Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ

TN

b, Nhận xét về những phẩm phẩm chất của vũ nương được thể hiện ở từng phần câu chuyện.

c, Nguyên nhân dẫn đến nỗi oan khuất của vũ nương là gì? Theo em, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?

d, Từ bi kịch của Vũ Nương , hãy nêu lên những cảm nhận của em về thân phận cuẩ người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

e, Nhận xét về cách dẫn dắt câu chuyện, tác dụng của những lời đối thoại và tự bạch của nhân vật, những yếu tố kì ảo hoang đường trong chuyện.

Giúp em với ạ e cần gấp để sáng mai lên lớp tiết đầu ạ

BN
13 tháng 9 2018 lúc 19:49

b)

* Trước khi lấy ck :

- Tính thùy mị , nết na , tư dung tốt đẹp .

*Khi lấy ck :

- giữ gìn khuôn phép , không khi nào để vk ck thất hòa .

-> Rất khéo léo ứng xử

=> Giữ trọn vẹn đạo làm vk .

* Khi tiễn ck đi lính .

- Thiếp chẳng dám.... bình yên -> không ham danh lợi , phẩm chất , lo lắng cho ck .

*Khi ck đi lính :

- Khi mẹ ck mất : nàng hét lời thương xót , phàm việc ma chay tế lễ , lo liệu như đối xử với cha mẹ để mk .

=> Là một người con dâu hiếu thảo , ngoan ngoãn

Các phẩm chất khác bọn mk chưa học tới , mai ms học tiếp các phần còn lại :)

c)

* Nguyên nhân :

- Trực tiếp : là do Trương Sinh quá đa nghi . Trương Sinh đã ko cho Vũ Nương cơ hội giải thik.

- Gián tiếp : lo do xã hội phong kiến - một xã hội gây ra bao bất công , thân phận người phụ nữ bấp bênh .

* Nguyên nhân quan trọng nhất là : trực tiếp . Vì nếu Trương Sinh chịu lắng nghe Vũ Nương giải thik thì sẽ khác , và lúc Vũ Nương hỏi là ai dã nói cho Trương Sinh bt điều này thì chàng lại dấu ko ns ra , nếu chàng nói ra thì Vũ Nương sẽ hiểu và giải thik cho chàng , mọi chuyện sẽ tốt hơn .

d) Thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến : thấp cổ bé họng , không được tôn trọng , vinh danh , bị coi thường khinh bỉ ...họ phải sống một cuộc sống bị ruồng bỏ , bị đối xử tệ bạc ..

e ) *Cách dẫn dắt : cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện kịch tính , lôi cuốn . Từ những chi tiết hé mở , chuẩn bị thắt nút đến khi nút thắt ngày 1 chặt hơn tạo ra cho cậu chuyện hấp dẫn , sinh động hơn . Những đoạn đối thoại đk sắp đúng chỗ .

Bình luận (0)
H24
15 tháng 9 2018 lúc 21:05

* Trước khi lấy ck :

- Tính thùy mị , nết na , tư dung tốt đẹp .

*Khi lấy ck :

- giữ gìn khuôn phép , không khi nào để vk ck thất hòa .

-> Rất khéo léo ứng xử

=> Giữ trọn vẹn đạo làm vk .

* Khi tiễn ck đi lính .

- Thiếp chẳng dám.... bình yên -> không ham danh lợi , phẩm chất , lo lắng cho ck .

*Khi ck đi lính :

- Khi mẹ ck mất : nàng hét lời thương xót , phàm việc ma chay tế lễ , lo liệu như đối xử với cha mẹ để mk .

=> Là một người con dâu hiếu thảo , ngoan ngoãn

Các phẩm chất khác bọn mk chưa học tới , mai ms học tiếp các phần còn lại :)

c)

* Nguyên nhân :

- Trực tiếp : là do Trương Sinh quá đa nghi . Trương Sinh đã ko cho Vũ Nương cơ hội giải thik.

- Gián tiếp : lo do xã hội phong kiến - một xã hội gây ra bao bất công , thân phận người phụ nữ bấp bênh .

* Nguyên nhân quan trọng nhất là : trực tiếp . Vì nếu Trương Sinh chịu lắng nghe Vũ Nương giải thik thì sẽ khác , và lúc Vũ Nương hỏi là ai dã nói cho Trương Sinh bt điều này thì chàng lại dấu ko ns ra , nếu chàng nói ra thì Vũ Nương sẽ hiểu và giải thik cho chàng , mọi chuyện sẽ tốt hơn .

d) Thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến : thấp cổ bé họng , không được tôn trọng , vinh danh , bị coi thường khinh bỉ ...họ phải sống một cuộc sống bị ruồng bỏ , bị đối xử tệ bạc ..

e ) *Cách dẫn dắt : cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện kịch tính , lôi cuốn . Từ những chi tiết hé mở , chuẩn bị thắt nút đến khi nút thắt ngày 1 chặt hơn tạo ra cho cậu chuyện hấp dẫn , sinh động hơn . Những đoạn đối thoại đk sắp đúng chỗ .

Bình luận (0)
TP
28 tháng 8 2019 lúc 18:40

b)

* Người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

- “vốn đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung, tốt đẹp”.

- Có tư tưởng tốt đẹp.

- Người vợ dịu hiền, khuôn phép: Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

- Người con dâu hiếu thảo: Chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.

* Người phụ nữ thủy chung

- Khi chồng ở nhà

- Khi tiễn chồng ra trận

- Những ngày tháng xa chồng

- Khi bị nghi oan

- Khi sống dưới thủy cung

* Người con dâu hiếu thảo

- Thay chồng chăm sóc mẹ khi mẹ đau ốm (lời nói của mẹ chồng).

- Lo liệu ma chay khi mẹ mất như với cha mẹ đẻ

- Là người mẹ yêu thương con: Một mình chăm sóc con nhỏ khi chồng đi vắng.

- Là người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa, chọn cái chết để minh oan cho mình.

- Giàu lòng vị tha: Bị Trương Sinh đẩy đến đường cùng phải chét oan ức nhưng không oán trách, hận thù. Khi trương Sinh lập đàn giải oan ở bến song vẫ hiện về nói lời “đa tạ tình chàng”

Bình luận (0)
DH
13 tháng 9 2019 lúc 6:32

b, Những phẩm chất đẹp đẽ của Vũ Nương được khắc họa qua nhiều hoàn cảnh khác nhau của câu chuyện:

Phần 1: Nghĩa tình son sắt của Vũ Nương dành cho gia đình nhà chồng

- Mở đầu tác phẩm, tác giả đã có lời giới thiệu bao quát về Vũ Nương “Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” tạo ấn tượng về một chân dung phụ nữ hoàn hảo.

- Trong cuộc sống vợ chồng hằng ngày, biết “Trương Sinh có tính đa nghi, dối với vợ phòng ngừa quá sức”. Vì thế, Vũ Nương luôn “giữ gìn khuôn phép”, cư xử khéo léo, “không từng lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”.

- Trong hoàn cảnh chia li, khi tiễn chồng ra chiến trận, Vũ Nương đã bày tỏ tình cảm thắm thiết với chồng bằng những lời tình nghĩa: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám … thế là đủ rồi”. Nàng không ham vinh hoa phú quý, chỉ mong muốn có một gia đình hạnh phúc, ấm êm. Nàng cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng nơi chiến trận: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc … lo lắng.” Những lời ấy của Vũ Nương thể hiện nàng là một người vợ hết mực thùy mị, dịu dàng, yêu chồng và coi trọng hạnh phúc gia đình.

- Trong những ngày xa chồng, nơi quê nhà, nàng hết lòng chăm sóc mẹ già, nuôi dạy con nhỏ. Nàng là một nàng dâu hiếu thảo, đảm đang, một người mẹ yêu con. Vũ Nương còn là một người vợ thủy chung, yêu chồng tha thiết “tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liêu tường hoa chưa hề bén gót”.

Phần 2: Nỗi oan và cái chết của Vũ Nương.

- Tình huống Vũ Nương bị vu oan: Những lời thoại của Vũ Nương trước khi tự vẫn cho thấy những đức hạn tốt đẹp của nàng:

+ Lời 1: Khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ, Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn. Khi người chồng trút cơn ghen tuông mù quáng, Vũ Nương đã ra sức thanh minh, phân trần. Nàng đã viện đến cả thân phận và tấm lòng của mình để thuyết phục chồng.

+ Lời 2: Vũ Nương đau đớn, thất vọng khi hạnh phúc gia đình, “thú vui nghi gia nghi thất”, niềm khao khát của cả đời nàng đã tan vỡ.

+ Lời 3: Lời than như một lời nguyền, xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tấm lòng trong sạch của nàng.

- Cuối cùng, hành động nhảy sông tự vẫn của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh tự cho bản thân. Việc tìm đến cái chết không phải là một hành động bộc phát mà đó là sự lựa chọn để chứng minh sự trong sạch của mình. Qua đó cho thấy Vũ Nương là người rất coi tọng danh dự và tiết hạnh.

Phần 3: Vũ Nương được giải oan

- Lời thoại của Vũ Nương khi gặp lại Trương Sinh: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ”. Câu nói này tô đậm phẩm chất trọng tình trọng nghĩa, ân nghĩa thủy chung của nàng.

- Nàng còn thể hiện sự cảm kích trước tấm lòng của Trương Sinh mà không một lời oán trách. Cho thấy, Vũ nương có tấm lòng vị tha cao cả.

Bình luận (0)
DH
13 tháng 9 2019 lúc 6:33

Tham khảo:

c, - Nguyên nhân trực tiếp:

+ Lời nói ngây thơ của bé Đản đã vô tình gây nên mối hiểu lầm của Trương Sinh.

+ Nguyên nhân đáng trách nhất để dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương đó là tính cách đa nghi, ít học của Trương Sinh. Khi nghe lời nói ngây thơ của con trẻ, chàng chẳng thèm suy xét đúng sai hay lắng nghe những lời phân trần mà vội vàng kết tội vợ mình. Chính sự hồ đồ, độc đoán, tệ bạc này của Trương Sinh là nguyên nhân quan trọng nhất đẩy Vũ Nương đến đường cùng không lối thoát. Nếu Trương Sinh là một người tỉnh táo và biết lắng nghe, suy xét, có lẽ bi kịch này sẽ không xảy ra.

- Nguyên nhân gián tiếp:

+ Do chế độ nam quyền độc đoán, một xã hội mà nam nữ không bình đẳng, hôn nhân không có tình yêu và tự do.

+ Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

d, Bi kịch số phận của Vũ Nương bắt nguồn từ một cái bóng, và thân phận của nàng cũng giống như chính cái bóng trên tường: nhỏ nhoi, mong manh, leo lét. Cũng như Vũ Nương, người phụ nữ nói chung sống dưới chế độ phong kiến hoàn toàn không được làm chủ cuộc đời của mình. Họ luôn phải phụ thuộc vào những người đàn ông, bị coi rẻ danh dự và nhân phẩm. Bi kịch của Vũ Nương là tiếng nói thương cảm cho số phận bất hạnh của người phụ nữ và cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chà đạp, rẻ rúng con người.

e, - Cách dẫn dắt câu chuyện: Tác giả dẫn dắt câu chuyện có diễn biến, cao trào, thắt nút, mở nút, kết thúc rất khéo léo, kịch tính.

- Những lời đối thoại, tự bạch sinh động và có tác dụng thể hiện tính cách, diễn biến tâm lí của nhân vật và tạo kịch tính cho truyện.

- Những chi tiết kì ảo, hoang đường trong truyện:

+ Tăng sức hấp dẫn, cuốn hút cho chuyện.

+ Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương, một người dù đã ở thế giới khác, vẫn quan tâm đến chồng con, nhà cửa, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.

+ Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: người tốt dù có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TK
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LB
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết