1.Phân tích tác dụng của phép ẩn dụ trong đoạn thơ sau:
" Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm"
2. Phân tích tác dụng của phép hoán dụ trong những câu thơ sau:
"Người về với Bác đường xuôi
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ người"
3. Phân tích tác dụng của phép so sánh trong những câu thơ sau:
"Ca lô đội lệch
Mồm huýt sao vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng"
Giúp mk vs nha mk đang cần gấp. Mk tick choa
a, Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm"
khổ thơ trên đã được tác giả Minh Huệ sử dung biện pháp tu từ ẩn dụ để chỉ bác Hồ như người cha già luôn quan tâm chăm sóc những đứa con của mình .Bác đã không ngủ , bác thức vì lo cho dân cho nước nước và bác thức để bác đốt lửa cho các anh nằm ấm để đến mai òn phải đánh giặc.Qua đó ta thấy được tình yêu thương của bác đối với dân tộc VN. Ai cũng coi là con ,là cháu luôn yêu thương và bảo vệ . Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của VN .Đời đời nhân dân VN sẽ nhớ công ơn của bác.
-vẬỵ đƯỢc ChưA BạN
3)
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tung tăng tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta...
CHÚ Ý:KHI ĐỀ BẢO PHÂN TÍCH THÌ BẠN PHẢI VIẾT ĐOẠN VĂN NẾU HỌ BẢO CHỈ RA THÌ VIẾT Ý
1. Phép ẩn dụ trong đoạn thơ dùng để ví Bac Hồ với Người Cha.
2.Phép hoán dụ trong câu dùng để nói Việt Bắc (vật chứa đựng) : thay cho người Việt Bắc, nhân dân Việt Bắc.
3.Phép hoán dụ dùng để so sánh con chim chích thay cho chú bé Lượm (nói lên sự hồn nhiên của chú)
a,“ Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.”
Bằng biện pháp tu từ ẩn dụ, tác giả đã cho ta cảm nhận được tình cảm của Bác đối với các anh bộ đội qua từ “ Người Cha”. Bác giống như người Cha già chăm lo cho đàn con nhỏ: sợ các con rét, “ người Cha” này đã đốt lên ngọn lửa mong các con có thêm hơi ấm, Quan tâm đến các con.
câu a, mình đang viết
b. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.