Ôn tập toán 6

MN

(1) Thế nào là nửa mặt phẳng?

(2) Thế nào là góc?

(3) Thước đo góc có cấu tạo như thế nào?

(4) Để đo (tìm số đo) một góc ta làm thế nào?

(5) Người ta so sánh hai góc bằng cách gì?

(6) Thế nào là:Góc bẹt? Góc vuông? Góc nhọn? Góc tù?

(7) Thế nào là:Tia nằm giữa hai tia? Điểm nằm trong góc?

(8) Khi nào thì góc xOy + goc yOz=góc xOy?

(9) Thế nào là: Hai góc phụ nhau? Hai góc bù nhau?

(10) Thế nào là: Hai góc kề nhau? Hai góc kề phụ? Hai góc kề bù?

(11) Tia phân giác của một góc là gì?

(12) Đường ttròn là gì? Hình tròn là gì?

(13) Thế nào là: Cung ? Dây cung? Đường kính của đường tròn?

(14) Muốn so sánh độ dài hai đoạn thẳng bằng compa ta làm thế nào?

NN
19 tháng 4 2017 lúc 21:45

1, Thế nào là nửa mặt phẳng?

- Nửa mặt phẳng bờ a là hình gồm đường thẳng a và 1 phần mặt phẳng được chia ra bởi a.

2, Thế nào là góc?

- Góc là hình gồm 2 tia chung gốc.

3, Thước đo góc co cấu tạo như thế nào?

- Thước đo góc là 1 nửa hình tròn được chia thành 180 phần bằng nhau và được ghi từ 0 (độ) đến 180 (độ). Ta gọi tâm của nửa hình tròn này là tâm của thước.

4, Để đo 1 góc ta làm như thế nào?

- Muốn đo \(\widehat{xOy}\), ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với điểm O của góc, 1 cạnh của góc (chẳng hạn Ox) đi qua vạch 0 của thước. Giả sử cạnh kia của góc đi qua vạch 105. Ta nói: \(\widehat{xOy}\) có số đo 105 độ (\(\widehat{xOy}\) bằng 105 độ).

5, Người ta so sánh 2 góc bằng cách gì?

- Ta so sánh 2 góc bằng cách so sánh các số đo của chúng.

- Ta nói: 2 góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau.

- Hai góc bằng nhau được kí hiệu là: \(\widehat{a^o}=\widehat{b^o}.\)

6, Thế nào là: góc bẹt? góc vuông? góc nhọn? góc tù?

- Góc bẹt là góc có 2 cạnh là 2 tia đối nhau.

- Góc vuông là góc có số đo bằng 90o.

- Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0o nhưng nhỏ hơn 90o.

- Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90o nhưng nhỏ hơn 180o.

7, Thế nào là: tia nằm giữa 2 tia? điểm nằm bên trong góc?

- Tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy khi tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại 1 điểm nằm giữa M và N.

- Điểm M nằm bên trong góc \(\widehat{xOy}\) khi 2 tia Ox, Oy không đối nhau và tia OM nằm giữa.

8, Khi nào thì \(\widehat{xOy}+\widehat{yOz}=\widehat{xOz}?\)

\(\Leftrightarrow\) tia Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy.

9, Thế nào là: 2 góc phụ nhau? 2 góc bù nhau?

- Hai góc phụ nhau là 2 góc có tổng số đo bằng 90o.

- Hai góc bù nhau là 2 góc có tổng số đo bằng 180o.

10, Thế nào là: 2 góc kề nhau? 2 góc kề bù?

- Hai góc kề nhau là 2 góc có 1 cạnh chung và 2 cạnh còn lại nằm trên 2 nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung.

- Hai góc kề bù là 2 góc kề nhau và có tổng số đo bằng 180o.

11, Tia phân giác của 1 góc là gì?

- Tia phân giác của 1 góc là tia nằm giữa 2 cạnh của góc đó và tạo với 2 cạnh ấy 2 góc bằng nhau.

12, Đường tròn là gì? Hình tròn là gì?

- Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O 1 khoảng bằng R, kí hiệu (O; R).

- Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và trong đường tròn đó.

Bình luận (2)
NN
20 tháng 4 2017 lúc 12:56

13, Thế nào là: Cung? Dây cung? Đường kính của đường tròn?

- Giả dử có 2 điểm A, B nằm trên đường tròn tâm O và 2 điểm này chia đường tròn thành 2 phần, mỗi phần được gọi là 1 cung (cung tròn).

- Dây cung (gọi tắt là dây) là đoạn thẳng nối 2 mút của cung.

- Đường kín của 1 đường tròn là khoảng cách lớn nhất giữa 2 điểm bất kìtrên đường tròn đó. Đường kính của hình tròn là 1 trường hợp đặc biệt khi nó đi dây cung đi qua tâm.

Chú ý: Đường kính dài gấp đôi bán kính.

14, Muốn so sánh 2 đoạn thẳng bằng compa ta làm như thế nào?

- Làm theo hình 46/ SGK - 90 (tại mik lười viết quá, hihi!!!)

~ Chúc bn học tốt!!! ~

Bài mik đúng thì nhớ tick mik nha!!! (cả 2 bài!) ^ _ ^ :) :) :)

Bình luận (3)
DH
23 tháng 4 2017 lúc 10:51

1, Nửa mặt phẳng: hình gồm nửa mặt phẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là nửa mặt phẳng bờ a.

Hai nửa mặt phẳng có chung bờ gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau.

2,Góc là hình gồm 2 tia chung gốc

3,Thước đo góc hay còn gọi là thước đo độ là một dụng cụ hình tròn, hình bán nguyệt hay hình vuông thường làm bằng nhựa dẻo trong suốt dùng đo góc. Hầu hết các thước đo góc dùng đơn vị độ (o)

Thước đo góc ứng dụng nhiều trong cơ khí là kĩ thuật nhưng đặc biệt sử dụng thường xuyên trong trường học.

Thước đo góc thường phẳng, tuy nhiên một số loại công phu có thêm hai cần xoay giúp đo góc chính xác hơn.

4,Bước 1: Canh vạch trước tiên.

Bước 2 : Điều chỉnh vạch sao cho vạch nằm trong cạnh của thước.

Bước 3: Từ từ cho 2 hoặc 1 cạnh trùng vào vạch thước.

Bước 4: Để tâm thẳng lối với điểm (ví dụ góc xOy thì trùng vào O), để vạch trùng vào cạnh của thước.

Bước 5: Xem kết quả.

5, Để so sánh hai góc, ta so sánh số đo của hai góc đó

+ Hai góc có số đo bằng nhau thì bằng nhau

+ Góc nào có số đo lớn hơn thì lớn hơn, ngược lại góc nào có số đo nhỏ hơn thì nhỏ hơn.

6, - Góc vuông là góc có số đo bằng 90o

- Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau, có số đo bằng 180o

- Góc nhọn là góc có số đo nhỏ hơn 90o

-Góc tù là góc có số đo lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt

Chú ý: Số đo của mỗi góc không vượt quá 180o.

7, Cho ba tia Ox, Oy, Oz chung gốc O. Lấy bất kì M trên tia Ox, lấy bất kì N trên tia Oy ( M và N khác O). Nếu tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N thì ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.

Cho góc nhọn xOy và một điểm A nằm trong góc đó được gọi là điểm nằm trong góc.

8, Tia Oy nằm giữa hai tia 0x và Oz thì xOy+ yOz= xOz và ngược lại nếu xOy+ yOz= xOz thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.

9, - Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 90o.

- Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180o.

10, - Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ là cạnh chung.

- Hai góc kề bù là hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau.

- Hai góc kề phụ là hai góc vừa kề nhau vừa phụ nhau.

11, Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.

Chú ý: Mỗi góc không phải là góc bẹt chỉ có một tia phân giác.

12, Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu ( O;R)

Gọi khoảng cách từ 1 điểm M bất kì đến tâm O là d

+ Nếu d> R thì M ở ngoài đường tròn.

+Nếu d=R thì M ở trên đường tròn.

+Nếu d<R thì M ở trong đường tròn.

- Trong hình học phẳng, một hình tròn là một vùng trên mặt phẳng nằm bên trong đường tròn. Tâm, bán kính và chu vi của hình tròn chính là tâm và bán kính của đường tròn bao quanh nó.

Một hình tròn được gọi là đóng hay mở tùy theo việc nó chứa hay không chứa đường tròn biên.

13, -Hai điểm A và B nằm trên đường tròn tâm O. Hai điểm này chia hai đường tròn thành hai phần, mỗi phần là 1 cung tròn.

- Đoạn thẳng nối hai mút của cung gọi là dây cung.

- Dây đi qua tâm gọi là đường kính.

Chúc bạn học tốt nhoa...!

Bình luận (1)
TH
27 tháng 4 2017 lúc 6:45

đùa à , dễ vậy ,mà còn ................hum

Bình luận (0)
KD
17 tháng 4 2018 lúc 10:15

Trong sgk có hết rồi mà

hum

Bình luận (0)
NL
28 tháng 4 2018 lúc 21:15

(1) Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a.

(2) Góc là hình gồm hai tia chung gốc.

(3) Thước đo góc là một nửa hình tròn được chia thành 180 phần bằng nhau và được ghi từ 0 (độ) đến 180 (độ). Ta gọi tâm của nửa hình tròn này là tâm của thước.

(4) Muốn đo góc xOy, ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh O của góc, một cạnh của góc đi qua vạch 0 của thước. Giả sử cạnh kia của góc (tia Ox) đi qua vạch 105 độ (góc xOy bằng 105 độ).

(5) Người ta so sánh hai góc bằng cách so sánh các số đo của chúng.

Hai góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau.

(6) Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.

Góc nhọn là góc nhỏ hơn góc vuông.

Góc vuông là góc có số đo bằng 90o.

Góc tù là góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc nhọn.

(7) Tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N, ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.

Khi hai tia Ox,Oy không đối nhau, điểm M là điểm nằm bên trong góc xOy nếu tia Om nằm giữa Ox,Oy. (Khi đó ta còn nói: Tia Om nằm trong góc xOy)

(8) Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì góc xOy + góc yOz = góc xOz.

Ngược lại, nếu góc xOy + góc yOz = góc xOz thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.

(9) Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 90o, chẳng hạn góc 50o và góc 40o là hai góc phụ nhau.

Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180o, chẳng hạn góc 110o và 70o là hai góc bù nhau.

(10) Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung.

Hai góc kề bù là hai góc có tổng số đo bằng 180o

(11) Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.

(12) Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O; R).

Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.

(13) Cung là hai điểm nằm trên đường tròn tâm O. Hai điểm này chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần gọi là một cung.

Đoạn thẳng nối hai mút của cung là dây cung.

Dây đi qua tâm là đường kính.

(14) Muốn so sánh độ dài hai đoạn thẳng bằng compa ta dùng compa với độ mở sao cho hai mũi nhọn compa trùng với hai đầu của đoạn thẳng thứ nhất. Với cùng độ mở đó ta có thể so sánh với độ dài đoạn thẳng thứ hai.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TH
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
CG
Xem chi tiết
AJ
Xem chi tiết