Ôn tập toán 7

NT

3. Cho tam giác ABC cân tại A, góc A < 90o. Kẻ BD vuông góc với AC, CE vuông góc với AB,BD và CE cắt nhau tại H

a) CM: BD = CE

b) Tam giác BHC cân

c) CM: AH là đường trung trực của BC

d) Trên tia BD, lấy K sao cho D là trung điểm BK. So sánh góc ECB và góc DKC

NC
3 tháng 5 2017 lúc 9:08

a) Xét tam giác vuông ADB và tam giác vuông AEC

Ta có:

AB=AC (vì tam giác ABC là tam giác cân)

Góc A: góc chung

=> Tam giác vuông ADB= tam giác vuông AEC

=> BD=CE (2 cạnh tương ứng)

b) Ta có:

\(\widehat{B}\)=\(\widehat{B1}\)+ \(\widehat{B2}\)

\(\widehat{C}\)=\(\widehat{C1}\)+\(\widehat{C2}\)

Mà: \(\widehat{B}\)=\(\widehat{C}\) (vì tam giác ABC là tam giác cân)

\(\widehat{B1}\)=\(\widehat{C1}\) (vì tam giác vuông ADB= tam giác vuông AEC)

=>\(\widehat{B2}\)=\(\widehat{C2}\)

Vậy: Tam giác HBC là tam giác cân

c) Xét tam giác AHB và tam giác AHC

Ta có:

AB=AC (vì tam giác ABC là tam giác cân)

\(\widehat{B}\)=\(\widehat{C}\)(vì tam giác ABC là tam giác cân)

HB=HC (vì tam giác HBC là tam giác cân)

=>Tam giác AHB= tam giác AHC

=> \(\widehat{A1}\)=\(\widehat{A2}\) (2 góc tương ứng)

Xét tam giác AIB và tam giác AIC

Ta có:

AI: cạnh chung

\(\widehat{A1}\)=\(\widehat{A2}\) (cmt)

AB=AC (vì tam giác ABC là tam giác cân)

=> Tam giác AIB= tam giác AIC

=> IB=IC (2 cạnh tương ứng) (1)

Ta có:

\(\widehat{AIB}\) =\(\widehat{AIC}\) (Vì Tam giác AIB= tam giác AIC)

Mà: \(\widehat{AIB}\)+\(\widehat{AIC}\)= \(^{180^0}\)( kề bù)

=> \(\widehat{AIB}\)=\(\widehat{AIC}\)=\(\dfrac{180^0}{2}\)=\(^{90^0}\)(2)

Từ (1) và (2) ta suy ra:

AI là đường trung trực của BC hay AH là đường trung trực của BC

d) *Sửa lại đề tí nhé bạn, đề này bị sai rồi: "Trên tia đổi của tia DB lấy điểm K sao cho D là trung điểm của BK. So sánh \(\widehat{ECB}\)\(\widehat{DKC}\)"

Xét tam giác vuông DCB và tam giác vuông DCK

Ta có:

DC: cạnh chung

DB=DK (vì D là trung điểm của BK)

=>Tam giác vuông ACB= tam giác vuông DCK

=> \(\widehat{B2}\)= \(\widehat{DKC}\)

Mà: \(\widehat{B2}\)=\(\widehat{C2}\) (vì tam giác BHC là tam giác cân)

=> \(\widehat{C2}\)=\(\widehat{DKC}\)

Hay: \(\widehat{ECB}\)=\(\widehat{DKC}\)

Chúc bạn làm bài tốt :)

Bình luận (0)
HN
3 tháng 5 2017 lúc 10:11

A B C E D H K 1 2

a) Xét hai tam giác vuông BEC và CDB có:

BC: cạnh chung

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\) (do \(\Delta ABC\) cân tại A)

Vậy: \(\Delta BEC=\Delta CDB\left(ch-gn\right)\)

Suy ra: CD = BE (hai cạnh tương ứng)

b) Vì \(\Delta BEC=\Delta CDB\left(cmt\right)\)

Suy ra: \(\widehat{DBC}=\widehat{ECB}\) (hai góc tương ứng)

Do đó: \(\Delta BHC\) cân tại H

c) Xét hai tam giác ABH và ACH có:

AB = AC (do \(\Delta ABC\) cân tại A)

HB = HC (do \(\Delta BHC\) cân tại H)

AH: cạnh chung

Vậy: \(\Delta ABH=\Delta ACH\left(c-c-c\right)\)

\(\Rightarrow\)\(\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\) (hai góc tương ứng)

\(\Rightarrow\)AH là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)

\(\Delta ABC\) cân tại A có AH là đường phân giác đồng thời là đường trung trực

Do đó: AH là đường trung trực của đoạn thẳng BC (đpcm)

d) Xét hai tam giác vuông BCD và KCD có:

DB = DK (gt)

CD: cạnh chung

Vậy: \(\Delta BCD=\Delta KCD\left(hcgv\right)\)

Suy ra: \(\widehat{DBC}=\widehat{DKC}\) (hai góc tương ứng)

\(\widehat{ECB}\) = \(\widehat{DBC}\) (do \(\Delta BHC\) cân tại H)

Do đó: \(\widehat{ECB}\) = \(\widehat{DKC}\).

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
ND
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
FA
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết