Tập làm văn lớp 9

GH

1.cảm nhận về bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương

2.Phân tích bài Sang thu của Hữu Thỉnh

3..Suy Nghĩ của em về bài Nói với con của Y phương

giúp e với ạ e sắp thi r ạ :<

AN
15 tháng 5 2018 lúc 21:38

2) SANG THU

Mùa thu, mùa mang lại cảm hứng thi ca bất tận nhưng ít ai lại có thể có những cảm nhận tinh tế trong thời khắc giao mùa của vạn vật như nhà thơ Hữu Thỉnh. Điều ấy lại bắt nguồn từ tình cảm sâu đậm với quê hương. Và tình yêu làng xóm, yêu miền quê sẽ trở nên tình yêu Tổ quốc. Trong cuộc sống bận rộn hôm nay, dẫu có thế nào đi chăng nữa, chúng ta cũng nên dành những khoảnh khắc để lắng sâu cảm xúc của mình, để cảm nhận vẻ đẹp của quê hương, đất nước như nhà thơ Hữu Thỉnh.
Hạ qua-thu đến, đó là quy luật khách quan không thể nào thay đổi. Trong khoảnh khắc giao mùa tuyệt vời, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh- nhà thơ viết nhiều, viết hay về vẻ đẹp bình dị của cuộc sống, đặc biệt là mùa thu gợi lên bằng những cảm nhận mới mẻ và tinh tế của mình trong tác phẩm đặc sắc của ông, “ Sang thu”.
“Sang thu” là cái nhìn, cái cảm nhận của Hữu Thỉnh về bức tranh mùa thu lúc giao mùa.
Trong biết bao hương vị thân thuộc của làng quê, HT giật mình thảng thốt, nhận ra cái làn hương ngây ngất, ngọt ngào của trái ổi đầu mùa. “hương ổi” thân thương sực thẳng vào miền kí ức, đánh thức hương vị của làng quê bắc bộ yêu thương, đánh thức kỉ niệm của một thời ấu thơ bên cạnh cây ổi vườn nhà. Từ “bỗng” như được gieo lên trong niềm ngỡ ngàng ngạc nhiên. Từ bao giờ nhỉ, thu về? Tất cả đến với tác giả nhẹ nhàng mà cũng đột ngột quá, thu về với đất trời quê hương, với lòng người mà ko hề báo trước. Để rồi trong phút giây ngỡ ngàng, nhà thơ chợt nhận ra hương thơm nồng nàn : “phả” vào trong gió se. Từ “phả” sử dụng trong câu thơ mang đày ý nghĩa. Nhờ nó, hương ổi như có một sức mạnh vô hình nào đó để có thể tràn ngập trong khôg gian, có sức lan tỏa về mặt cảm xúc. Cũng nhờ nó, bức tranh giao mùa có một sức sống mạnh mẽ đến kì lạ, mà cũng bất ngờ cho long người. Hương ổi từ đó mà lan tỏa mãi trong ko gian và rồi vấn vít trong gió se- cơn gió heo may đầu mùa.
Màn Sương qua từ láy gợi hình “chùng chình” được nhân hóa khiến nó mang dáng vẻ thong thả, nhẹ nhàng như thiễu nữ đôi mươi. Và câu thơ “hình như thu đã về” đã kết lại dòng cảm xúc bất ngờ đột ngột của nhà thơ. Tất cả tín hiệu trên rồi cũng đi đến nghi vấn “ Thu đã về?”, ngỡ ngàng và thảng thốt, thu đã đến với đất trời.
Hơi thở của thu đã rõ rệt hơn. Sự hiện diện của thu ko còn mơ hồ mà đã cụ thể, hữu hình trong thiên nhiên và tạo vật, Trong không gian rộng lớn hơn, từ bầu trời tới mặt đất, đâu đâu cũng thấy cảnh sắc nhuốm thu. Dòng sông chảy khoan thai, lững lờ, mà mềm mại và duyên dág chứ ko ào ạt, cuộn dâng như trong hạ. Thế nhưng trái lại với vẻ chậm chạp của dòng sông, đàn chim trời lại đang vội vã, chuẩn bị cho một hành trình mới, khi thu sang, ngày ngắn, đêm dài và gió se đã thổi. Như vậy, mùa thu của HT ko chỉ có bìh yên, thư thả mà còn có cả sự vội vã, gấp gáp.
Đẹp nhất của phút chuyển mùa là hình ảnh đám mây mùa thu còn vương nắng hạ. Bầu trời sang thu có làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài và có sợi dây vô hình làm ranh giới cho 2 mùa thiên nhiên, để nàg mây có thể vắt nửa mình qua mà khoe duyên phô sắc. Từ giây phút giao mùa vô hình, HT đã “nhờ mây” cho người đọc cảm nhận rõ hơn về tín hiệu sang thu của đất trời.
Vẫn viết về khoảnh khắc giao mùa nhưng HT còn mang đến suy ngẫm của mình về phút giao mùa ấy.
Thiên nhiên vẫn âm thầm vận động sang thu và hơi hướng mùa hạ vẫn còn vương vấn trong nắg, mưa, sấm, chớp, nhưng cái hồn thu đã rõ rệt hơn nhiều. Các từ “vẫn còn, bao nhiêu, đã, vợi” gợi cảm giác như nhà thơ đang cân, đo, đong, đếm nắng mưa của đất trời. Đất trời sang thu, “nắng, mưa, sấm vẫn còn nhưng không mạnh mẽ, dữ dội như trong hạ. Nắng nhạt dần, mưa vơi bớt, sấm cũng không còn ghê gớm như sấm của giông bão mùa hè, không thể làm rung chuyển hàng cây đã cứng cáp, trưởng thành. Như vậy, Thu đã thực sự đến, đất trời cũng lắng dịu. Mùa hạ sôi nổi, nồng nàn đã nhường chỗ cho mùa thue ấp, dịu dàng, chừng mực.
Thế nhưng, không chỉ là những rung động tinh tế cho riêng thiên nhiên đất trời, HT -người lính vừa đi qua chiến tranh còn cho ta cảm nhận về cuộc sống và con người sau chiến tranh để chuyển sang thời bình. Đời sống cũng vừa “sang thu”, lòng người có nhiều trăn trở, xúc động.
“Sương chùng chình qua ngõ”, “Sông được lúc dềnh dàng”-những câu thơ không chỉ nói về nét riêng của dòng sông sang thu hay thiên nhiên phút giao mùa. “Chùng chình” và “Dềnh dàng” ngầm tỏ thái độ về lối sống của những con người thời kì chiến tranh xông pha là thế, giờ mới hòa bình đã tự cho phép mình sống buông thả, không lo nghĩ, chỉ “dềnh dàng” nghỉ ngơi.
“Chim bắt đầu vội vã” Không chỉ nói về cánh chim trời mà dường như nhà thơ còn muốn ám chỉ những đối tượng sống tuy thời, thức thời, chỉ biết xuôi theo sự thăng trầm của xã hội mà không có ý chí, quết tâm của chính bản thân mình. Bày tỏ thái độ và phê phán những con người từng trải, già dặn.

Bình luận (0)
AN
15 tháng 5 2018 lúc 21:07

1) VIẾNG LĂNG BÁC

Bao giờ cũng thế, một tác phảm đặc sắc phải bao gồm cái đặc sắc và thành công về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm ấy như một nguồn nước giếng trong, khơi mãi vẫn không hết cái ngọt ngào, lắng sâu của tình yêu con người, vẫn không cạn nguồn sức mạnh truyền vào trong cuộc sống.
Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một tác phẩm như thế. Được sáng tác vào năm 1976, bài thơ mang đậm chất trữ tình này đã ghi lại tình cảm sâu lăng, thành kính cảu nhà thơ khi hoà vào dòng người viếng lăng Bác. Bài thơ cũng là tiếng nói, là nỗi niềm tâm sự của nhận dân Nam bộ và nhân dân cả nước dành cho Bác.
Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi vừa bước chân vào lăng. Nhà thơ xưng “con” và gọi “Bác”; lời thơ giản dị, mộc mạc mà chát chức bao tình cảm gần gũi, thân thương, kính trọng chủ tịch Hồ Chí Minh của ông. Điều đó càng cho thấy Bác là một con nguời rất hoà đồng và gần gũi. Chính vậy nhà thơ Tố hữ có viết “Người là Cha, là Bác, là Anh”. Chi tiết thơ “Con ở miền Nam” còn mang một sắc thái đầy xúc độgn. Khúc ruột miền Nam là miền đất xa xôi mà Bác không nguôi ngóng chờ, cho đến những ngày trước luc lâm chung thì trái tim ngươờ vẫn luôn huớng về mìen Nam ruột thịt. Nơi đó có biết bao đồng bào ta đang ngày đêm chiến đấu và anh dũng hy sinh vì một nàgy mai nước nhà thống nhất. Nhưng…Bác đã không chờ được đến ngày đó. Người đã ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng để lại muôn vàn niềm thương tiếc cho nhân dân ta. Câu thơ đầu gọn như một lời thông báo nhưng lại chứa chan bao tình cảm xúc độgn, bồi hồi của tác giả đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.
Và trong cái mênh mang sương mù của mọt ngày mùa thu Hà Nội, qua con mắt thi nhân của Viễn Phương, ta chợt tìm thấy một “hàng tre” Việt Nam. Đến với Bác, đến với hàng tre, ta như đến với quê hương làng mạc, đến với mái nhà tranh âm vang lời ru của bà, của mẹ; đén với Bác là đến với dân tộc mình, thế mới đẹp làm sao! Hình ảnh nhân hoá hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” còn là biểu tượng bất diệt của con người VN kiên cường, bất khuất biền bỉ. Màu xanh của tre chính là màu xanh của sức sốg VN, màu xanh của hy vnọg, hạnh phúc và hoà bình. Đây quả là một tứ thơ độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng
Và nhà thơ phải kính yêu Bác lắm mới viết được những hình ảnh ẩn dụ tài tình này:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Cũng là “mặt trời” nhưng “mặt trời” ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, ngày ngày tỏ sáng, đem sự sống cho muôn loài, vạn vật, nó cũng có lúc quạnh quẽo, u ám. Còn “mặt trời” của nhận dân VN. “mặt trời” trong lăng thì vẫn luôn chiếu ánh sáng vĩnh hằng, đỏ mãi. Bác chính là vầng mặt trời hồng toả tia sáng soi rọi con đừơng giúp dân tộc ta thoát khỏi kiếp đời nô lệ, là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến bờ thắng lợi. Dù rằng đã ra đi mãi mãi nhưng Bác vẫn luôn bất tử, tư tưởng HCM vẫn luôn trường tồn, soi đường dẫn lối cho dân tộc ta đứng lên.
Hoà nhịp với gần trăm triệu bàn chân VN, hàng triệu bàn chân lao độgn trên thế giới, Viễn Phương bùi ngùi xúc động bước vào lăng
Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như nhưng trànghoa dâng lên người. “Bảy mươi chín” tràng hoa, ấy là bày mươi chín màu xuân, bày mươi chín năm cống hiến, hy sinh hết mình của Bác đối với dân tộc và nhân dân ta. Và quả thật, Bác chính là mùa xuân, và mùa xuân ấy đã làm cho cuộc đời người dân VN nở hoa. Điệp ngữ “ngày ngày” đứng mỗi ý thơ giữ vị trí “nhãn tự”, vừa thể hiện một qui luật trình tự của dòng người vào lăng viếng Bác, lại vừa thể hiện một qui luật tự nhiên của tạo hoá.
Đứng trước sự vĩ đại, to lớn của Bác, ta cũng vô thức bị dòng thơ cuốn và trong lăng lúc nào không hay
Bác đang nằm đây, ngay trước mắt nhà thơ, hiền hậu, nhân từ như một vầng trăng “dịu hiền”, mát mẻ mà vãn trong sáng rạng ngời.Ta có cảm giác như Bác vẫn chưa đi xa, vẫn chưa rời khỏi thế gian này mà Người đang ngủ đấy thôi. Lí trí thì nói bác đang ngủ, nghĩa là Bác vẫn còn sống mãi với đất nước, với dân tộc ta như trời xanh còn mãi trên đầu. Mỗi ngày ngẩng đầu nhìn ta lại thấy trời xanh, lại thấy Bác. Bác không bao giờ mất, Bác sống mãi cùng dân tộc ta, trong mỗi cuộc đời, trong mỗi sự việc mà chúng ta làm vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Ta biết thế, ta nghĩ thế nhưng sao tim ta vẫn “đau nhói”, mắt ta vẫn trào dâng khi nhận ra rằng: Bác đã không còn nữa! Khổ thơ thứ hai và ba là một chuỗi các hình ảnh vũ trụ: mặt trời, vầng trăng, trời xanh lồng vào nhau như để ca ngời tầm vóc lớn lao của Bác; đồng thời thể hiện lòng tôn kíh vô hạn của tác giả, của nhân dân đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.
Bài thơ bắt đầu bằng sự kiện “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” và cũng kết thúc bằng chi tiết “Mai về miền Nam”. Đây là giờ phút sắp chia tay với Bác, tâm trạgn nhà thơ tràn đầy niềm cảm thương xen lẫn bùi ngùi, lưu luyến. Điều đó được thể hiện qua hình ảnh cuờng điệu: “Thương trào nước mắt”

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NU
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
GH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
GX
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết
NU
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết