Chương I. Các loại hợp chất vô cơ

TL

1. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất rắn màu trắng sau :P2O5 K2O Al Al2O3 NaCl CaO.

2. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất sau:

a) Cl2, O2, HCl, N2

b) O2, O3, SO2, CO2

HN
5 tháng 9 2018 lúc 6:01

1) - Trích mẫu thử, đánh số thứ tự

- Cho các mẫu thử trên vào nước:

+) Chất rắn nào không tan là Al, Al2O3 (Nhóm I)

+) Chất rắn tan tạo thành dung dịch là P2O5 , K2O, NaCl, CaO (Nhóm II)

PTHH: P2O5 + 3H2O ===> 2H3PO4

K2O + H2O ===> 2KOH

CaO + H2O ===> Ca(OH)2

- Cho (Nhóm I) tác dụng với dung dịch NaOH, nếu chất rắn nào tan ra và tạo khí thì là Al, còn chất nào chỉ đơn thuần tan là Al2O3

PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O ===> 2NaAlO2 + 3H2↑↑

Al2O3 + 2NaOH ===> 2NaAlO2 + H2O

- Nhỏ (Nhóm II) vào mẩu giấy quì tím:

+) Nếu dung dịch nào làm quì tím chuyển đỏ thì đó là dung dịch H3PO4 => Chất rắn ban đầu là P2O5

+) Nếu dung dịch nào làm quì tím chuyển xanh thì là dung dịch KOH và Ca(OH)2 (*)

+) Nếu dung dịch nào không làm quì tím đổi màu là NaCl

- Sục CO2 vào (*), nếu dung dịch nào xuất hiện kết tủa là Ca(OH)2 => Chất ban đầu là CaO. Còn lại là KOH không xuất hiện kết tủa => Chất ban đầu là K2O

PTHH: Ca(OH)2 + CO2 ==> CaCO3 + H2O

2KOH + CO2 ===> K2CO3 + H2O

Lưu ý: Khi sục CO2 (nếu dư) vào dung dịch Ca(OH)2 thì sau 1 thời gian, kết tủa sẽ tan ra và dung dịch sẽ trong trở lại theo phản ứng: CaCO3 + CO2 + H2O ===> Ca(HCO3)2

2)

a) Cl2, O2, HCl, N2

– Dùng quì tím ẩm:

+ Nhận được Clo ( do quì tím mất màu)

+ Nhận được HCl ( do quì tím hoá đỏ)

– Dùng que đốm còn tàn đỏ:

+ Nhận được O2 ( do que đốm bùng cháy)

+ Nhận được N2 ( que đốm tắt)

b) O2, O3, SO2, CO2

– Dùng dung dịch Br2: Nhận được SO2 ( do làm mất màu dd Br2)

SO2 + Br2 + 2H2O -> 2HBr + H2SO4

– Dùng nước vôi trong ( dd ca(OH)2): nhận được CO2 ( làm đục nước vôi trong)

CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O

– Dùng lá Ag ( hoặc dd KI thêm ít hồ tinh bột): nhận được O3 ( làm lá Ag chuyển sang màu đen (hoặc xuất hiện dd màu xanh ))

2Ag + O3 -> Ag2O + O2

hoặc (O3 + 2KI + H2O -> 2KOH + O2 + I2; I2 + htb -> xuất hiện màu xanh)

– Còn lại không hiện tượng là O2

* LƯU Ý:

– KHÔNG DÙNG QUE ĐỐM ĐỂ PHÂN BIỆT O2 VÀ O3 VÌ KHI CHO QUE ĐỐM VÀO O2 VÀ O3, QUE ĐỐM ĐỀU CHÁY SÁNG.

– KHÔNG DÙNG NƯỚC VÔI TRONG ( DD Ca(OH)2 ĐỂ PHÂN BIỆT SO2 VÀ CO2 VÌ CẢ CO2 VÀ SO2 ĐỀU LÀM ĐỤC NƯỚC VÔI TRONG

SO2 + Ca(OH)2 -> CaSO3 + H2O

P/s: Lần sau viết tách riêng từng bài ra nha bn :) Phần 2 mik vừa lm hôm qua nên bn xem qua và xem thêm phần chú ý kia nữa nha ^^

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
YN
Xem chi tiết
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
H9
Xem chi tiết