1. Thần Trụ Trời

TP

6. Cách hình dung và miêu tả đất trời trong câu:''đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp.." trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn gợi nhớ đến truyền thuyết nào của người dân Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết đấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm

MP
29 tháng 8 2023 lúc 20:35

Phương pháp giải:

- Đọc lại câu văn “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong văn bản (đoạn văn 3, trang 13).

- Đưa ra sự so sánh để tìm ra truyền thuyết có nội dung tương tự câu văn.

Lời giải chi tiết:

Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho chúng ta nhớ đến truyền thuyết Sự tích bánh chưng, bánh dày.

- Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày:

       Sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho con với điều kiện nếu ai tìm được món ăn ngon lành, để bày cỗ có ý nghĩa thì sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác đua nhau tìm kiếm thứ của ngon vật lạ thì Lang Liêu – con trai thứ 18 lại lo lắng không biết cần chuẩn bị gì. Một hôm, chàng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”. Nghe xong, chàng lập tức chọn loại gạo nếp tốt nhất để làm bánh Chưng, bánh Dày. Cuối cùng, món ăn của Lang Liêu được nhà vua khen ngon, có ý nghĩa và quyết định truyền ngôi cho chàng. Từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bánh Chưng và bánh Dày là hai loại bánh không thể thiếu khi cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

- Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

+ Đều có tính hư cấu.

+ Đều xuất hiện hình ảnh của các vị thần.

+ Đều nói về hình dạng của Trời và Đất: trời có hình tròn, đất có hình vuông.

Bình luận (0)
TA
7 tháng 5 2023 lúc 11:08
 

- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho chúng ta nhớ đến truyền thuyết Sự tích bánh chưng, bánh dày.

- Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày:

       Sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho con với điều kiện nếu ai tìm được món ăn ngon lành, để bày cỗ có ý nghĩa thì sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác đua nhau tìm kiếm thứ của ngon vật lạ thì Lang Liêu – con trai thứ 18 lại lo lắng không biết cần chuẩn bị gì. Một hôm, chàng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”. Nghe xong, chàng lập tức chọn loại gạo nếp tốt nhất để làm bánh Chưng, bánh Dày. Cuối cùng, món ăn của Lang Liêu được nhà vua khen ngon, có ý nghĩa và quyết định truyền ngôi cho chàng. Từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bánh Chưng và bánh Dày là hai loại bánh không thể thiếu khi cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

- Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

+) Đều có tính hư cấu.

+) Đều xuất hiện hình ảnh của các vị thần.

+) Đều nói về hình dạng của Trời và Đất: trời có hình tròn, đất có hình vuông.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TP
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết