Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

BN

1. Tả lại ngôi nhà của em vào dịp tết nguyên đán

2. Chỉ ra nét độc đáo trong kết thúc truyện bức tranh của em gái tôi

NT
5 tháng 2 2017 lúc 9:48

1. Bài làm

Mỗi khi tết đến, xuân về.Trong tiết trời se lạnh. Nhà nhà dường như được hâm nóng bởi không khí tấp nập chuẩn bị tết. Ngôi nhà thân yêu của em cũng có không khí đó. Khoảng ngày hai mươi lăm âm lịch bố, mẹ cùng các con bắt đầu dọn dẹp và trang trí nhà cửa . Tất cả đều được lau chùi sạch sẽ, xếp đặt gọn gàng.
Ngôi nhà dường như được vứt bỏ tấm áo cũ mà thay vào đó vẻ đẹp riêng biệt của ngày tết.
Trong phòng khách, trên bàn có một lọ hoa cẩm chướng xinh xắn, nhiều màu sắc được cắm một cách cầu kì, cạnh đó là một bộ ấm chén để uống trà và khay mứt tết hình tròn có tám ngăn chứa đủ các loại mứt: đậu phộng, dừa, cà rốt, gừng, bí…vừa ngọt,vừa thơm.Ở góc phòng bố đã mang về một chậu đào hồng tươi đằm thắm với những lộc non biếc và nhiều nụ chúm chím. Trên cành đào, em trang trí các tấm thiếp hồng chúc mừng năm mới và một dây đèn nháy làm cho căn phòng trở nên sinh động.
Trên bàn thờ, Mẹ bày mâm ngũ quả với hai lọ cúc vàng rực rỡ. Hai bên bàn thờ là hai câu đối đỏ. Mùi hương trầm thơm thoang thoảng, dễ chịu, ấm áp quá!
Chiếc bàn ăn được trải một chiếc khăn có màu xanh biếc. Trong bữa cơm tất niên,vào chiều ba mươi tết, mẹ chuẩn bị các món ăn truyền thống ngày tết như bánh chưng, giò chả, dưa hành, thịt lợn nấu đông…Mọi người trong nhà sum vầy thưởng thức các món ăn ngon, vừa chuyện trò vui vẻ về những gì đã qua và bàn về dự định lớn của năm tới.
Ngoài vườn, cây xoài đang đâm chồi, nảy lộc. Những chú chim chìa vôi, chuyển cành, hót líu lo. Những ngọn rau cải và lộc mùi xanh mơn mởn đu đưa theo gió nhẹ, vươn mình đón những giọt mưa xuân. Bướm trắng và vàng bay là là trên vườn rau như đang du xuân.Loa phóng thanh của xã vang lên những khúc ca mùa xuân tha thiết. Ngoài đường, người, xe cộ đi lại tấp nập. Tiếng chào hỏi chúc mừng râm ran. Bác cổng của nhà em cũng được bố mặc cho một áo xanh mới và gắn vào đó lá cờ quốc kì bay phấp phới. Bác vui lăm, luôn mở rộng để đón chào hàng xóm, anh em láng giềng đến chúc tết cùng thưởng thức ly trà, chén rượu ngon ngày tết. Lũ trẻ chúng em xúng xính trong bộ áo mới với những bao lì xì màu đỏ hấp dẫn.
Không gian của ngôi nhà vào ngày tết với màu sắc hài hòa tươi vui, tràn ngập tiếng cười là một không gian mới đẫm vị sum vầy. Khởi đầu một năm mới nhiều may mắn. Em rất yêu ngôi nhà của em.

Bình luận (0)
LT
5 tháng 2 2017 lúc 10:37

2 Chỉ ra nét độc đáo trong kết thúc truyện bức tranh của em gái tôi

nét độc đáo là người anh nhận ra sai lầm của mình đối với người em và rất hãnh diện khi được em gái mình được người em gái của mình vẽ bức tranh về mình đạt giải nhất hihiÔn tập ngữ văn lớp 6

Bình luận (0)
ND
6 tháng 2 2017 lúc 0:02

Câu 2:

Truyện Bức tranh của em gái tôi không dài (chỉ hơn hai trang sách), nhưng cũng đủ để cho ta thấy tài năng của tác giả qua cách kể chuyện và xây dựng hệ thống nhân vật.Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kì đổi mới, đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của bạn đọc bởi nghệ thuật đặc sắc và phong cách riêng biệt, độc đáo của mình. Trong đó có tác phẩm Bức tranh cửa em gái tôi. Truyện đã đạt được giải nhì (giải cao nhất) trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi do báo Thiếu niên Tiền phong phát động.

Trước hết phải kể đến phương thức kể chuyện. Tạ Duy Anh đã lựa chọn ngôi kể chuyện là ngôi thứ nhất. Truyện được kể bằng lời kể của nhân vật nguời anh. Lựa chọn như vậy giúp cho việc miêu tả tâm trạng của nhân vật sinh động hơn, có nghĩa là lời kể tự nhiên hơn và bộc lộ tâm trạng kín đáo, sâu sắc hơn. Theo cách kể này thì diễn biến tâm trạng, sự biến đổi về cách nhìn của người anh đối với cô em gái, và cả vẻ đẹp của người em gái sẽ được thể hiện một cách tự nhiên. Qua người anh, ta thấy được sự thức tỉnh của cậu ta, lại vừa thấy rõ vẻ đẹp của cô em gái. Nhờ vậy mà chủ đề tác phẩm càng được bộc lộ sâu sắc. Bài học về sự tự đánh giá, tự nhận thức càng thấm thìa hơn với người anh.

Người đọc đánh giá rất cao nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh và cô em gái. Nhờ vậy, truyện đã dẫn dắt ta từ tình huống bất ngờ này đến những bất ngờ khác, liên tiếp từ đầu cho đến khi kết thúc.

Diễn biến tâm trạng của người anh được xây dựng bằng chính lời kể của nhân vật. Tâm trạng đó được thay đối qua diễn biến của câu chuyện: thoạt đầu, khi thấy em gái vẽ và mày mò tự chế thuốc vẽ; khi tài năng hội hoạ của cô em gái được phát hiện; và ở cuối truyện, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình.

Thoạt đầu là thái độ coi thường việc làm của Kiều Phương. Khi thấy em gái vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến “Mèo con” đã vẽ những gì. Cách nhìn ấy được thể hiện qua giọng kể của người anh: tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. “Mèo” luôn bị nhắc nhở vì hay lục lọi các đồ vật trong nhà: Này, em không để chúng nó yên được à? Khi phát hiện được cô em nhào bột vẽ, người anh buông một câu: Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Quả thật, thái độ của những người làm anh trong một gia đình thường coi em gái mình là như vậy!

Khi tài năng hội hoạ của người em được phát hiện thì tâm trạng của người anh cũng bị biến đổi. Do tình cờ mà chú Tiến Lê phát hiện ra năng khiếu hội họa của người em. Sáu bức tranh của người em làm cho bố, mẹ và mọi người đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng. Duy có người anh lại cảm thấy buồn, buồn vì cảm thấy mình bất tài và cho rằng vì lí do đó mà mình bị đẩy ra ngoài, bị cả nhà lãng quên. Sống với tâm trạng như vậy, người anh không thể thân với em gái như trước nữa, rồi đối xử với em gái không công bằng chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. Tâm lí măc cảm, tự ti đã khiến người anh những lúc ngồi bên bàn học chỉ muốn gục xuống khóc. Thậm chí vẻ mặt ngộ nghĩnh của em gái trước kia bây giờ làm cho người anh vô cùng khó chịu, cảm thấy như mình đang bị “chọc tức”. Đây là một kiểu tâm lí dễ gặp ở mọi người, nhất là ở tuổi thiếu niên, đó là lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật. Phải là người am hiểu tâm lí trẻ em lắm, tác giả mới đưa ra một tình huống thay đổi tâm lí của người anh hấp dẫn và tạo được kịch tính cho truyện hay đến như vậy!

Một tình huống quan trọng hơn nữa đã tạo nên điểm nút của diễn biến tâm trạng nhân vật người anh là ở cuối truyện. Đó là một loạt các bất ngờ liên tiếp đến với người anh, khi cậu ta đứng trước bức tranh được tặng giải nhất của người em. Điều bất ngờ trước tiên là bức tranh lại vẽ chính cậu. Hơn thế nữa, điều cậu không thể ngờ được còn là hình ảnh mình qua cái nhìn của người em gái: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mất, tư thế ngồi của chú không chỉ suy tư mà còn rất mơ mộng nữa! Trong phút chốc, tâm trạng của cậu đã đi từ ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ. Ngạc nhiên vì bức tranh lại chính là cậu, bức tranh ấy hoàn toàn bất ngờ với cậu. Còn hãnh diện thì cũng dễ hiểu vì cậu thấy mình hiện ra với những đường nét đẹp trong bức tranh của cô em gái. Nếu Tạ Duy Anh để tâm trạng của người anh kết thúc tại đây thì truyện chẳng có gì phải bàn nữa. Nhưng điều quan trọng hơn mà tác giả đã khơi dậy được là người anh đã không dừng lại ở sự hãnh diện thoả mãn, mà đó là tâm trạng xấu hổ. Trạng thái xấu hổ của cậu đã “cởi nút” cho kịch tính của truyện. Và đấy cũng chính là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Một câu bỏ lửng có dụng ý nghệ thuật của tác giả. Vạy mà dưới mắt tôi thì... để người đọc tự hình dung ra trạng thái dằn vặt, sự thức tỉnh của nhân vật. Nhưng cũng phảng phất đâu đó lời nhắc rất “khẽ”: mỗi người hãy tự nhìn lại chính mình.

Nhân vật Kiều Phương - cô em gái - được tác giả xây dựng rất nhẹ nhàng qua các phương diện: ngoại hình (nét mặt), cử chỉ và hành động (tò mò, hiếu động, mê vẽ tranh), qua thái độ và quan hệ với người anh chứ không phải trải qua sự căng thẳng về tâm trạng như người anh. Cái đặc sắc ở đây là tác giả đã để cho vẻ đẹp của cô em gái được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể của người anh, ngày càng đẹp cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc: một cô gái có tài năng và được đánh giá cao nhưng Kiều Phương vẫn không hề mất đi sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ và nhất là vẫn dành cho anh trai những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh “Anh trai tôi”. Soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng, nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên những hạn chế của lòng tự ái và tự ti.

Bức tranh của em gái tôi là một câu chuyện rất đời thường, tưởng chừng như không có chất văn. Nhưng bằng tài năng sáng tạo nghệ thuật, Tạ Duy Anh đã thành công trong việc khắc hoạ tính cách các nhân vật trong truyện bằng chính lời kể rất thật và xúc động của người anh. Không cần phải “lên gân” mà tác phẩm đã gợi ra những điều sâu sắc về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa người này với người khác trong cuộc sống hàng ngày. Tác phẩm đã để lại nhiều dư vị cho người đọc.


Bình luận (0)
TP
6 tháng 2 2017 lúc 12:31

1)Mỗi khi tết đến, xuân về.Trong tiết trời se lạnh. Nhà nhà dường như được hâm nóng bởi không khí tấp nập chuẩn bị tết. Ngôi nhà thân yêu của em cũng có không khí đó. Khoảng ngày hai mươi lăm âm lịch bố, mẹ cùng các con bắt đầu dọn dẹp và trang trí nhà cửa . Tất cả đều được lau chùi sạch sẽ, xếp đặt gọn gàng.
Ngôi nhà dường như được vứt bỏ tấm áo cũ mà thay vào đó vẻ đẹp riêng biệt của ngày tết.
Trong phòng khách, trên bàn có một lọ hoa cẩm chướng xinh xắn, nhiều màu sắc được cắm một cách cầu kì, cạnh đó là một bộ ấm chén để uống trà và khay mứt tết hình tròn có tám ngăn chứa đủ các loai mứt: đậu phộng, dừa, cà rốt, gừng, bí…vừa ngọt,vừa thơm.Ở góc phòng bố đã mang về một chậu đào hồng tươi đằm thắm với những lộc non biếc và nhiều nụ chúm chím. Trên cành đào, em trang trí các tấm thiếp hồng chúc mừng năm mới và một dây đèn nháy làm cho căn phòng trở nên sinh động.
Trên bàn thờ, Mẹ bày mâm ngũ quả với hai lọ cúc vàng rực rỡ. Hai bên bàn thờ là hai câu đối đỏ. Mùi hương trầm thơm thoang thoảng, dễ chịu, ấm áp quá!
Chiếc bàn ăn được trải một chiếc khăn có màu xanh biếc. Trong bữa cơm tất niên,vào chiều ba mươi tết, mẹ chuẩn bị các món ăn truyền thống ngày tết như bánh chưng, dò chả, dưa hành, thịt lợn nấu đông…Mọi người trong nhà sum vầy thưởng thức các món ăn ngon, vừa chuyện trò vui vẻ về những gì đã qua và bàn về dự định lớn của năm tới.
Ngoài vườn, cây xòai đang đâm chồi, nảy lộc. Những chú chim chìa vôi, chuyển cành, hót líu lo. Những ngọn rau cải và lộc mùi xanh mơn mởn đu đưa theo gió nhẹ, vươn mình đón những giọt mưa xuân. Bướm trắng và vàng bay là là trên vườn rau như đang du xuân.Loa phóng thanh của xã vang lên những khúc ca mùa xuân tha thiêt. Ngoài đường, người, xe cộ đi lại tấp nập. Tiếng chào hỏi chúc mừng râm ran. Bác cổng của nhà em cũng được bố mặc cho một áo xanh mới và gắn vào đó lá quốc kì bay phấp phới. Bác vui lăm, luôn mở rộng để đón chào hàng xóm, anh em láng giềng đến chúc tết cùng thưởng thức ly trà, chén rượu ngon ngày tết. Lũ trẻ chúng em xúng xính trong bộ áo mới với những bao lì xì màu đỏ hấp dẫn.
Không gian của ngôi nhà vào ngày tết với màu sắc hài hoà tươi vui, tràn ngập tiếng cười là một không gian mới đẫm vị sum vầy. Khởi báo một năm mới đến nhiều may mắn. Em rất yêu ngôi nhà của em.

Bình luận (0)
LT
9 tháng 2 2017 lúc 7:23

bài cũng hay nhỉ nguyễn thị thảo hihivậy bài của mình có hay không nhớ chọn đúng cho mình nhé

Bình luận (0)
LT
9 tháng 2 2017 lúc 7:24

yeuhahahihioe

Bình luận (0)
LT
12 tháng 2 2017 lúc 18:57

mình còn nhiều bài hay hơn nữa cơ ủng hộ cho mình nhéthanghoayeuÔn tập ngữ văn lớp 6

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DT
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
PB
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết