Đề kiểm tra 1 tiết - HKII - Đề 2

LV

1.ếch có đặc điểm gì?

HT
23 tháng 3 2018 lúc 12:42

Đặc điểm của ếch:

* Cấu tạo ngoài:

Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

+ Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước

+ Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.

+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)

+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.

+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

* Cấu tạo trong:

+) Tiêu hóa : - Miệng có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi

- Có dạ dày lớn , ruột ngắn , gan - mật lớn , có tuyến tụy .

+) Hô hấp : - Xuất hiện phổi . Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng .

- Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ hô hấp .

+) Tuần hoàn : - Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi tạo thành 2 vòng tuần hoàn vố tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất ) nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha .

+) Bài tiết :

- Thận vẫn là thận giữa giống cá , có ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái lớn trước khi thải ra ngoài qua lỗ huyệt .

+) Thần kinh :

- Não trước , thùy thị giác phát triển.

- Tiểu não kém phát triển .

- Hành tủy .

- Tủy sống

Bình luận (0)
TT
29 tháng 3 2018 lúc 21:52

Tính ăn Nòng nọc mới nở ra sống bằng chất dinh dưỡng dự trữ noãn hoàng, ba ngày sau noãn hoàng tiêu hết nòng nọc ăn động vật phù du như: thủy trần (Daphnia sp.), bọ đỏ (Moina); nhờ có bón phân, động vật phù du mới phát triển mạnh. Khi nòng nọc biến thái thành ếch con, chúng bắt đầu ăn mồi bằng động vật sống như: giun, tép, ốc, tôm, cua, cá con, châu chấu, cào cào, dòi… Các côn trùng khi bay lại gần, ếch ngóc đầu lên phóng lưỡi dính lấy mồi. Lúc thiếu thức ăn; nòng nọc ếch con ăn lẫn nhau. Ếch đồng là động vật ăn tạp, thiên về tính ăn động vật, thích động vật sống. Quá trình nuôi đã luyện cho nó ăn mồi chết và các dạng thức ăn chế biến khác. Sinh trưởng Nòng nọc của ếch đồng nuôi khoảng ba tuần lễ biến thái thành ếch con. Ếch con nuôi sau một tháng đạt ếch giống cỡ 20 – 25 g/con. Nuôi tiếp 4 – 6 tháng đạt ếch thịt cỡ 80 – 100 g/con. Ếch đồng thường có chiều dài thân 7 – 13 cm. Sinh sản Ếch 1 tuổi bắt đầu tham gia sinh đẻ, 2 – 3 tuổi có sức sinh sản cao và tỉ lệ nở tốt. 5 tuổi còn khả năng sinh sản. Ếch đẻ 2 – 3 lứa trong 1 năm, mỗi lứa đẻ từ 3000 – 6000 trứng. Mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 6 – 7, nhiệt độ từ 20°c trở lên. Trước khi đẻ ếch đực kêu trước 3 – 4 ngày, ếch cái tìm đến để cặp đôi, ếch đẻ tập trung sau các trận mưa rào vào lúc yên tĩnh gần sáng. Ếch đẻ trứng trong nước và thụ tinh ngoài như cá, ếch đực tưới tinh dịch vào đám trứng của ếch cái ở nơi nước sâu 5 – 15 cm có bèo, cỏ, rong, đẻ xong ếch đực dùng chân gom trứng thành mảng, trứng được bao trong một lớp màng nhầy trong suốt nổi trên mặt nước. Trứng ếch nửa trên có màu đen gọi là cực động vật, nửa dưới có màu trắng gọi là cực thực vật. Ấp trứng ở nhiệt độ 25 – 30°c, khoảng 18 – 24 giờ sau nở thành nòng nọc. Tập tính sinh sống Ếch thích sống ở nơi đồng ruộng, đầm, hồ, ao, ven sông suối, đặc biệt thích nơi yên tĩnh, ẩm ướt. Da ếch có tuyến nhầy để giữ ẩm, dưới da có màng lưới các mao mạch, giúp cho nó thở qua da, khi mất nước, khô da ếch có thể bị chết. Chu trình sống của ếch 1.Trứng – nòng nọc: 18 – 24 giờ 2.Nòng nọc giai đoạn biến thái 3.Nòng nọc – ếch con: 22 ngày 4.Ếch con – ếch giống: 45 – 55 ngày 5. Ếch giống – ếch thịt: 3-4 ngày. Ếch bơi nhanh, nhảy xa có thể tới 1 m. Ếch đào hang để ẩn tránh dịch hại ăn ếch như: chuột, rắn… Bình thường nó vào hang để trú ẩn. Mùa đông chúng ẩn trong hốc hang ở bờ vực nước gọi là “mà” để trú rét.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PN
Xem chi tiết
VB
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
MS
Xem chi tiết