Ôn tập lịch sử lớp 7

TY

1) Tình hình chính trị xã hội ở đàng trong nửa thế kỉ XVIII như thế nào?

2) Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?

3) Những việc làm nào mà Quang Trung nhằm xây dựng kinh tế,văn hóa?

4) Nêu những thành tựu khoa học,văn học-nghệ thuật cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kí XIX?

5) Tình hình kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn như thế nào?

6) Trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung?

7) Nêu những thành tựu chủ yếu về giáo dục Đại Việt thời lê sơ?

8) Nêu suy nghĩ của em về việc làm của Quang Trung từ 1771 đến 1789?

​giúp mình với khocroi

NN
3 tháng 4 2018 lúc 21:04

1/

Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Số quan lại ngày càng tăng, nhất là quan thu thuế. Có nơi trong một xã có 20 xã trưởng và hàng chục nhân viên thu thuế (gọi là tướng thần). Quan lại, hào cường kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.
Trong triều đình Phú Xuân, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng "quốc phó", khét tiếng tham nhũng.
Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế. Nhân dân miền núi phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong v.v...
Cuộc sống người dân ngày càng cơ cực. Nỗi bất bình oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía đã bùng lên trong hoàn cảnh đó.
Khởi nghĩa của Lía bị dập tắt, nhưng hình ảnh chàng Lía còn mãi trong lòng người dân miền Trung :
Ai vào Bình Định mà nghe,
Nghe thơ chàng Lía, hát về Quảng Nam.

Bình luận (0)
NN
3 tháng 4 2018 lúc 21:04

2/

Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

Bình luận (0)
NN
3 tháng 4 2018 lúc 21:05

3/

Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt,

Bình luận (0)
NN
3 tháng 4 2018 lúc 21:05

4/

1. Văn học - Văn học dân gian phát triển phong phú, rực rỡ với nhiều hình thức như tục ngữ ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm. - Văn học viết bằng chữ nôm đạt đến đỉnh cao, có những tác phẩm tiêu biểu như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm khúc,.. - Nội dung: phản ánh sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời, gợi ca những cuộc đấu tranh chống áp bức và tâm tư ước nguyện của nhân dân. 2. Nghệ thuật: - Văn nghệ dân gian phát triển với nhiều loại hình phong phú. + Nghệ thuật sân khấu, chèo, tuồng, quan họ lý,... + Tranh dân phản ánh được đời sống sinh hoạt của nhân dân như đấu vật, chăn trâu thổi sáo, dòng tranh Đông Hồ. - Kiến trúc có nhiều công trình rất độc đáo như chùa Tây Phương (Hà Nội), Đình Làng Đình Bảng (Bắc Ninh),... - Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng rất công phu và điêu luyện như 18 tượng vị tổ La Hán ở chùa Tây Phương,...
Bình luận (0)
NN
3 tháng 4 2018 lúc 21:06

5/

Về nông nghiệp, sau nhiều năm chiến tranh, nông nghiệp nước ta sa sút nghiêm trọng. Các vua Nguyễn rất chú ý việc khai hoang. Các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền được tiến hành ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam.
Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được cử làm Doanh điền sứ. Ông chiêu mộ dân lưu vong khai phá miền ven biển, lập nên các huyện Tiền Hải (Thái Hình) và Kim Sơn (Ninh Bình). Hàng trăm đồn điền được thành lập rải rác ở các tỉnh Nam Kì.
Việc khai hoang đã tăng thêm diện tích canh tác. Nhưng ruộng đất bỏ hoang vẫn còn nhiều, vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất, phải lưu vong.
Nhà Nguyễn đặt lại chế độ quân điền. Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế và đi phu dịch cho nhà nước. Nhưng phần lớn ruộng đất đã tập trung vào tay địa chủ. Do vậy, chế độ quân điền không còn tác dụng phát triển nông nghiệp và ổn định đời sống nông dân.
Ở các tỉnh phía bắc, việc sửa đắp đê không được chú trọng. Lụt lội, hạn hán xảy ra luôn. Thời Tự Đức, tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, việc sửa đắp đê càng khó khăn. Có nơi như phủ Khoái Châu (Hưng Yên), đê vỡ 18 năm liền. Dân phiêu tán khắp nơi, trong dân gian có câu : "Oai oái như phủ Khoái xin cơm", cả một vùng đồng bằng phì nhiêu biến thành bãi sậy.
Về công thương nghiệp, theo đà phát triển của các thế kỉ trước, công thương nghiệp có điều kiện phát triển thêm. Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ờ kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định... Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.
Ngành khai thác mỏ được mở rộng, cả nước có hàng trăm mở được khai thác (các mỏ vàng, bạc, đồng, kẽm, chì, diêm tiêu:..). Nhưng cách khai thác còn lạc hậu. Các mỏ hoạt động thất thường và sa sút dần.
Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển. Nhiều làng thủ công nổi tiếng khắp nước như làng Bát Tràng, Ngũ Xã, Vạn Phuc (Hà Nội), Bão An (Quảng Nam) v.v... Nhưng hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặn};
nề.
Sang thế kỉ XIX, đất nước đã thống nhất, việc buôn bán có nhiều thuận lợi Ngoài các thành thị nổi tiếng trước đó như Hà Nội, Phú Xuân (Huế), Gia Định nhiều thị tứ mới xuất hiện rải rác ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ.
cũng nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-líp-pin, Xiêm, Nam Dương (In-đô-nê-xi-a) bán gạo, đường, các lâm sản... và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí...
Tàu buôn phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) cũng đến buôn bán ở các hải cảng Việt Nam. Nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng đã quy định

Bình luận (0)
NN
3 tháng 4 2018 lúc 21:06

6/

cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789:

-năm 1788,NGUYỄN HUỆ lên ngôi hoàng đế,lấy niên hiệu là quang trung và lập tức tiến quân ra bắc.trên dường đi quang trung tuyển thêm quân.từ tam hiệp điệp quang trung chia làm 5 đạo tiến vào thăng long.

-đêm 30 tết quân ta vượt sông gián khẩu tiêu diệt toàn bộ địch ở đồn tiền tiêu.mồng 3 tết quân ta vây đồn hà hồi,quân giặc hạ khí giới đầu hàng.mờ sáng mồng 5 tết,quân ta đánh dồn ngọc hồi,quân thanh chống cự không nổi bỏ chạy toáng loạn.cùng lúc đó đạo quân của dô đốc long đánh đồn đống đa.

-tướng giặc sầm nghi dống khiếp sợ thắt cổ tự tử

-tôn sĩ nghị và vài võ quan vượt sông nhị sang gia lâm.

-trưa mồng 5 tết,quang trung và đoàn quân tây sơn chiến thắng tiến vào thăng long

Bình luận (0)
NN
3 tháng 4 2018 lúc 21:07

7/

* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TY
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
ZV
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết