1.Ý nghĩa nhan đề bài thơ "Một mùa xuân nho nhỏ"
Ông viết bài thơ này trong thời điểm cuối đời, khi đã cảm nhận cái chết đã cận kề, khoảnh khắc đó ông muốn cống hiến sức lực nhỏ nhoi của bản thân cho đất nước và góp phần làm nên mùa xuân cho đất trời.Chỉ đơn giản như vậy ông đã đặt bài thơ với tiêu đề“ Mùa xuân nho nhỏ”.
Nhan đề của bài thơ cũng tạo nên sáng tạo đó là phát hiện mới mẻ của ông. Bài thơ cũng thể hiện quan điểm thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái cộng đồng. Ngoài ra, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ còn nói lên mong ước cháy bỏng của tác giả Thanh Hải đó là ông muốn thật tốt sống cống hiến bằng sức sống tươi trẻ, mong muốn được cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho mùa xuân của đất trời và đất nước ngày càng tươi đẹp.
2.Ý nghĩa nhan đề bài thơ "Viếng lăng Bác"
Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một trong những bài thơ gây xúc động nhất viết về Bác sau ngày Bác đi xa. Bài thơ ra đời trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng Bác được hoàn thành sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, đồng bào miền Nam có thểthực hiện ước nguyện được ra viếng lăng Bác.Bài thơ là tiếng lòng thành kính, xót thương, biết ơn vô hạn của nhà thơ cũng như của đồng bào miền Nam đối với vị lãnh tụ–người cha già kính yêu của dân tộc.-Viếng là đến chia buồn với thân nhân người đã mất.-Thăm là đến gặp gỡ, hỏi han trò truyện với người còn sống. -Nhan đềdùng từviếng theo đúng nghĩa đen khẳng định một sựthật: Bác đã đi xa.-Trong câu thơ đầu dùng từ thăm là ngụ ý nói giảm. Bác như vẫn còn đang sống trong lòng mọi người đặc biệt là trong lòng nhân dân miền Nam.
1. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"
Trong thi ca Việt Nam, đã có nhiều sáng tạo trong việc đặt tiêu đề cho những bài thơ viết về mùa xuân: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Xuân ý, Xuân lòng (Tố Hữu)… Thanh Hải cũng góp phần mình bằng một nhan đề rất gợi: “Mùa xuân nho nhò”. Trong cụm từ ấy, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. “Mùa xuân” được nhắc đến trong nhan đề này không chì là thời gian khởi đầu cho một năm; “Mùa xuân nho nhỏ” không chỉ là thời điểm mùa xuân năm 1980 với những hình ảnh đẹp đẽ, trẻ trung đầy sức sống nhà thơ cảm nhận được khi nhìn ra dòng Hương giang của xứ Huế mộng và thơ. “Mùa xuân nho nhỏ” còn là những đóng góp, những hiến dâng nhỏ bé, mộc mạc của Thanh Hải vào mùa sự nghiệp chung của đất nước. Từ láy "nho nhỏ" trong cụm từ "Mùa xuân nho nhỏ" gợi hình ảnh của những chổi non lộc biếc xinh xắn đầy thivị. Và như thế, sự hiến dâng cuộc đời của nhà thơ cho cuộc đời chung trở nên thiêng liêng và ý nghĩa biết chừng nào.
2. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ "Viếng lăng Bác"
Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một trong những bài thơ gây xúc động nhất viết vềBác sau ngày Bác đi xa. Bài thơ ra đời trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng Hác được hoàn thành sau ngàymiền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, đồng bào miền Nam có thểthực hiện ước nguyện được ra viếng lăng Bác.Bài thơ là tiếng lòng thành kính, xót thương, biết ơn vô hạn của nhà thơ cũng như của đồng bào miền Nam đối với vịlãnh tụ–người cha già kính yêu của dân tộc.-Viếng là đến chia buồn với thân nhân người đã mất.-Thăm là đến gặp gỡ, hỏi han trò truyện với người còn sống. -Nhan đềdùng từviếng theo đúng nghĩa đen khẳng định một sựthật: Bác đã đi xa.-Trong câu thơ đầu dùng từthăm là ngụý nói giảm. Bác như vẫn còn đang sống trong lòng mọi người đặc biệt là trong lòng nhân dân miền Nam.
1.
* Ý nghĩa nhan đề bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" ( Thanh Hải ).
- "Mùa xuân nho nhỏ" là một nhan đề hay, một ẩn dụ đầy sáng tạo, giàu ý nghĩa đã góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm - ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải dành cho cuộc đời.
- “Mùa xuân” mang ý nghĩa tả thực – đó là mùa khởi đầu của một năm, là mùa của lộc non lá biếc, của vạn vật sinh sôi nảy nở.
- “Mùa xuân” còn mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân hay chính là sức trẻ trong tâm hồn và trí tuệ, là nhiệt huyết và năng lực cống hiến của mỗi người vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, của đất nước.
- Từ láy “nho nhỏ” làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, rất khiêm nhường.
=> Đặt tên cho tác phẩm như thế, Thanh Hải đã thể hiện ước nguyện, khát vọng khiêm nhường mà rất đỗi chân thành, tha thiết, cao đẹp. Ông ước muốn làm “mùa xuân nho nhỏ”, nghĩa là đem tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất – dù bé nhỏ - của mình để hòa vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước.
=> Nhan đề bài thơ cũng thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng
Cre:gg
2.
Ý nghĩa
Bài thơ là tiếng lòng thành kính, xót thương, biết ơn vô hạn của nhà thơ cũng như của đồng bào miền Nam đối với vị lãnh tụ – người cha già kính yêu của dân tộc.
- Viếng là đến chia buồn với thân nhân người đã mất.
- Thăm là đến gặp gỡ, hỏi han trò truyện với người còn sống.
- Nhan đề dùng từ viếng theo đúng nghĩa đen khẳng định một sự thật: Bác đã đi xa.
- Trong câu thơ đầu dùng từ thăm là ngụ ý nói giảm. Bác như vẫn còn đang sống trong lòng mọi người đặc biệt là trong lòng nhân dân miền Nam
cre:gg