Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì II - Địa lí 8

NA

1,Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ĐNÁ biểu hiện qua những vấn đề nào ?

2,Gia nhập ASEAN nước ta có những thời cơ và khó khăn gì để phát triển kinh tế ?

3,Muốn khai thác được lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển, chúng ta cần phải làm gì ?

4,Việt Nam đã đạt được những thành tựu gì trên con đường xây dựng và phát triển đất nước ?

5,Nêu 1 số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng 1 số tài nguyên khoáng sản nước ta,nêu hậu quả và biện pháp.

Help me,please!!!

H24
3 tháng 3 2018 lúc 20:24

Vị trí địa lí giữa các nước trong khu vực cũng tạo thuận lợi cho các nước hợp tác với nhau. Ba nước Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và In-đô- nê-xi-a đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI từ năm 1989.
Sau hơn 10 năm, tại vùng kém phát triển của Ma-lai-xi-a (tinh Giô-ho) và In-đô-nê-xi-a (quần đảo Ri-au) đã xuất hiện các khu công nghiệp lớn. Còn Xin-ga-po phát triển những ngành công nghiệp không cần nhiều nhân công và nguyên liệu.
Sự hợp tác để phát triển kinh tế -xã hội còn biểu hiện qua :
- Nước phát triển hơn đã giúp đỡ cho các nước thành viên chậm phát triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đua công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu.
- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ từ Việt Nam sang Cam-pu-chia, Thái Lan. Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po ; từ Mi-an-ma qua Lào tới Việt Nam.
- Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công. 
Tuy nhiên vào cuối những năm 90 của thế kỉ XX, các nước ASEAN gặp một sở khó khăn như khủng hoảng kinh tế, xung đột tôn giáo, thiên tai. Điều đó càng đòi hỏi phải đoàn kết, hợp tác cùng giải quyết những khó khăn đó.

Bình luận (2)
H24
3 tháng 3 2018 lúc 20:26

2/

- Thời cơ:

+ Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ;

+ Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo, tiếp cận nền giáo dục ở các quốc gia tiên tiến;

+ Về an ninh - chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảm bảo ổn định chính trị của khu vực.

- Thách thức:

+ Chênh lệch về mức sống và tăng trưởng;

+ Khác biệt về chế độ chính trị;

+ Lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội;

+ Cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn...

+ Nguy cơ mất bản sắc dân tộc

Bình luận (0)
H24
3 tháng 3 2018 lúc 20:26

3/

Biển mang lại cho nước ta nhiều nguồn tài nguyên quý giá, chính vì vậy, việc khai thác cần phải đi đôi với việc bảo vệ.

Như vậy, muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải:

Khai thác hợp lý thuỷ hải sản Hạn chế tình trạng tràn dầu Hạn chế chất thải sinh hoạt và sản xuất đổ ra biển…
Bình luận (0)
H24
3 tháng 3 2018 lúc 20:29

4/

Chiến tranh xâm lược và chế độ thực dân kéo dài đã tàn phá đất nước, hủy hoại môi trường, để lại những hậu quả nặng nề trên đất nước ta.
Xây dựng lại đất nước, nhân dân ta phải đi lên từ điểm xuất phát rất thấp, nhiều khi phải xây dựng lại từ đầu.


Công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế ở nước ta bắt đầu từ năm 1986 đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc. Mọi nguồn lực kinh tế, xã hội cả trong và ngoài nước đã được phát huy. Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển. Sản lượng lương thực tăng cao, bảo đảm vững chắc vấn đề an ninh lương thực. Trong nông nghiệp đã hình thành một số sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, :cao su, chè, điều và thủy hải sản.
Công nghiệp đã từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ, nhất là các ngành then chốt, như dầu khí. than, điện, thép, xi măng, giấy, đường.
Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối. hợp lí hơn theo hướng kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến dán tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ta được cải thiện rõ rệt. tỉ lệ nghèo đói giảm nhanh

Bình luận (0)
H24
3 tháng 3 2018 lúc 20:30

5/ các nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên khoáng sản nước ta là:
-sự khai thác bừa bãi của con người
-Chính phủ nước ta chưa có những chính sách ,biện pháp triệt để trong việc quản lí các tài nguyên biển, khoáng sản, đất đai, sông ngòi, rừng,...
-do ý thức của con người.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DC
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
CP
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
CP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LS
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết