Hướng dẫn soạn bài Hai cây phong - trích

TQ

2 tìm hiểu văn bản

nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào ở từng mạch kể ấy? theo em mạch kể của người kể chuỵen xưng tôi hay chúng tôi quan trọng hơn?vì sao?

bài 9 hai cây phong sách vnen

TB
8 tháng 10 2017 lúc 8:35

- Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau. + Trong mạch kể xưng « tôi » là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả. + Trong mạch kể xưng « chúng tôi » vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là « cả bọn con trai » ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai. Như vậy, văn bản Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau, bao trùm lên nhau. Tuy nhiên « tôi » có ở cả hai mạch kể. Từ đó rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » trong văn bản là quan trọng hơn.

Bình luận (1)
NN
8 tháng 10 2017 lúc 9:54
Trong mạch kể xưng "tôi" là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả. Trong mạch kể xưng "chúng tôi" vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là "cả bọn con trai" ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai. Như vậy, mạch kể chuyện của nhân vật tôi quan trọng hơn vì đó là người dẫn dắt kể lại câu chuyện, được cảm nhận và viết ra bởi ngôn từ của chính tác giả. Mạch kể chuyện xưng chúng tôi, cái thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ con và làm cho chúng ngất ngây đó là thế giới đẹp đẽ bao la ánh sáng và không gian bao la khi trèo lên cành cây phong ngang tầm cánh chim bay. Nó hiện lên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp với âm thanh, ánh sáng , màu sắc….
Bình luận (0)
TN
16 tháng 10 2017 lúc 20:12

Đứng về góc độ kể thì “chúng tôi’’ và “tôi’’ là một.

+ Khi hồi tưởng về những kỉ niệm cùng với “bọn con trai’’ ngày ấy, người đã kể xưng “chúng tôi’’ nghĩa là nhân danh cho cả bọn (những đứa trẻ cùng trang lứa).

+ Người kể chuyện xưng “tôi” – ngôi thứ nhất – là một họa sĩ, anh ta đang đứng ở hiện tại để kể về hai cây phong. Khi từ hiện tại trở về quá khứ người kể đã tạo ra mạch kể thứ hai (xưng chúng tôi) của truyện.

- Hai mạch kể này bổ sung cho nhau, lồng ghép với nhau trong cảm xúc dạt dào của nhân vật tôi.

- Mạch kể xưng “tôi’’ quan trọng hơn vì:

+ Giữ vai trò là người chứng kiến kể lại câu chuyện.

+ Toàn bộ bức tranh thiên nhiên được vẽ qua bằng sự ngắm nhìn cả tâm hồn, bằng sự cảm nhận và rung động rất sâu sắc của nhân vật tôi.

Bình luận (0)
QN
16 tháng 10 2017 lúc 20:42

Câu 1. Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai Cây Phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào ở từng mạch kể ấy ? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » quan trọng hơn ? - Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau. + Trong mạch kể xưng « tôi » là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả. + Trong mạch kể xưng « chúng tôi » vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là « cả bọn con trai » ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai. Như vậy, văn bản Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau, bao trùm lên nhau. Tuy nhiên « tôi » có ở cả hai mạch kể. Từ đó rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » trong văn bản là quan trọng hơn.

Chúc b học tốthaha

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
SS
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
VK
Xem chi tiết
SS
Xem chi tiết
KP
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết