Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX

LT

1. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có vai trò to lớn?

2. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Em có suy nghĩ gì về trận đánh này?

3. Vì sao nói phong trào Tây Sơn có ý nghĩa lớn trong lịch sử dân tộc.

4. Trình bày diễn biến, kết quả của trận Tốt Động - Chúc Động (1426). Em có suy nghĩ gì về trận đánh này?

5. Em có suy nghĩ gì về nhân vật lịch sử Quang Trung? Theo em giới trẻ ngày nay cần làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta?

NN
5 tháng 1 2018 lúc 15:11

2. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Em có suy nghĩ gì về trận đánh này?

*Nguyên nhân:NguyễnÁnh sang cầu cứu vua Xiêm. Quân Xiêm lợi dụng cơ hội này đển thực hiện âm mưuchiếm đất Gia Định.

*Diễn biến:

-Năm 1784, quân Xiêm chiếm được miền Tây Gia Định.

- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ đã quyết định chọn Rạch Rầm-XoàiMút làm trận địa.

-Thủy quân được giấu trong các nhánh sông Rạch Gầm-Xoài Mútvà sau các ngách cù lao

-Bộ binh: mai phục bên bờ và trên cù lao Thới Sơn giữa sông

-Ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ đã dùng mưu nhử định vào trận địamại phục , từ Mĩ Tho và các nhánh Cù Lao các nhánh sông đổ ra đánh phía trước mặtvà vào bên sườn địch trong khi phục binh bắn tên xả vào đoàn thuyền chiến.

*Kết quả: QuânXiêm bị đánh tan

*Ý nghĩa:- Là mộttrong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm củanhân dân ta

- Đập tan âm mưa xâm lược của phong kiến Xiêm

-Khẳng định sức mạnh to lớn của nghĩa quân và thiên tài quânquân sự của Nguyễn Huệ

Bình luận (0)
NN
5 tháng 1 2018 lúc 15:12

3. Vì sao nói phong trào Tây Sơn có ý nghĩa lớn trong lịch sử dân tộc
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Bình luận (0)
NN
5 tháng 1 2018 lúc 15:13

4. Trình bày diễn biến, kết quả của trận Tốt Động - Chúc Động (1426). Em có suy nghĩ gì về trận đánh này?

Tháng 10 - 1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan, nâng số lượng quân Minh ở đây lên tới 10 vạn.
Để giành lại thế chủ động, Vương Thông quyết định mở cuộc phản công lớn, đánh vào chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
Sáng 7 - 11 - 1426, Vương Thông cho xuất quân tiến về hướng Cao Bộ.
Nắm được ý đồ và hướng tiến quân của Vương Thông, nghĩa quân đã đặt phục binh ở Tốt Động và Chúc Động. Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân nhất tề xông thẳng vào quân giặc, đánh tan tác đội hình của chúng, dồn quân giặc xuống cánh đồng lầy lội để tiêu diệt. Kết quả, trên 5 vạn quân giặc tử thương, bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan ; Thượng thư bộ binh Trần Hiệp cùng các tướng giặc Lý Lượng, Lý Đằng bị giết tại trận.
Sau chiến thắng Tốt Động - Chúc Động, nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng,- vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu, huyện.



Bình luận (0)
NN
5 tháng 1 2018 lúc 15:14

5. Em có suy nghĩ gì về nhân vật lịch sử Quang Trung? Theo em giới trẻ ngày nay cần làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta?

- Nguyễn Huệ là con người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
+ Nghe tin quân Thanh tiến vào Thăng Long, ông không hề nao núng. Lòng căm thù giặc sôi sục, ông định thân chinh cầm quân đi ngay, nhưng lòng yêu nước đã đưa ông đến quyết định đúng đắn. Ông đã biết lắng nghe lời mưu sĩ, chỉ trong một tháng, ông đã làm được nhiều việc lớn: lên ngôi Hoàng đế, ra lệnh ân xá làm yên lòng dân, đoàn kết mọi người góp thêm sức mạnh ra trận, tuyển quân lính, mở cuộc duyệt binh, ra lời phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch đánh giặc ...
+ Lời phủ dụ giống như một bài hịch ngắn, hào hùng, khích lệ tinh thần quân sĩ, khơi dậy niềm tự hào, ý chí quyết tâm xả thân vì Tổ quốc. Trong lời phủ dụ, ông đã khẳng định mỗi nước có chủ quyền riêng nhưng từ xưa đến nay, phong kiến phương Bắckhông nguôi dã tâm xâm lược nước ta. Ông muốn mọi người phát huy truyền thống đấu tranh của dân tộc ta, đập tan dã tâm xâm lược. Những lời lẽ ấy cho thấy trí tuệ sáng suốt, nhạy bén của người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ.
+ Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén thể hiện trong việc xét đoán và dùng người. Việc lui quân về Ninh Bình theo ý của Ngô Thì Nhậm là đúng.Khi đến Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, nhà vua vẫn nói những lời để giữ kỉ cương, quân pháp: "Các ngươi đem thân thờ ta, ... thì quả đúng là như vậy." Đồng thời vần khẳng định chủ trương lui quân là hoàn toàn đúng đắn.
- Nguyễn Huệ là người anh hùng có ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng. Mới khởi binh đã định ngày chiến thắng, ngày mồng 7 hẹn quân ăn Tết ở Thăng Long. Nguyễn Huệ còn tính sắn kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng.
- Chân dung người anh hùng dân tộc được phác hoạ với tài dụng binh như thần. Nguyễn Huệ cho mở tiệc khao quân, chia quân thành 5 đạo. Ngày 25 tháng chạp xuất quân ở Phú Xuân (Huế), ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt 350 km đường núi đèo chỉ trong 4 ngày. Ở đây, ông tuyển thêm quân lính, tổ chức đội ngũ, duyệt binh lớn. Ngày 30 tiếp tục lên đường ra Thăng Long, tất cả đều đi bộ. Ngày mùng 5 tết đến Thăng Long, vượt kế hoạch 2 ngày, hành quân liên tục nhưng cờ nào đội nấy vẫn chỉnh tề. Phải nói rằng tài cầm quân của Nguyễn Huệ thật tuyệt vời.
- Đặc biệt, hình ảnh được tô đậm nhất là hình ảnh người chỉ huy tài tình, oai phong lầm liệt của Quang Trung Nguyễn Huệ trong chiến trận. Đến gần Thăng Long cho bắt sống bọn do thám, không để cho quân Thanh biết tin. Đêm mùng 3, cho bao vây làng Hà Hồi, rồi bắc loa truyền gọi, quân lính dạ ran, tước khí giới của đồn. Ngày mùng 5 tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Trong không khí khói toả mù trời, hình ảnh vua Quang Trung vần hiện lên oai phong lầm liệt. Quân thanh đại bại, tướng giặc là Sầm Nghi Đống tự tử ...
- Hình tượng người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ được khắc hoạ chân thực, sinh động qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, qua một giọng văn đầy phân chấn xen lẫn tự hào. Đó là một người anh hùng với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần, là người tổ chức, linh hồn của chiến công vĩ đại. Từ vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng áo vải, người đọc càng khâm phục hơn tài năng nghệ thuật cũng như trân trọng ngòi bút tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc của Ngô gia văn phái.
Con người mới trong thời kì cách mạng hiện nay là con người sống có lí tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức , có sức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính”, có hoài bão lớn, tự cường dân tộc, năng động, sáng tạo. làm chủ được khoa học và công nghệ mới... Vì vậy, cần phải:
- Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đi lên CNXH ở nước ta, kiên định lí tưởng “độc lập dân tộc và CNXH”. Xây dựng ý chí tự lực, tự cường, không chịu đói nghèo lạc hậu.
- Thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ học vấn, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ được khoa học và công nghệ mới.
- Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an ninh xã hội, quốc gia.
- Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , văn minh.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại.
- Phát huy tinh thần sẵn sàng, thực hiện lời Bác Hồ dạy:
Đâu Đảng cần thanh niên có
Việc gì khó có thanh niên.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HP
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
QT
Xem chi tiết
MP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết