Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

KT

1 Xác định và phân tích tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong các ví dụ sau:

a. Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

b. Bóng bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

TP
4 tháng 8 2018 lúc 8:35

a)Biện pháp tu từ nhân hóa. Người nông dân đã gọi con trâu bằng từ ngữ như gọi một người bạn. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa có tác dụng là thể hiện sự thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn đồng hành trong lao động và cuộc sống.

b)-Bienj pháp tu từ: so sánh không ngang bằng: "hơn". Sử dụng từ láy "lồng lộng".

=>+ Khổ thơ trên được trích trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ. Trong khổ thơ trên sử dụng biện pháp so sánh( hơn), từ láy (lồng lộng) cho thấy trạng thái mơ màng của anh đội viên (như trong giấc mộng). Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác- vị lãnh tụ qua hình ảnh "Bóng Bác cao lồng lộng; Ấm hơn ngọn lửa hồng".
+ Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh đội viên đang trong trạng thái lâng lâng, mơ màng, vừa lớn lao và vĩ đại( cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.
+Qua đó cho thấy tình cảm, sự ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác.

Bình luận (0)
LN
4 tháng 8 2018 lúc 19:51

b, so sánh :

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng.

Tác dụng : Miêu tả trạng thái nữa mơ ,nữa tỉnh của anh đội viên lần đầu thức dậy .

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tác dụng :Bác ngồi bên bếp lửa,bóng Bác ấm áp ,gần gũi.

Ý nghĩa: qua hai câu thơ trên,ta thấy tình cảm của Bác đối với anh đội viên ấm áp ,yêu thương.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DH
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
IT
Xem chi tiết