Thực hành tiếng Việt

TP

3. Trong cụm từ và các tục ngữ (in đậm) dưới đây, biện pháp ẩn dụ được xây dựng trên cơ sở so sánh ngầm giữa những sự vật, sự việc nào?

a) Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.

(Bình Nguyên)

b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

(Tục ngữ)

c) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

(Tục ngữ)

GD

Bài tập này yêu cầu chỉ ra những sự vật, sự việc được so sánh ngầm với nhau trong các ẩn dụ (là những cụm từ in đậm).

- Ở câu a), sự vật, sự việc thuộc thế giới tự nhiên được biểu thị bởi cụm từ cái khuyết tròn đầy (trăng khuyết rồi sẽ tròn) được so sánh ngầm với sự vật, sự việc tương đồng thuộc đời sống con người: đứa con nhỏ (chưa trưởng thành) rồi sẽ khôn lớn, trưởng thành, hoàn thiện (dưới sự chăm sóc ân tình của bàn tay mẹ). 

- Ở câu b), sự vật, sự việc cụ thể được biểu thị bởi câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Khi ăn quả, ta phải nhớ đến người trồng cây) được so sánh ngầm với sự vật, sự việc tương đồng nhưng có tính khái quát: Hưởng thụ thành quả, cần biết ơn người tạo ra thành quả đó.

- Ở câu c): Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (ở gần mực thì sẽ bị mực dính vào, làm bẩn; ở gần đèn thì sẽ sáng sủa, rạng rỡ hơn) được so sánh ngầm với sự vật, sự việc tương đồng nhưng có tính khái quát: khi ta tiếp xúc với những điều xấu thì sẽ dễ dàng bị tiêm nhiễm theo. Ngược lại, khi ta được sống trong môi trường lành mạnh thì cuộc sống sẽ được ảnh hưởng nhiều về mặt tích cực. Vì vậy, con người cần tránh xa những điều xấu xa, sai trái, hướng đến những điều tốt đẹp, những chân lí của cuộc sống để trở thành một con người có ích cho xã hội.

Bình luận (0)