Bài 32. Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta

DL

1, Vì sao khí hậu Việt Nam lại đa dạng và thất thường?

2, Nêu đặc trưng chủ yếu (hướng gió, nhiệt độ trung bình, lượng mưa, dạng thời tiết phổ biến) của mùa gió Đông Bắc (mùa Đông) và mùa gió Tây Nam (mùa Hạ)?

3, Nếu thuận lợi và khó khăn của thời tiết và khí hậu nước ta?

BT
19 tháng 3 2017 lúc 16:37

khí hậu Việt Nam lại đa dạng và thất thường vì :

– Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao.
* Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
* Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
* Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
– Khí hậu có sự phân hoá theo mùa.
– Tính chất thất thường của khí hậu nước ta thể hiện rõ ở chế độ nhiệt và chế độ mưa.
+ Chế độ nhiệt: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa cũng thay đổi theo mùa
– Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh.

Bình luận (0)
BT
19 tháng 3 2017 lúc 16:39

2.

1. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông)
+ Miền Bắc: đầu mùa đông se lạnh, khô hanh, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.
+ Miền núi cao có sương muối sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.
+ Tây Nguyên và Nam Bộ: nóng, khô ổn định suốt mùa
+ Duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.
– Chủ yếu là gió mùa Đông Bắc xen kẽ gió Đông Nam. Trong mùa này thời tiết, khí hậu nước ta có sự khác nhau rất rõ rệt.

2. Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)
– Đây là mùa thịnh hành của gió mùa Tây Nam, ngoài ra còn có gió tín phong nửa cầu Bắc.
+ Nhiệt độ cao > 25oC
+ Lượng mưa lớn, > 80% cả năm.
– Thời tiết trong mùa này là trời nóng ẩm, có mưa to, dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.

Bình luận (0)
BT
19 tháng 3 2017 lúc 16:39

3.

Những thuận lợi và khó khăn do thời tiết và khí hậu mang lại ở nước ta :
– Thuận lợi:
Thực hiện thâm canh, xen canh, tăng vụ, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
– Khó khăn:
+ Nấm mốc, sâu bệnh phát triển
+ Thiên tai xảy ra thường xuyên.

Bình luận (0)
LV
19 tháng 3 2017 lúc 16:45

Câu 3 :

Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là môi trường sống thuận lợi cho sinh vật phát triển, cây cối quanh năm ra hoa kết quả. Đó là cơ sở tự nhiên giúp cho nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta vươn lên mạnh mẽ theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, khí hậu nước ta cũng lắm thiên tai, bất trắc, thời tiết diễn biến phức tạp. Vì vậy, chúng ta phải luôn sẵn sàng, tích cực và chủ động phòng chống thiên tai, bảo vệ đời sống và sản xuất.

Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa cũng in đậm nét trong đời sống văn hóa - xã hội của người dân Việt Nam.

Bình luận (0)
LV
19 tháng 3 2017 lúc 16:45

Câu 1 :

- Địa hình đa dạng
- Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ
- Hoạt động của gió mùa phối hợp với địa hình
- Các nhiễu loạn khí tượng toàn cầu như En Ninô và La Nina

Bình luận (0)
NL
20 tháng 4 2017 lúc 21:22

câu 3

- Thuận lợi:

+ sinh vật phát triển, cây cối xanh quanh năm

+ nền nông nghiệp nhiệt đới sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh

- Khó khăn: thiên tai bất thường

- > Cần chủ động phòng chống thiên tai, bảo vệ đời sống và sản xuất

Bình luận (0)
TD
17 tháng 3 2018 lúc 19:27
Khí hậu phân hóa theo không gian: Thay đổi theo chiều Bắc – Nam (Có 4 miền khí hậu), Đông – tây, thấp lên cao. Môi trường khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, mưa ít, cuối mùa đông có mưa phùn, mùa hè nóng và mưa nhiều. Môi trường khí hậu đông Trường Sơn: mưa vào thu đông. Môi trường khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô sâu sắc. Môi trường khí hậu Biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương. Phân hóa theo thời gian: Các mùa (miền Bắc có 4 mùa, miền Nam có 2 mùa).

Khí hậu nước ta có tính thất thường

Thể hiện rõ qua chế độ nhiệt, chế độ mưa: Năm rét sớm, năm rét muộn, rét hại. Năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm bão nhiều…
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
TY
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết