Địa lý Việt Nam

TL

Ai giúp mình với

1. nêu đặc điểm xã hội của các nước ĐNÁ ?

2. nêu nguyên nhân làm cho nền KT các nước ĐNÁ giảm trong năm 1998 so vớ trước ?

3. mục tiêu tổng quát chiến lược 10 năm ( 2001-2010) của nước ta là gì ?

4. vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay ?

DS
18 tháng 2 2018 lúc 17:11

1. Nêu đặc điểm xã hội các nước Đông Nam Á?

Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Vào năm 2004, dân số của cả khu vực lên đến 556.2 triệu người (năm trăm năm mươi sáu ngàn hai trăm triệu người, số liệu năm 2005), trong đó hơn 1/6 sống trên đảo Java (Indonesia).
Địa hình
Đông Nam Á là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh. Các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai nhóm chính: Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa, còn gọi bán đảo Trung Ấn, trong khi đó các nước còn lại tạo nên Quần đảo Malaysia. Quần đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về Vành đai núi lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực có hoạt động núi lửa mạnh nhất thế giới.

Trong 10 nước Đông Nam Á, thì có 9 quốc gia có hải giới, trừ Lào; và Philippines là nước duy nhất trong khu vực này không có địa giới chung với bất kỳ quốc gia nào.
Ý niệm về Đông Nam Á như một khu vực riêng biệt đã có từ lâu. Song cùng với thời gian, khái niệm này ngày càng được hiểu một cách đầu đủ và chính xác hơn. Người Trung Quốc xưa kia thường dùng từ "Nam Dương" để chỉ những nước nằm trong vùng biển phía Nam. Người Nhật gọi vùng này là "NanYo". Người Ả Rập xưa gọi vùng này là "Qumr", rồi lại gọi là "Waq - Waq" và sau này chỉ gọi là "Zabag". Còn người Ấn Độ từ xưa vẫn gọi vùng này là "Suvarnabhumi" (đất vàng) hay "Suvarnadvipa" (đảo vàng). Tuy nhiên đối với các lái buôn thời bấy giờ, Đông Nam Á được nhìn nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu gia vị và những sản phẩm kì lạ khác, còn sinh sống ở đây là những con người thành thạo và can đảm.

Tên gọi "Đông Nam Á" được các nhà nghiên cứu chính trị và quân sự của Hà Lan, Anh, Mỹ đưa ra từ những năm đầu khi nổ ra Thế chiến thứ hai, nhưng chính thức đi vào lịch sử với ý nghĩa là một khu vực địa - chính trị, và quân sự được bắt đầu từ khi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Hội nghị Québec lần thứ nhất vào tháng 8 năm 1943 nhất trí thành lập Bộ chỉ huy tối cao quân Đồng Minh ở Đông Nam Á. Trước đó, để chỉ khu vực này, người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho những mục đích riêng biệt.

Lúc bấy giờ cũng có sự khác nhau về cách viết từ Đông Nam Á bằng tiếng Anh. Một số nhà nghiên cứu như Victor Purcell, E.G.H. Dobby, dùng từ Southeast thay cho South East hay South-East, vốn được dùng từ lâu. Bộ tư lệnh tối cao Đông Nam Á (SEAC) vẫn dùng từ Southeast, nhưng tướng Môngbattơn dùng South-East. Như thế có thể thấy rằng từ sau Thế chiến thứ hai, từ "Đông Nam Á" mới xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới như một khu vực riêng biệt và có tầm quan trọng đặc biệt. Song nếu như trước đây, người ta mới chỉ nhìn thấy tính khu vực Đông Nam Á thể hiện ở vị trí địa lí - chính trị và quân sự của nó thì đến nay nhiều người đã khẳng định rằng ít nhất cho đến thế kỉ 16, Đông Nam Á đã nổi lên như một trong những trung tâm văn minh, một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa trước khi trở thành một khu vực địa lí - chính trị.

3. Mục tiêu tổng quát chiến lược 10 năm của nước ta là gì?

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược 10 năm 2001 - 2010 là:

Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.

Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là:

- Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. ổn định kinh tế vĩ mô; cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh và tăng dự trữ ngoại tệ; bội chi ngân sách, lạm phát, nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn an toàn và tác động tích cực đến tăng trưởng. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP. Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp 16 - 17%, công nghiệp 40 - 41%, dịch vụ 42 - 43%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%.

- Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta. Tốc độ tăng dân số đến năm 2010 còn 1,1%. Xoá hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo. Giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn (thất nghiệp ở thành thị dưới 5%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn khoảng 80-85%); nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề lên khoảng 40%. Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường; hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước. Người có bệnh được chữa trị; giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng xuống khoảng 20%; tăng tuổi thọ trung bình lên 71 tuổi. Chất lượng đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần được nâng lên rõ rệt trong môi trường xã hội an toàn, lành mạnh; môi trường tự nhiên được bảo vệ và cải thiện.
- Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ đủ khả năng ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiếp cận trình độ thế giới và tự phát triển trên một số lĩnh vực, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá.

- Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và có bước đi trước. Hệ thống giao thông bảo đảm lưu thông an toàn, thông suốt quanh năm và hiện đại hoá một bước. Mạng lưới giao thông nông thôn được mở rộng và nâng cấp. Hệ thống đê xung yếu được củng cố vững chắc; hệ thống thủy nông phát triển và phần lớn được kiên cố hóa. Hầu hết các xã được sử dụng điện, điện thoại và các dịch vụ bưu chính - viễn thông cơ bản, có trạm xá, trường học kiên cố, nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao. Bảo đảm về cơ bản cơ sở vật chất cho học sinh phổ thông học cả ngày tại trường. Có đủ giường bệnh cho bệnh nhân.

- Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được tăng cường, chi phối các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; doanh nghiệp nhà nước được đổi mới, phát triển, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều phát triển mạnh và lâu dài. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản và vận hành thông suốt, có hiệu quả.

4. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?

Thuận lợi:

Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…) Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn:

Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng… Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NP
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
N8
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
GS
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết