Văn bản ngữ văn 7

TP

1. phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật so sánh đặc sắc trong câu thơ Tíêng suối trong như tiếng hát xa bằng việc đối chiếu với câu thơ:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

2. phân tch bức tranh thiên nhiên và bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh trong bài thơ Cảnh khuya:

3. Hãy đặt câu với mỗi từ bác có các nghiã sau đây:

bác1: anh chị của cha hay mẹ mình

bác2: gạt bỏ quan niệm ý kiến của người khác bằng lí lẽ của mình

bác3: làm chín thức ăn mặn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy cho đến khi sền sệt

4. tìm từ đồng âm với từ canh và từ sao trong đoạn thơ sau:

Canh bốn canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

5. trong câu chuyện sau đây có mấy từ là? hãy giải thích nghĩa của mỗi từ là

Ông chủ hiệu chuyên giặt là quần áo treo biển: " Giặt là hấp". Một người qua đường bình luận: " giặt là tốt chứ sao lại là hấp?". chủ tiệm nghe thấy liền phân bua:

- Ông này hay thật! Là là là chứ không phải là là

6. phân tích va trò chủ yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn thơ sau:

-Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người...

TP
24 tháng 10 2016 lúc 17:06

2)

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con ngườ

 

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.

 

Bình luận (0)
PT
26 tháng 10 2016 lúc 20:33

3. - Bác tôi mới đi chợ về.

- Cậu ta đã đưa ra lí lẽ để bác bỏ ý kiến của tôi.

- Ko bt.

5. Có 9 từ là

Là 1,2,5,7,9: là, ủi quần áo
Là 3,6,8: giới từ

4. - từ đồng âm với canh: canh (bát canh), canh (canh gác),...

- Ko bt

 

Bình luận (3)
NN
13 tháng 11 2016 lúc 18:19

5) có 9 từ là

_ là 1,2,5,7 : là hành động dùng bàn ủi làm nóng đưa đi đưa lại trên một bề mặt để làm phẳng

_là 3,4,8: là động từ đặc biệt biểu thị quan hệ giữa phần nêu đối tượng cùng với phần chỉ ra nội dung nhận thức hay giải thích

_là 6,9 : là trợ từ làm đệm cho lời nói có sắc thái tự nhiên hoặc sắc thái nhận định chủ quan của người nói

6)

_ tự sự : kể lại sự việc tác giả cùng với bác từ Việt

Bắc trở về miền xuôi

_Miêu tả : hình ảnh của Bác Hồ về ngoại hình và về phong thái : mắt sáng ngời , áo nâu túi vải , đẹp tươi , ung dung , yên ngựa

Tình cảm của tác giả và mọi người đối với Bác kính trọng , yêu quý

Chúc bạn học vui vẻ !

Bình luận (0)
DA
22 tháng 11 2016 lúc 20:31

1)

Trong thơ của Nguyễn trãi xưa cũng có câu thơ miêu tả tiếng suối như sau:

"Côn Sơn....................

.......................................bên tai"

Tiếng suối trong bài Côn sơn ca của Ng.Trãi là tiếng suối buồn của một bậc hiền nhân quân tử đã chán ghét chốn quan trường về ở ẩn. Nhà thơ đã biến nhứng âm thanh ấy thành những nốt nhạc trầm bổng, ru hồn người hòa quyện vào thiên nhiên. Còn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là tiếng suối dịu êm, vang vọng, khoạn nhạt, như nhịp điệu của một bài hát trữ tình sâu lắng. Không những vậy, đấy còn là tiếng suối của sự lạc quan, ung dung. Bởi, trong thời điểm viết bài thơ nay, nước ta đang ở những năm đầu của cuộc KCCP gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ. ấy vậy mag Bác vẫn rất say mê vẻ đẹp của thiên nhiên. Quả thực, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có tâm hồn rất nhạy cảm.

2)

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác. Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy.

Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

3)

- Bác tôi là giáo viên.

-Lão bác ngay lý do không bằng lòng của vợ.

-Cô ấy đang bác trứng.

4)(mình giả nghĩa thôi nhé)

-Hai giờ bằng một Canh. Canh là đơn vị để tính thời gian theo quan niệm xưa vào ban đêm.Thường thì một ngày có 5 canh giờ.

-quốc kì việt nam

 

 

Bình luận (1)