Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ

LB

a, Kết thúc tác phẩm là câu nói của Vũ Nương: "Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa." Theo em có thể có kết thúc khác được không? Giả sử cho viết lại phần kết, em sẽ viết như thế nào? Vì sao em lại chọn cái kết đó?

b, Em hiểu gì về bi kịch và khát vọng của người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến qua lời thoại cuối của " Chuyện người con gái nam Xương" ?

H24
4 tháng 8 2017 lúc 22:53

Viết lại kết thúc nhé.

Trương Sinh lập một đàn giải oan ở bến Hoàng Giang sau 3 ngày đêm thì Vũ Nương hiện về đứng ở giữa dòng, lúc ẩn lúc hiện và nói với Trương Sinh :" . . .đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa!". Lời nói cuối cùng của Vũ Nương đã để lại 1 bi kịch sâu sắc cho gia đình này:ly nước đã đổ rồi ko bao giờ hốt lại đầy được nữa.Bi kịch của gia đình này hoàn toàn khác với bi kịch của gia đình Phạm Công - Cúc Hoa, nên Cúc Hoa về đoàn tụ với cha con Phạm Công làm người đọc bằng lòng thích thú. Còn Vũ Nương "chẳng thể trở về nhân gian được nữa" sẽ làm tăng thêm bi kịch cho câu chuyện này, đồng thời đó cũng là lời tố cáo XHPK thần quyền nam giới. "phu xướng phụ tùy", chiến tranh loạn lạc liên miên gây ra bao nhiên cảnh ly tán và trong bất kỳ hoàn cảnh nào, XH nào.. .1 khi bi kịch gia đình xảy ra thì người phụ nữ sẽ là người chịu thiệt thòi nhiều nhất.

Bình luận (2)
MC
4 tháng 8 2017 lúc 22:59

Câu a ) Em đồng ý với kết thúc của tác giả:
- Chi tiết kết thúc tạo sự li kì hấp dẫn và có hậu. Điều đó thể hiện ước mơ của con người về sự bất tử, chiến thắng của cái thiện , cái đẹp; thể hiện nỗi khát khao một cuộc sống công bằng hạnh phúc cho người lương thiện đặc biệt là người phụ nữ bất hạnh
- Tuy nhiên chi tiết kì ảo ko làm giảm tính bi kịch của truyện bởi sự trở về của Vũ Nương chỉ trong thoáng chốc, là ảo ảnh loang loáng mờ nhạt giữa dòng sông. Trước sau nó vẫn là bi kịch của người phụ nữ
- Lời từ biệt của Vũ Nương là lời tố cáo cái nhân gian của xã hội phong kiến đầy oan nghiệt, khổ đau chà đạp lên thân phận của người phụ nữ. Chi tiết nghệ thuật còn thể hiện cảm quan của nhà văn đối với xã hội đương thời và lòng thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ
* Nếu viết theo kết thúc khác:
- Để Vũ Nương trở về đoàn tụ với gia đình thì kết thúc toàn bộ câu chuyện sẽ ra sao? Có thể phù hợp vơí tâm lí nguyện vọng của nhân dân lao động nhưng câu chuyện còn hấp dẫn nữa ko? Xét về thực tế có hợp lô- gíc không?
- Để Vũ Nương hoá thân vào người khác làm vợ Trương Sinh và chăm sóc con có được không ? Liệu Trương Sinh có thay đổi tính đa nghi, độc đoán không ? Tình cảm vợ chồng có hạnh phúc không ?

+ Để Trương Sinh phải chết vì hốì hận… Kết thúc như vậy có phải là một sự trừng phạt của cổ tích?

....

=> Cái kết của tác giả là hợp lí nhất !

Bình luận (1)
MC
4 tháng 8 2017 lúc 22:59
b) Vẻ đẹp của tâm hồn Vũ Nương qua lời thoại cuối :
“Thiếp cảm ơn đức Linh phi. Đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. => Xây dựng lời thoại cuối cùng của tác phẩm, Nguyễn Dữ đã hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Vũ Nương. Cho dù Vũ Nuonwg không thể trở về nhân gian nhưng khát vọng về cuộc sống nơi trần thế cũng như khát vọng hạnh phúc trong nàng vẫn tha thiết khôn nguôi.
- Tấm lòng bao dung đầy vị tha của Vũ Nương đối với Trương Sinh ( sắc thái ngôn ngữ vừa trang trọng vừa thân thương trìu mến)
- Ân nghĩa thuỷ chung một lòng một dạ gắn bó với Linh Phi, thề nguyền dù sống chết cũng không phụ ơn nghĩa cũng có nghĩa là biết trân trọng danh dự, phẩm giá của chính mình. Đối với Vũ Nương điều đó quan trọng hơn cả sinh mệnh bản thân và thiêng liêng hơn cả khát vọn trở về nhân gian dù khất vọng ấy vô cùng tha thiết

=> Những yếu tố kì ảo (dẫn chứng) đã tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời, người tốt dù trải qua bao oan khuất cuối cùng vẫn được minh oan. Nhưng tính bi kịch của tác phẩm ko vì thế mà giảm đi vì tất cả chỉ là ảo ảnh và mau chóng tan biến, nó góp phần tô đậm nỗi đau của người phụ nữ xa xưa ... ~ Chúc bn học tốt!~
Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
NL
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
TQ
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết