Thiên nhiên và con người ở các châu lục

TL

1.Nguyên nhân hình thành các đồng bằng lớn ở Châu Á?

2.Sự phân bố các loại khoáng sản chính ở Châu Á?

3.Đặc điểm khí hậu gió mùa? Giải thích?

4.Vì sao sông ở khu vực Châu Á gió mùa có nhiều nước?

5.Vì sao sông ở khu vực Bắc Á đóng băng về mùa đông?

6.Hướng gió chính vào mùa đông, mùa hạ ở Châu Á?

7.Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á?

8.Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa? Giải thích?

9.Phân tích sự phân hóa khí hậu Châu Á? Nguyên nhân?

10.Giải thích khắc phục khó khăn của thiên nhiên Châu Á?

11.Gía trị, khó khăn của sông ngòi Châu Á? Giải thích khắc phục khó khăn?

DD
11 tháng 10 2019 lúc 10:52

Câu 8 :

* Các kiểu khí hậu châu Á:

- Các kiểu khí hậu gió mùa châu Á :

+ Kiểu khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á

+ Kiểu khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á

+ Đặc điểm:

- Mùa đông gió từ nội địa thổi ra lạnh, khô và mưa không đáng kể

- Mùa hạ gió tù đại dương thổi vào lục địa thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều

- Các khí hậu lục địa:

+ Phân bố vùng nội địa: Ôn đới lục địa, Cận nhiệt lục địa

Phân bố ở khu vực Tây Nam Á: Nhiệt đới khô

+ Đặc điểm:

- Mùa đông khô và lanh

- Mùa hạ khô và nóng

* Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa...

Bình luận (0)
DD
11 tháng 10 2019 lúc 10:55

Câu 5 : Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, nhiệt độ tăng, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn

Câu 6:

- Mùa hạ: gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua xích đạo đổi hướng Tây Nam, tính chất nóng ẩm, mưa nhiều.

- Mùa đông: gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và khô.


Bình luận (0)
DD
11 tháng 10 2019 lúc 10:58

Câu 10 : Khắc phục : trồng và bảo vệ rừng , góp phần bảo vệ môi trường và phòng chông thiên tai

Bình luận (0)
DD
11 tháng 10 2019 lúc 10:59

Câu 3 : Đặc điểm của gió mùa trước hết phải kể là hướng gió thay đổi: Mùa đông gió từ đất liền thổi ra biển, thời tiết lạnh giá, hanh khô. Mùa hè gió từ biển thổi vào đất liền, thời tiết nóng ẩm. Chiều gió gần như ngược nhau, đó là đặc điểm nổi bật nhất.

Mùa hè gió thổi từ biển vào, khối không khí nóng ẩm, dễ hình thành mây và mưa, càng gần biển, mưa càng nhiều, ở sâu trong đất liền mưa rất ít. Hơn nữa thời gian mưa cũng bắt đầu từ miền ven biển rồi mới vào đến bên trong và thời gian kết thúc mùa mưa cũng bắt đầu ngược lại. Đây là đặc điểm thứ hai.

Vì núi cao có thể ngăn cản sự di chuyển của một thành phần khối này, khả năng mưa nhiều, nhất là ở phía dốc núi hứng gió. Như vậy có nghĩa là mưa ở vùng núi nhiều hơn vùng đồng bằng, phía dốc núi hứng gió mưa nhiều hơn phía bên kia. Đây là đặc điểm thứ ba.

Đặc điểm thứ tư là mưa tập trung vào mùa hạ, chiếm hơn một nửa lượng mưa cả năm, vì mùa này gió từ biển thổi vào. Mùa đông ít mưa vì gió từ đất liền thổi ra.

Những nước có gió mùa như Trung Quốc, Đông Á, Đông Nam Á, Triều Tiên, Nhật Bản, vào mùa hè vừa nóng vừa mưa nhiều, là điều kiện tốt cho lúa phát triển, do đó đều là những nước trồng lúa nước tập trung nhất.

Tuy nhiên, gió mùa đổi hướng giữa mùa đông và mùa hè không phải đúng giờ, đúng địa điểm và có cường độ như nhau, mỗi năm một khác, do đó cũng có những năm bị hạn hán nặng.

Bình luận (0)
DH
11 tháng 10 2019 lúc 11:22

Câu 2:

Tên khoáng sản Nơi phân bố
Than Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á
Sắt Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á
Đồng Trung Á, Đông Á
Crôm Nam Á, Tây Nam Á
Khí đốt Bắc Á, Tây Nam Á
Dầu mỏ Đông Nam Á, Tây Nam Á
Thiếc

Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á

Man-gan Đông Nam Á, Tây Á

Câu 4 + 5:

Ở Bắc Á, mùa đông sông ngòi đóng băng là do các sông ngòi nằm gần Bắc Băng Dương, nên ảnh hưởng bởi giá lạnh, nước đóng băng. Mùa hạ băng tan là do các sông ngòi bắt nguồn chủ yếu từ Nam lên Bắc nên nằm trong khoảng đới khí hậu lục địa.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
CC
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết