Hướng dẫn soạn bài Lão Hạc - Nam Cao

TT

b) Phân tích diễn biến tâm trạng của Lão Hạc xung quanh việc bán chó và sắp xếp cho cuộc đời mình. Qua cách miêu tả của nhà văn về tâm trạng của Lão Hạc, em thấy nhân vật này là người như thế nào?

c) Hoàn thành bảng sau và cho biết, qua đó , em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật "tôi" đối với Lão Hạc như thế nào?

Câu văn cho thấy cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật "tôi" về Lão Hạc Thái độ, tình cảm của nhân vật "tôi"đối với Lão Hạc

d) Khi nghe Binh Tư cho biết Lão Hạc xin hắn bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật ''tôi" cảm thấy "cuộc đời quả thật...đáng buồn", nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của Lão Hạc, "tôi" lại nghĩ: " Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn...theo một ý nghãi khác".Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật"tôi" như thế nào?

H24
11 tháng 9 2017 lúc 14:25

b)

- Tình cảm của lão Hạc đối với “cậu Vàng” của lão được tác giả thể hiện thật cảm động:

+ Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự

+ Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm

+ Cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu

+ Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ

+ Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó

- Tình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán “cậu Vàng” thì trong lão diễn ra một sự dằn vặt đau khổ.

+ Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn, đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”.

+ Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra... Lão hu hu khóc”. Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão.

- Qua đó có thể thấy con người của Lão Hạc là một con người giàu lòng tự trọng; là người cha nhân hậu, thương yêu con sâu sắc.

Bình luận (0)
H24
11 tháng 9 2017 lúc 14:26

c)

- Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc diễn biến đa dạng theo tình huống của tác phẩm: từ dửng dưng đến cảm thông (nghe lão Hạc nói chuyện bán chó, nghe lão kể về đứa con), thoáng buồn và nghi ngờ (khi nghe binh Tư kể), kính trọng (khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc).

+ Khi nghe lão Hạc kể chuyện, “ông giáo” ái ngại cho tình cảnh của lão. Ông an ủi và sau đó nhận lời nhờ cậy của lão. Nhiều lúc ông đã giấu giếm vợ ngấm ngầm giúp đỡ cho người láng giềng tội nghiệp này. Khi hiểu lầm lão Hạc làm liều, ông giáo hơi thất vọng, cảm thấy cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn. Vì xưa nay, ông vẫn tin vào nhân cách của lão Hạc

+ Đến lúc hiểu ra đó chỉ là sự hiểu lầm. Cái chết của lão Hạc càng làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp tâm hồn của lão. Ống giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì cuộc đời vẫn không làm mất đi niềm tin của ông vào bản chất lương thiện của người nông dân lao động. Ông giáo tự hứa trao lại số tiền và ba sào vườn lão đã gửi gắm cho con trai của lão.

- Trong Lão Hạc, nhà văn cho rằng, đối với người nông dân lao động, phải “cố tìm mà hiểu họ” thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” ấy chính là “những người đáng thương” và có “bản tỉnh tốt”, có điều “cái bản tính tốt” ấy của họ thường bị những nỗi khổ cực, những lo lắng trong cuộc sống “che lấp mất”. Tức là, nhà văn đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thông và phải có cách nhìn có chiều sâu, không hời hợt, phiến diện chỉ thấy cái bề ngoài, nhất là không thành kiến, tàn nhẫn.

Bình luận (0)
H24
11 tháng 9 2017 lúc 14:27

d)

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu là qua nhân vật lão Hạc: Bằng phương pháp đối lập, nhà văn tạo vé bề ngoài cho lão Hạc dường như lẩm cấm, gàn dở, đôi lúc bị nghi ngờ là phường “đâm heo thuốc chó” nữa nhưng bên trong lão lại là một người có vẻ đẹp tâm hồn cao quý, đáng kính trọng.

- Cách dựng truyện: Nhà văn dựng truyện chân thực và sinh động. Ông dẫn người đọc vào mạch truyện đầy khéo léo, bất ngờ. Càng lúc truyện càng căng thẳng qua đó, bộc lộ tính cách và tâm lí nhân vật qua từng sự kiện trong truyện.

- Ngôn ngữ của truyện: Truyện được viết với nghệ thuật ngôn ngữ cô đọng. Nét nối bật là ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đầy chất trữ tình mang cả tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.

- Nghệ thuật kể chuyện: Câu chuyện được kể theo lời dẫn của nhân vật “tôi” (ông giáo) - người tham gia trong câu chuyện và chứng kiến sự việc diễn ra. Điều này làm cho câu chuyên thêm chân thật, gần gũi với người đọc. Đồng thời chọn vai kể này, việc dẫn dắt câu chuyên sẽ tự nhiên, linh hoạt hơn. Cũng vì thế, câu chuyên được kể với nhiểu giọng điệu hơn. Ngưòi kể có thể vừa kể, vừa bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình. Việc miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật cũng rất tự nhiên, hợp lí. Việc tạo tình huống truyện bất ngờ nhằm lôi cuốn người đọc và dễ dàng trình bày triết lí sâu sắc về cuộc sống của tác giả.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LD
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
KP
Xem chi tiết
BL
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
JK
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết