Ôn tập lịch sử lớp 8

LN

1. Tại sao TD Pháp xâm lược nước ta? Bước đầu, TD Pháp thất bại như thế nào?

2. Trong 3 cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, cuộc khởi nghĩa nào là điển hình nhất? Vì sao?

3. Trình bày cuộc phản công của phe chủ chiến ở Huế?

4. Trình bày hiệp ước Nhậm Tuất, Hắc- măng

5. Từ các cuộc khởi nghĩa Yên Thế, e hãy giải thích vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế tồn tại được 30 năm? Tại sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại

NT
23 tháng 2 2019 lúc 13:50

1)

Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta đó là:

Nguyên nhân sâu xa: Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh dẫn đến nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu…của các nước. Trong khi phương Đông là nơi có thị trường rộng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến già cỗi. Nguyên nhân trực tiếp : Sau nhiều lần khiêu khích, Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Giatô, đem quân xâm lược nước ta.

Những thất bại ban đầu của thực dân Pháp là:

Ý định của Pháp là đưa quân vào đánh Đà Nẵng, chiếm xong Đà Năng sẽ đưa quân kéo thẳng ra Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng. Tuy nhiên, khi xâm lược nước ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương , quân ta chống trả quyết liệt làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Sau 5 tháng chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
Bình luận (0)
NT
23 tháng 2 2019 lúc 13:51

2)

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình nhất vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

Bình luận (0)
NT
23 tháng 2 2019 lúc 13:52

3)

* Nguyên nhân:

- Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.

+ Phái chủ chiến luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện: Tôn Thất Thuyết ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới,… đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi).

+ Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ,, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.

* Diễn biến:

- Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.



Bình luận (0)
H24
23 tháng 2 2019 lúc 18:59

3, Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết (Thượng thư bộ Binh, thành Niên Hội đồng phụ chính) nắm quận đội trong tay, lại có chỗ dựa là phong trào chống Pháp xâm lược của nhân dân ta cùng với các quan lại trong phái chủ chiến ở các địa phương vẫn tiếp tục diễn ra sau Hiệp ước 1884. Đây là nguồn cổ vũ động viên phái chủ chiến quyết tâm chống lại thực dân Pháp.

4, Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) :
- Thừa nhận quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
- Mở ba cửa biển : Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.
- Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo.
- Bồi thường chiến phí cho Pháp tương đương 280 vạn lạng bạc.
- Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nếu dân chúng thôi chống Pháp.
- Lí do triều đình Huế kí hiệp ước :
+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.

+ Rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân ở phía bắc.

*nội dung cơ bản của hiệp ước Hác-măng

Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.

Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, theo nhiều học giả, có thể do các nguyên nhân:

*Nguyên nhân thất bại Tư tưởng lãnh đạo của Đề Thám (chủ hòa) không hợp với nhiều nghĩa quân (chủ chiến). Nhiều nghĩa quân đã bị trói buộc vào tình trạng tá điền không công cũng gây nên sự rạn nứt trong nội bộ của nghĩa quân. Nghĩa quân Yên Thế chưa lấy được lòng dân do đôi khi nghĩa quân vẫn cướp bóc, sách nhiễu dân chúng. Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa chỉ là để giữ một vùng đất nhỏ độc lập với chính quyền của Pháp, chỉ phù hợp với nông dân lưu tán cư trú ở Yên Thế, mà không cuốn hút được các thành phần xã hội khác ở Việt Nam lúc đó. Thiếu cộng tác với các phong trào chống Pháp khác tại Việt Nam lúc đó. * Giải thích vì sao khởi nghĩa Yên Thế lại kéo dài 30 năm:
- Không liên kết phong trào cả nước
- Lãnh đạo bảo thủ, phong kiến
- Lực lượng ít
- Địa bàn hoạt động hẹp
=> Thất bại
Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
SM
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết