Ôn tập học kì II

H24

1.Kể tên các cơ quan sinh sản ở cây xanh?trình bày cấu tạo của hoa?quả?

2.Vì sao cây thông sếp vào nhóm hạt trần, cây cà chua xếp vào nhóm hạt kín?

3.Trình bày đặc điểm cấu tạo cơ thể các loài ĐVNS?

4. kể tên các lớp ĐVKCSX đã học theo hướng tiến hóa từ thấp đến cao?mỗi lớp lấy 2 đại diên minh họa?

5.Kê tên các lớp ĐVCSX?

6.Chứng minh sự tiến hóa của các lớp ĐVCSX qua hệ tuần hoàn, hệ hô hấp?

7. giải thích vì sao dơi bay giỏi như chim,các voi boiw giỏi như cá nhưng lại xếp vào lớp thú?

8.Trình bày cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?

9.kể tên các hoạt động của con người làm ảnh hưởng đến môi trường sống của động vật.

Giup mình với ạ.

BT
28 tháng 6 2020 lúc 20:10

Câu 1:

* Cơ quan sinh sản của cây xanh gồm hoa , quả , hạt

- Hoa bao gồm các bộ phận chính: đài, tràng, nhị và nhuỵ.

- Cấu tạo quả gồm vỏ quả và hạt.

Câu 2:

* Vì cây thông có những đặc điểm tiêu biểu của cây hạt trần như:

- Rễ, thân, lá thật.

- Có mạch dẫn.

- Chưa có hoa, quả. Cơ quan sinh sản là nón.

- Hạt nằm trên lá noãn hở.

* Cây cà chua xếp vào nhóm hạt kín vì :

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng

- Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt, hạt được­ vỏ quả bao bọc kín

- Có môi tr­ường sống đa dạng, là nhóm thực vật tiến hoá nhất

Câu 3:

* Đặc điểm cấu tạo cơ thể các loài ĐVNS :

- Cơ thể có kích thước hiển vi

- Chỉ là một tế vào nhưng đảm nhiệm moi chức năng sống

- Phần lớn dị dưỡng

- Di chuyển bằng chân giả , lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm

- Sinh sản vô tính theo hình thức phân đôi.

Câu 4:

- Động vật nguyên sinh: trùng giày , trùng roi , trùng biến hình ,trùng cỏ , trùng kiết lị, trùng rốt rét

- Ruột khoang : thủy tức ,hải quỳ,san hô,sứa

- Giun dẹp : sán lá gan ,sán lông,sán dây

- Giun tròn: giun đũa ,giun kim,giun móc câu,giun rễ lúa ,giun chỉ

- Ngành giun đốt : giun đất ,đĩa,rươi, vác

- Ngành thân mềm :trai sông,ốc sên ,hến , ngao

- Nghành chân khớp:

+ Lớp giác xác:tôm sông,mọt ẩm,sun ,tôm tép,cua,rậm nước ,chân kiếm

+ Lớp hình nhện: nhiện cái ghè,bò cạp .ve bò

+ Lớp sâu bọ:châu chấu , bọ ngựa , ve sầu ,chuồn chuồn

Bình luận (0)
BT
28 tháng 6 2020 lúc 20:11

Câu 5:

- Lớp cá: cá chép, cá vàng, cá đuối,

- Lớp lưỡng cư: ếch, nhái bén, ễnh ương, chẽo chuộc,...

- Lớp bò sát: cá sấu, rắn, thằn lằn bóng đuôi dài (rắn mối),...

- Lớp chim: chim bồ câu, chim đại bàng, chim cú,...

- Lớp thú: con thỏ, cá heo, chó, mèo,...

Câu 6:

* Tim 2 ngăn, 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu đỏ tươi, hệ tuần hoàn kín (cá chép)

- 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu, hệ tuần hoàn kín (ếch đồng)

- 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách hụt, 2 ngăn tạm thời thành 2 nữa, 4 ngăn chưa hoàn toàn, máu ít pha hơn, hệ tuần hoàn kín (thằn lằn)

- 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể (chim, thú).

Câu 7:

* Cá voi được xếp vào lớp thú bởi vì chúng có đặc điểm giống với các loài thú khác:

- Thở bằng phổi (cho nên có hiện tượng cá voi nổi đầu trên mặt nước để thở)

- Tim 4 ngăn hoàn chỉnh

- Động vật máu nóng và hằng nhiệt,

- Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

- Có lông mao (mặc dù rất ít).

- Đuôi cá thẳng đứng và chuyển động kiểu trái phải. Đuôi cá voi nằm ngang và chuyển động lên xuống.

* Dơi được xếp vào lớp thú vì:

- Dơi là động vật có vú, đẻ và nuôi con bằng sữa.

- Dơi có lông thì mình không bít có hay không nữa...nếu có thì người nó chắc chắn là lông mao

- Dơi nó giống chim chỉ ở 1 đặc điểm: có cánh! Nhưng "cánh" này thực chất là một màng da nối từ thân ra 5 ngón ở chi trước chứ không phải là kiểu chi trước biến thành cánh như lớp chim.

Câu 8:

Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay

- Chi trước biến thành cánh → Tạo động lực nâng cánh và hạ cánh → giúp chim bay

- 2 chi sau, mỗi chi có 3 ngón ở trước, 1 ngón ở sau và có móng → quặp chặt vào cành cây mỗi khi đậu, đỗ.

- Lông ống có các sợi long làm thành phiến mỏng → Bánh lái, làm cho cánh chim dang rộng khi bay

- Lông tơ → giữ ấm cơ thể

- Mỏ sừng → làm đầu chim nhẹ

- Cổ dài, quay tứ phía → rỉa lông, tránh kẻ thù.

Câu 9:

- Khai thác tài nguyên , cây cối : phá hoại môi trường sống của động vật sống trên cây và thu hẹp nói sống của động vật .

- Xả rác bừa bãi làm môi trường bị ô nhiễm : phá hoại bầu ko khí , ảnh hưởng đến kiểu khí hậu của động vật .

- Khai thác rừng , xây dựng các công trình : hủy hoại môi trường sống , làm tuyệt chủng các loài động vật quý hiếm .

- Làm ảnh hưởng xấu đến đất , nc : thiếu nc và dần mất đi nguồn thức ăn tự nhiên của động vật .

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
A2
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
CO
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
YN
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết