Văn bản ngữ văn 7

CT

B1. Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Rằm tháng Giêng ?

B2 . Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau về hình thức , nội dung , nghệ thuật của 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng ?

NH
10 tháng 8 2017 lúc 8:49

Bài 2:

*Giống:

- Đều miêu tả khung cảnh thiên nhiên đẹp bao la khoáng đạt

- Đều xuất hiện hình ảnh trăng

- Đều thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên lạc quan, phong thái ung dung lạc quan, yêu nước của người chiến sĩ cách mạng

=>Chất thơ hòa quyện chất thép, tâm hồn chiến sĩ - thi sĩ hòa hợp.

*Khác:

- Cảnh khuya: Trăng trong "Cảnh khuya" là trăng được đặt trong không gian núi rừng. Người chiến sĩ thao thức lo cho vận nước, lo cho chiến dịch mà chưa ngủ.

- Rằm tháng giêng: Trăng được miêu tả vào chính rằm, trăng vừa lúc tròn nhất, đẹp nhất. Đặc biệt là trăng của sông nước. Ánh trăng xuân bao trùm và như xóa nhòa ranh giới giữa trời - sông. Người chiến sĩ bận việc quân nhưng vẫn có những giây phút hòa mình vào thiên nhiên.

Bình luận (0)
DT
9 tháng 8 2017 lúc 21:10

B1:

-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

-Từ ngữ sinh động, giàu sức biểu cảm

-Cách miêu tả fong phú hấp dẫn

-NT: điệp ngữ

Bình luận (0)
NH
17 tháng 12 2017 lúc 9:47

B1Bài thơ là sự kết hợp hài hòa phong cách cổ điển và hiện đại. Những thi liệu cổ điển của bài thơ như con thuyền, vầng trăng, sông xuân, trời xuân, khói sóng,... đã tạo nên không khí thưởng ngoạn của các tao nhân mặc khách. Không gian núi rừng tĩnh lặng, không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thơ phú mà “đàm quân sự”.

B2giống:bài thơ đều là thể thất ngôn tứ tuyệt cực hay, mang phong vị đường thi
khác:
+cảnh khuya:giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đệp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên chan hòa trong lòng yêu nước sâu sắc thương dân, lo cho nước, yêu trăng ...
+rằm tháng giêng:có nét thơ cổ thể: con thuyền, trăng, sóng, xuân, nước xuân,... điệu thơ thanh nhẹ.Trong khung cảnh ấy chất chiến sĩ là trung tâm. Bài thơ như 1 đóa hoa xuân, tinh hoa kết tụ tâm hồn

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
CC
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
CC
Xem chi tiết