Ôn tập lịch sử lớp 8

PM

1. Trình bày nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ

2. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp

3. Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của công xã Pa-ri

4. Những thành tựu chủ yếu về kỉ thuật thế kỉ 18-19

5. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên, khoan học xã hội

6. Nguyên nhân của chiến tranh thế gioiwis thứ nhất (1914-1918)

7. Diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

8. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

9. Vì sao Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé

10. Cách mang Tân Hợi 1911

11. Vì sao ĐNÁ trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân?

12. Trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước ĐNÁ

13. Cuộc Duy Tân Minh Trị

14. Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917

15. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10 Nga

16. Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô

17.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những hậu quả

18. Tình hình chung phong trào độc lập dân tộc ở 1 số nước ĐNÁ (1918-1939)

19. Phong trào độc lập dân tộc ở 1 số nước ĐNÁ

20. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945)

21. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945)

22. Trình bày sự phát triển của khoa học kỉ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ 20

CC
15 tháng 12 2017 lúc 14:43

câu9:

Chủ nghĩa đế quốc trên đà pt rất cần thị trường và nguyên liệu

Trung Quốc là nước đông dân, giàu tài nguyên thiên nhiên

Chế độ phong kiến mục nát

Bình luận (0)
CC
15 tháng 12 2017 lúc 14:51

câu20

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất các nước nảy sinh những mâu thuẫn mới về thị trường và thuộc địa, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm cho những mâu thuẫn trên trở nên gay gắt hơn

Các nước đế quốc hình thành 2 khối đối địch nhau:Khối Anh-Pháp-Mĩ và khối phát xít : I-ta-li-a-Nhật Bản-Đức

1/9/1939: Đức tấn công Ba Lan

Anh,Pháp tấn công Đức

Bình luận (0)
CC
15 tháng 12 2017 lúc 14:55

câu 21

Chủ nghĩa phát xít Đức,I-ta-li-a,Nhật Bản đã bị thất bại hoàn toàn

hậu quả:60 triệu ng chết, 90 triệu ng tàn tật , thiệt hại về vật chất

Tình hình thế giới có những biến đổi căn bản

Bình luận (0)
CC
15 tháng 12 2017 lúc 15:02

câu 18

Diễn biến: Phong trào giải phóng dân tộcphát triển mạnh và lan rộng ra nhiều khu vực châu Á tiêu biểu: Trung Quốc,Việt Nam,Ấn Độ,In-đô-nê-xi-a,

kết quả:giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh trở thành lực lượng chính của cách mạng, nhìu đảng cộng sản đc thành lập:Việt Nam,Trung Quốc , In-đô-nê-xi-a

Bình luận (0)
CC
15 tháng 12 2017 lúc 15:17

câu 14

hoàn cảnh:Nước Nga tồn tại hai chính quyền song song đối lập nhau

Lê-nin và Đảng Bô-sê-vích đã lên kế hoach làm cách mạng lật đổ chính phủ lâm thời , chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại

Diễn biến : Đêm 24/10:Lê-nin trực tiếp chỉ huy khởi nghĩa chiếm Pơ-tê-rô-grát, bao vây cung điện mùa đông

25/10:Cung điện mùa đông bị chiếm , chính phủ tư sản lâm thời bị sụp đổ

Đến đầu 1918: Cách mạng toàn thắng trên đát nc nga rộng lớn

Bình luận (0)
CC
15 tháng 12 2017 lúc 15:45

câu13:

Chủ nghĩa tư bản phương TÂy đang tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản

Chế độ pk của Nhật Bản đã suy yếu 1 cách nghiêm trọng đòi hỏi tiến hành cải cách

Tháng 1/1868:Cải cách Duy Tân Minh Trị đc tiến hành trên tát cả các lĩnh vực : kinh tế , chính trị ,xã hội , quân sự(cái này bạn tự liệt kê ra nhé, nó ở phần chữ nhỏ sgk lịch sử,nó hơi dài nên mình ngại chép)

ý nghĩa:Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành nước thuộc địa, pt thành nước tư bản công nghiệp

Bình luận (0)
HG
15 tháng 12 2017 lúc 16:28

câu 22

Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX
Trong lĩnh vực Vật lí, sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lí thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh, đã mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lí về không gian và thời gian. Có thể nói, các phát minh lớn về Vật lí học của thế kỉ XX, từ năng lượng nguyên tử đến
lade, bán dẫn... đều có liên quan đến lí thuyết này.

Trong các lĩnh vực khác như Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất (Hải dương học, Khí tượng học...) đều đạt được những thành tựu to lớn.
Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã được đưa vào sử dụng như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh với phim có tiếng nói và phim màu...

Bình luận (0)
HG
15 tháng 12 2017 lúc 16:29

câu 3

Ý nghĩa:
là hình ảnh của một chế độ mới,xã hội mới.Cổ vũ nhân dân lao động trên thế giới về sự nghiệp đấy tranh cho một tương lai tốt đẹp.Nó còn để lại nhiều bài học quý báu cho giai cấp vô sản
Bài học kinh nghiệm
+ Phải đập tan bộ máy nhà nước tư sản,xây dựng nhà nước tư sản
+ Phải có Đảng tiên phong lãnh đạo
+ Phải xây dựng đuợc Liên minh công-nông
+ Triệt để cách mạng,không thoả hiệp với tư sản phản động

Bình luận (0)
HG
15 tháng 12 2017 lúc 16:44

Câu 6

Khoa học tự nhiên

Thế kỉ XVIII - XIX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học tự nhiên với những phát minh lớn của các nhà khoa học. Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn.
Giữa thế kỉ XVIII. nhà bác học Lô-mô-nô-xôp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí hóa học.
Năm 1837. nhà bác học Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mỗi động vật. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.

Khoa học xã hội

Các ngành khoa học xã hội cũng có những bước tiến mạnh mẽ.
ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.
Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmít và Ri-các-đô.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) và O-oen (Anh).
Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do Mác và Ăng-ghen đề xướng. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.

Bình luận (0)
HG
15 tháng 12 2017 lúc 16:45

câu 6

có 2 nguyên nhân

1. Nguyên nhân sâu xa

Mâu thuẫn giữa các đế quốc về thị trường và thuộc địa. Các cuộc chiến tranh biểu hiện những mâu thuẫn của các đế quốc. 1898: Chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha 1899 – 1902: Chiến tranh Anh – Bôơ 1900: 8 nước đế quốc can thiệp vũ trang vào Trung Quốc 1904 – 1905: Chiến tranh Nga – Nhật.

2. Nguyên nhân trực tiếp

Hai khối quân sự kình địch, mâu thuẫn tích cực chạy đua vũ trang thanh toán nhau. Khối Liên minh: Đức + Áo – Hung Khối hiệp ước: Anh + Pháp + Nga Duyên cớ: 28/6/1914, Thái tử Áo bị ám sát => chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
Bình luận (0)
HG
15 tháng 12 2017 lúc 16:47

câu 7

1. Giai đoạn 1 (1914 – 1916)

28/7/1914, Áo – Hung tấn công Xécbi. 1/8/1914, Đức tấn công Nga. 3/8/1914, Đức tấn công Pháp. 4/8/1914, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới bùng nổ diễn ra trên 2 mặt trận Đông Âu và Tây Âu Chiến tranh thế giới bùng nổ diễn ra trên 2 mặt trận Đông Âu và Tây Âu

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

2. Giai đoạn thứ 2 (1917 – 1918)

Tháng 2.1917 nhân dân Nga làm cách mạng lật đổ Nga Hoàng => Giai cấp TS nắm quyền vẫn theo đuổi chiến tranh. 2.4.1917 Mĩ tuyên chiến với Đức, tham chiến với phe hiệp ước Tháng 11.1917 nhân dân Nga làm cuộc cách mạng XHCN thành công => nước Nga rút khỏi chiến tranh thế giới. Tháng 7.1918 quân Mỹ đổ bộ vào châu Âu => Quân Anh, Pháp phản công quân Đức trên các mặt trận. Cuối 9.1918 quân Đức liên tiếp thất bại => Đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.Bungari(19.9) Thổ Nhĩ Kì((30.10) Áo- Hung(2.11) 3.10 chính phủ mới ở Đức thành lập 9.11.1918 CM Đức bùng nổ vua VinHem II phải chạy sang Hà Lan
Bình luận (0)
HG
15 tháng 12 2017 lúc 16:47

Câu 8

* Hậu quả của chiến tranh:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của. 10 triệu người chết. 20 triệu người bị thương. Chiến phí 85 tỉ đô la. Các nước Châu Âu là con nợ của Mỹ. Bản đồ thế giới thay đổi . Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.
Bình luận (0)
HG
15 tháng 12 2017 lúc 16:49

câu 11

Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược. Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu- chia, Tây Ban Nha, Mĩ chiếm Phi-líp-pin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a. Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.
Bình luận (0)
HG
15 tháng 12 2017 lúc 16:51

Cau 12

Cuộc đấu tranh của nhân dân chống xâm lược giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp.

Ở In-đô-nê-xi-a, vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhiều tổ chức yêu nước ủa trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a.
Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân ln-đô-nê-xi-a ra đời. Tháng 5 - 1920, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a thành lập.
Ở Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị ’ủa thực dân Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc cách mạng 1896 - 1898 bùng nổ, dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
Mượn cớ "giúp đỡ” nhân dân Phi-líp-pin chống Tây Ban Nha, Mĩ gây ra cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và sau đó thôn tính nước này. Nhân dân Phi-líp-pin tiếp tục kháng chiến chống Mĩ, song thất bại. Mĩ đưa 70 000 quân đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân Phi-líp-pin, giết hại hơn 60000 người yêu nước. Phong trào giải phóng dân tộc tạm lắng xuống một thời gian, rồi tiếp tục bùng lên.

ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863. nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863 - 1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866 - 1867).
A-cha Xoa lập căn cứ chống Pháp ở vùng Bảy Núi (Châu Đốc, Việt Nam), liên minh với nghĩa quân Thiên hộ Dương.
Pu-côm-bô xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, liên kết với nghĩa quân Trương Quyền, Thiên hộ Dương, được nhân dân Việt Nam giúp đỡ, đã đánh thắng quân Pháp nhiêu trộn.
Ở Lào, đầu thế kỉ XX. nhân dân đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chống Pháp. Năm 1901. nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-ven, lan sang Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.
Ở Miến Điện, cuộc kháng chiến chống thực dân Anh (1885) đã diễn ra rất anh dũng nhưng cuối cùng bị thất bại. Nghĩa quân phải rút vào rừng sâu.
Ở Việt Nam. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục và quyết liệt. Bên cạnh phong trào cần vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913).
Vào (đầu thế kỉ XX)do những biến chuyển sâu sắc trong xã hội, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam mang màu sắc mới.

Bình luận (0)
HG
15 tháng 12 2017 lúc 16:52

câu 15

Đối với nước Nga :

Làm thay đổi hòan tòan vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga . Đưa những người lao động lên chính quyền ,xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa .

Đối với thế giới :

Dẫn đến biến đổi lớn lao trên thế giới. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản , nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức . Tạo ra những điếu kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước
Bình luận (0)
HG
15 tháng 12 2017 lúc 16:55

câu 17

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) được thể hiện rõ trên các mặt sau đây:

Kinh tế: Tàn phát tất cả các ngành kinh tế , kéo lùi sức sản xuất… Xã hội: Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ. Chính trị: Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở nhiều nước ( Đức, I –ta –li –a và Nhật Bản). Quan hệ quốc tế: Xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Bình luận (0)
CC
15 tháng 12 2017 lúc 15:26

câu1:

NN chiến tranh:Do thực dân Anh tìm cách ngăn cản sự pt công thương nghiệp của Bắc Mĩ.Cư dân Bắc Mĩ gồm phần lớn là con cháu của ng Anh dư cư sang mâu thuẫn gay gắt vs chính quốc

Kết quả:Chiến tranh kt thắng lợi Anh thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa Bắc Mĩ.Một quốc gia ms gia đời-Hợp chủng quốc Mĩ

Ý nghĩa : giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của thực dân, mở đường cho tư bản pt mạnh mẽ

Bình luận (0)
CC
15 tháng 12 2017 lúc 15:28

câu 2

Lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhìu trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản

Bình luận (0)
HG
15 tháng 12 2017 lúc 16:31

câu 4

Trong lĩnh vực công nghiệp, từ nửa sau thế kỉ XVIII sản xuất bằng máy móc được tiến hành đầu tiên ở Anh, sau đó lan tràn ở các nước Âu - Mĩ, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp.
Kĩ thuật luyện kim được cải tiến làm tăng nhanh sản xuất thép Cuối thế kỉ XIX, phát minh ra phương pháp sản xuất nhôm nhanh, rẻ. Nhiều máy chế tạo công cụ (máy tiện, máy phay...) ra đời ; nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng trong công nghiệp như than đó, dầu mỏ. sốt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, xây dựng đường sắt. Đặc biệt, máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
Việc phát minh ra máy hơi nước cũng làm cho ngành giao thông vận tải tiến bộ nhanh chóng.

Năm 1807, một kĩ sư người Mĩ lò Phon-tơn đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên. Hơn 10 năm sau, một tàu thủy đã vượt Đại Tây Dương. Năm 1836. có hơn 500 tàu thủy hoạt động ở các hải cảng của Anh.
Đầu máy xe lúa chạy bằng hơi nước được chế tạo ở Anh từ năm 1802. chạy trên đường lát đó. Năm 1814. Xti-phen-xơn - một thợ máy người Anh. đã chế tạo được loại xe lùa chạy trên đường sắt kéo nhiều toa với tốc độ nhanh (8 toa, 6 km/giờ). Năm 1830, cả thế giới mới có 332 km đường sắt; năm 1870 - độ dài đường sắt đó lên tới khoảng 200 000 km.
Giữa thế kỉ XIX, máy điện tín được phát minh ở Nga và Mĩ. Một người Mĩ là Moóc-xơ sáng chế ra bằng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và chấm.
Trong nông nghiệp, cũng có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác. Sang thế kỉ XIX. phân hóa học được sử dụng. Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi.
Trong lĩnh vực quân sự. nhiều vũ khí mới được sản xuất : đại bác, súng trường bán nhanh và xa : chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn ; ngư lôi bắt đầu được sử dụng : khí cầu dùng để trinh sát trận địa đối phương...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KK
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết