Chương III- Cân bằng và chuyển động của vật rắn

DN

1. Quả bóng khối lượng m = 50g chuyển động với tốc độ v = 10m/s đến đập vào tường rồi bật trở ra với cùng tốc độ v, hướng vận tốc của bóng trước và sau va chạm tuân theo định luật phản xạ ánh sáng. Tính độ lớn động lượng của bóng trước và sau va chạm và độ biến thiên động lượng của bóng nếu bóng đập vào tường dưới góc tới bằng 0 độ.

2. Một trái bóng tennis có khối lượng 60,0 g bay đến đập vào vợt với vận tốc 30,0 m/s. Sau va chạm với vợt, trái bóng bay ngược theo phương cũ với vận tốc có độ lớn cũng bằng 30,0 m/s. Cho biết thời gian va chạm giữa vợt và bóng là 4.10–2 s. Tính lực trung bình của vợt tác dụng vào bóng.


3.Một xe chở cát có khối lượng m1=390kg chuyển động theo phương ngang với vận tốc v1=8m/s. Hòn đá có khối lượng m2=10kg bay đến cắm vào bao cát. Tìm vận tốc của xe sau khi hòn đá rơi vào trong 3 trường hợp sau:
a. Hòn đá bay ngang, ngược chiều với xe với vận tốc v2=12m/s.
b. Hòn đá rơi thẳng đứng.

Giúp mình với mình đang cần gấp

NV
10 tháng 2 2020 lúc 23:22

2) m=6.10-3kg

Gọi \(\overrightarrow{p_1}=m_1\overrightarrow{v_1}\) là động lượng của bóng trước khi va chạm vợt

Chọn trục Ox có chiều dương hướng từ vợt ra ngoài, ta có : v1 =-30m/s

Gọi \(\overrightarrow{p_2}=m_2\overrightarrow{v_2}\) là động lượng của bóng sau khi va chạm với vợt

ta có : v2 = 30m/s

_độ biến thiên động lượng của trái bóng đc tính :

\(\overrightarrow{p}=\overrightarrow{p_2}-\overrightarrow{p_1}\)chiếu lên Ox :

\(\Delta p=p_2-p_1=mv_2-mv_1=m\left(v_2-v_1\right)=60.10^{-3}\cdot\left[30-\left(-30\right)\right]=3,6kg.m/s\)

Vậy độ biến thiên động lượng có phương vuông góc với vợt chiều hướng ra ngoài và có độ lớn bằng 3,6kg.m/s

Lực trung bình của vợt tác dụng lên bóng đc tính :

\(F=\frac{\Delta p}{\Delta t}=\frac{3,6}{4.10^{-2}}=90N\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MP
11 tháng 2 2020 lúc 21:07

bài 1 : ta có động lượng trước và sau của quả bóng là

\(p_1=p_2=mv=0,5\left(\frac{kg.m}{s}\right)\)

độ biến thiên động lượng khi bóng đạp vào tường dưới góc tới bằng không là \(\Delta p=2mv=1\left(\frac{kg.m}{s}\right)\)

bài 3 : làm biến vẽ hình nên bn cố gắn vẽ nha

gọi \(p_{bc}\) là động lượng của bao các ; \(p_đ\) là động lượng của viên đá ; \(p_t\) là động lượng của hệ vật sau khi va chạm

áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có \(\overrightarrow{p_{bc}}+\overrightarrow{p_đ}=\overrightarrow{p_t}\) (*)

a) (*) \(\Leftrightarrow p_{bc}-p_đ=p_t\)\(\Leftrightarrow m_{bc}v_{bc}-m_đv_đ=m_tv_t\)

\(\Leftrightarrow v_t=\frac{m_{bc}v_{bc}-m_đv_đ}{m_h}\) \(\Leftrightarrow v_t=\frac{390.8-10.12}{400}=7,5\left(m/s\right)\)

b) (*) \(\Leftrightarrow p_{bc}^2+p_đ^2=p_t^2\)\(\Leftrightarrow\left(m_{bc}v_{bc}\right)^2-\left(m_đv_đ\right)^2=\left(m_tv_t\right)^2\)

\(\Leftrightarrow v_t^2=\frac{\left(m_{bc}v_{bc}\right)^2+\left(m_đv_đ\right)^2}{m_t^2}\) \(\Leftrightarrow v_t^2=\frac{\left(390.8\right)^2+\left(10.12\right)^2}{400^2}=60,93\)

\(\Rightarrow v_t\simeq7,8\left(m/s\right)\)

vậy ...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
NL
Xem chi tiết
MV
Xem chi tiết
FJ
Xem chi tiết
MV
Xem chi tiết
MV
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết