gợi hình , gợi cảm hơn .

d) Biện pháp tu từ : Nhân hóa (Thời gian chạy).
=> Tác dụng : Nhấn mạnh sự trôi qua nhanh của thời gian làm cho mẹ già đi.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PL
Xem chi tiết
NE
Xem chi tiết
QQ
Xem chi tiết
MQ
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
MQ
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết