1. Nêu ý nghĩa của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế và chế tạo sản phẩm.
2. Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?
3. Nêu các nguyên tắc chọn hình chiếu chính và các hình biểu diễn khác của bản vẽ chi tiết.
4. Thế nào là chuẩn kích thước? Các yếu tố hình học nào được chọn làm chuẩn kích thước? Lây ví dụ.
5. Thế nào là bản vẽ phác chi tiết? Bản vẽ phác chi tiết và bản vẽ chi tiết khác nhau và giống nhau ở những điểm nào?
6. Nêu các bước lập bản vẽ phác chi tiết?
7. Đọc bản vẽ chi tiết gồm các yêu cầu gì và trình tự đọc như thế nào?
8. Phân biệt các kí hiệu nhám bề mặt. Cách ghi chúng như thế nào?
9. Trường hợp nào kí hiệu nhám bề mặt được ghi chung ở góc phải bản vẽ?
10. Cách ghi các lớp phủ bề mặt như thế nào?
7. Đọc bản vẽ chi tiết gồm các yêu cầu gì và trình tự đọc như thế nào?
Trình tự đọc
+Khung tên
+Hình biểu diễn
+ Kích thước
+ YÊU CẦU KĨ THUẬT
+Tổng hợp
3. Nêu các nguyên tắc chọn hình chiếu chính và các hình biểu diễn khác của bản vẽ chi tiết.
Hình chiếu chính có phương chiếu từ trước.Hình chiếu chính không nhất thiết phải là hình chiếu thẳng góc, mà trên đó người ta kết hợp với loại hình biểu diễn theo quy ước khác như hình cắt riêng phần, hình cắt kết hợp hình chiếu, hình cắt toàn phần.
5. Thế nào là bản vẽ phác chi tiết?
Vẽ phác chi tiết là bước đầu trong quy trình công nghệ vẽ, nó được thực hiện sau khi có chi tiết (thiết kế theo mẫu, hoặc hoàn thành các bước thiết kế lý thuyết chọn được các kích thước danh nghĩa cho chi tiết).
Nêu các bước lập bản vẽ phác chi tiết?
Bước 1:nghiên cứu chi tiết.
- Từ chi tiết mẫu, quan sát lựa chọn phương chiếu cần thiết, xác định sơ bộ các kích thước cơ bản của chi tiết (kích thước choán chỗ A, B, C). Xác định vật liệu chế tạo. Tìm hiểu các bề mặt ngoài, trong của chi tiết, phân tích và tìm các nguyên công cần thiết để chế tạo chi tiết theo yêu cầu kỹ thuật cần có.
Bước 2: Chọn phương chiếu chính và các hình biểu diễn cần thiết khác (theo TCVN)
Phương chiếu chính là phương chiếu từ đó hình biểu diễn thu được ít biến dạng, cho nhiều hình dáng cơ bản của chi tiết . Từ phương chiếu chính đã chọn, ta vẽ được hình chiếu từ trước (hình chiếu đứng) và các hình chiếu cơ bản khác.
Bước 3. Chọn khổ giấy TCVN.
Khổ giấy chọn sao cho đầy đủ các hình biểu diễn của chi tiết, cố gắng dùng đúng tiêu chuẩn chính (tránh dùng các khổ phụ), chọn tỷ lệ cho hình biểu diễn. Dựng đường bao khổ bản vẽ và khung tên.
Bước 4: Bố trí hình chiếu trên giấy vẽ . Theo kích thước choáng chỗ đã xác định ở bước trên, cùng tỷ lệ, bố trí các hình chiếu cơ bản cân đối và hợp lý trên giấy vẽ, chú ý khoảng cách giữa các hình vẽ choáng chỗ ban đầu đủ để ghi kích thước… sau này.
Bước 5: Biểu diễn các hình chiếu trên giấy vẽ . Biểu diễn các hình chiếu theo ba hình chiếu cơ bản. Chú ý các đường tâm, đường gióng phải thẳng hàng.
Bước 6- Biểu diễn hình cắt và các hình biểu diễn khác (Hình chiếu phụ, cắt riêng phần… ). Ghi kích thước và các yêu cầu kỹ thuật khác.
Bước 7- Ghi trị số kích thước, yêu cầu kỹ thuật và hoàn thành bản vẽ: Ghi tên người vẽ, chức năng khác…
Bổ sung câu 3. Nêu các nguyên tắc chọn hình chiếu chính và các hình biểu diễn khác của bản vẽ chi tiết.
+Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
+Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng
2. Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?
Bản vẽ chi tiết mô tả chi tiết máy và các thông tin cần thiết để xác định chi tiết máy gồm các hình chiếu, hình cắt, các kích thước, các yêu cầu kĩ thuât và khung tên.
Bản vẽ chi tiết là tài liệu kĩ thuật dùng trong việc chế tạo và kiểm tra chi tiết.