Đề kiểm tra 15 phút - Đề 2

CD

1.Em hãy kể tên các đại diện của lớp giáp xác? Nêu vai trò của lớp giáp xác?

2. Cơ thể hình nhện có mấy phần? so sánh các phần cơ thể với giáp xác ?vai trò của mỗi phần cơ thể để

3. Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện? Kể tên một số đại diện của lớp hình Nhện? Nêu vai trò của lớp hình Nhện

4. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống của nước?

5. Em hãy nêu đặc điểm phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương?

6. Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp cá? Để bảo vệ nguồn lợi cá thì ta cần phải làm gì?

7. Nêu đặc điểm cấu tạo trong của cá chép?

VT
26 tháng 2 2020 lúc 16:00

1.

+ Đại diện của lớp giáp xác: tôm, cua, mọt ẩm, rận nước, chân kiếm ...

+ Vai trò của lớp giáp xác

* Có ích:

- Làm thức ăn cho cá: rận nước …

- Là nguồn cung cấp thực phẩm: tôm, cua …

- Là nguồn lợi xuất khẩu: tôm hùm, cua bể, ghẹ …

- Làm nguyên liệu sản xuất mắm: tôm, tép …

* Có hại

- Có hại cho giao thông đường thủy: con sun …

- Có hại cho nghề cá: chân kiếm kí sinh …

- Truyền bệnh giun sán: 1 số giáp xác nhỏ.

2.

* Cơ thể hình nhện gồm có 2 phần là:

- Phần đầu- ngực: tấn công, định hướng, di chuyển.

- Phần bụng: có nội quan, cơ quan hô hấp, cơ quan sinh sản, cơ quan chăng tơ.

* Cấu tạo cơ thể như trên là tương tự với giáp xác. Tuy nhiên chúng khác về số lượng các phần phụ.

Ở nhện phần phụ bụng tiêu giảm, không có chân bụng, phần phụ đầu - ngực chỉ có 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân bò để di chuyển.

3.

Nhện có tập tính chăng tơ bắt mồi, một số loài nhện cũng dùng tơ để đi chuyến và trói mồi.

Nhện có nhiều tập tính thích nghi với bẫy, bắt các mồi sống (sâu bọ). Sau khi trói được con mồi, nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi, làm biến đổi phần thịt của con mồi thành chất lỏng rồi hút dịch lỏng đó để sinh sống (còn gọi là tiêu hóa ngoài). 

4.

Cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước:

- Thân cá chép hình thoi dẹp bên: chống lại lực cản của nước

- Mắt không có mi mắt: mắt luôn mở quan sát trong nước.

- Thân phủ vảy xương tì lên nhau như ngói lợp; bên ngoài vảy có một lớp da mỏng, có tuyến tiết chất nhày: chống lại lực cản của nước, bơi lội nhanh, linh hoạt.

- Vây có những tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân: bơi và vận động linh hoạt.

5.

Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cá sụn và cá xương là:

+ Cá sụn có bộ xương bằng chất sụn, da trần, nhám, miệng nằm ở mặt bụng, khe mang hở.

+ Cá xương có bộ xương bằng chất xương, xương nắp mang che các khe mang, da phủ vảy xương có chất nhầy, miệng nằm ở đầu mõm.

6. Đặc điểm chung của lớp cá là:

- Môi trường sống: nước mặn, nước ngọt, nước lợ.

- Cơ quan di chuyển: vây.

- Cơ quan hô hấp: mang.

- Hệ tuần hoàn: tim 2 ngăn, máu trong tim đỏ thẫm, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể, có 1 vòng tuần hoàn.

- Sinh sản: thụ tinh ngoài.

- Nhiệt độ cơ thể: phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường => động vật biến nhiệt.

Vai trò của cá trong đời sống con người:

Các mặt lợi ích của cá

Ví dụ về giá trị của từng mặt lợi ích

Nguồn thực phẩm

Thịt, trứng cá, vây cá nhám, nước mắm…

Dược liệu

Dầu gan cá thu, cá nhám

Nông nghiệp

Xương cá, bã mắm làm phân…

Công nghiệp

Giấy ráp (da cá nhám)

Đấu tranh tiêu diệt động vật có hại

Ăn bọ gậy, sâu hại lúa…


Chúc bạn học tốt!
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
JZ
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DV
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết